Đáp án Ngữ văn 11 chân trời bài 7 Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư - Thúc Sinh

Đáp án bài 7 Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư - Thúc Sinh. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

VĂN BẢN: THÚY KIỀU HẦU RƯỢU HOẠN THƯ - THÚC SINH

Câu 1: Liệt kê các sự kiện được kể trong văn bản.

Đáp án chuẩn:

- Các sự kiện được kể trong văn bản:

+ Thúc Sinh trở về thăm nhà, Hoạn Thư đon đả, vui vẻ ra đón chàng.

+ Hoạn Thư và Thúc Sinh cùng nhau bày tiệc rượu hàn huyên, tâm tình.

+ Hoạn Thư gọi Thúy Kiều được gọi ra hầu rượu vợ chồng mình để hạ nhục Kiều và răn đe Thúc Sinh.

+ Thúc Sinh khi chứng kiến Thúy Kiều hầu rượu đã ngờ ngợ nhận ra đó là nàng, tâm trạng từ đó cũng thay đổi, trở lại tâm trạng buồn bã, gan héo ruột đầy, nỗi lòng càng nghĩ càng cay đắng lòng.

Câu 2: Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích (chú ý lời người kể chuyện và các đoạn độc thoại nội tâm của Thúy Kiều.

Đáp án chuẩn:

Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều khi hầu rượu Thúc Sinh và Hoạn Thư rất phức tạp và sâu sắc:

- Khi vừa bước ra, Thúy Kiều bất ngờ và ngạc nhiên, nhận ra mình đã mắc vào tình huống khó khăn, chỉ biết thốt lên "Thôi thôi đã mắc vào vành chẳng sai".

- Khi hiểu rõ hành động của Hoạn Thư, Kiều cảm thấy chán ghét và căm hận, nhận ra sự nham hiểm của Hoạn Thư: “Bề ngoài thơn thớt nói cười, Mà trong nham hiểm giết người không dao”.

- Kiều cảm thấy rối rắm và bất lực, không dám phản kháng vì sợ Hoạn Thư sẽ gây hại: “Ruột tằm đòi đoạn như tơ rối bời/ Sợ uy dám chẳng vâng lời”.

- Tâm trạng của Kiều trở nên tàn tạ, đau đớn, làm việc trong vô thức, bản đàn Kiều gảy lên cũng “tan nát lòng”, với hình ảnh đối lập rõ rệt: “người ngoài cười nụ người trong khóc thầm”.

- Theo thời gian, tâm trạng của Kiều càng nặng nề, đau đớn, khóc than cho phận mình đầy oan trái.

Câu 3: Kẻ bảng dưới đây vào vở, chỉ ra một số chi tiết có tác dụng làm nổi bật sự khác biệt giữa hành động, vẻ bề ngoài với tâm trạng, cảm xúc bên trong của hai nhân vật Hoạn Thư và Thúc Sinh trước các tình huống khác nhau:

Tình huống

Nhân vật

Hành động/ vẻ bề ngoài

Nội tâm

Thúy Kiều mời rượu

Hoạn Thư

 

 

 

Thúc Sinh

 

 

Thúy Kiều hầu đàn

Hoạn Thư

 

 

 

Thúc Sinh

 

 

Đáp án chuẩn:

Tình huống

Nhân vật

Hành động/ vẻ bề ngoài

Nội tâm

Thúy Kiều mời rượu

Hoạn Thư

- Vui vẻ, đon đả, nói cười

-  Hoạn Thư ra vẻ ân cần, hỏi han, an ủi Thúc Sinh khi chứng kiến chàng đổ lệ

- Mưu mô, dùng nhiều thủ đoạn để hại Kiều, bắt Thúy Kiều ra hầu rượu cho mình và Thúc Sinh

- Chứng kiến Thúc Sinh khóc, Hoạn Thư sinh lòng ghen, mượn cớ thét mắng, sai Thúy Kiều ra gảy đàn cho Thúc Sinh vui.

 

Thúc Sinh

- Bàng hoàng, ngỡ ngàng.

- Buồn bã, muộn phiền, khóc lóc với lý do mới mãn tang mẹ.

Khóc vì xót thương cho Thúy Kiều khi nhận ra Kiều và nghe khúc đàn Kiểu đánh.

Thúy Kiều hầu đàn

Hoạn Thư

Hoạn Thư ra vẻ ân cần, hỏi han, an ủi Thúc Sinh; sai người làm gảy khúc đàn khác cho tâm trạng chàng vui.

- Chứng kiến Thúc Sinh khóc, Hoạn Thư sinh lòng ghen, mượn cớ thét mắng, sai khiến Thúy Kiều.

- Hả hê khi chứng kiến cảnh Thúy Kiều buồn bã, đau thương gảy khúc đoạn trường.

 

Thúc Sinh

Thảm thiết, bồi hồi, gượng nói gượng cười cho qua chuyện

Buồn bã, xót xa, càng nghĩ càng cay đắng nhưng vẫn “gạt thầm giọt thương” để cho qua chuyện, để Hoạn Thư không làm khó Thúy Kiều nữa.

Câu 4: Cảnh ngộ, tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều qua hai dòng thơ độc thoại nội tâm Lỡ làng chút phận thuyền quyên/ Bể sâu sóng cả có tuyền được vay? và cảnh ngộ, tâm trạng của chủ thể trữ tình trong các câu ca dao dưới đây có điểm gì gần gũi với nhau? Theo bạn, vì sao có sự gần gũi như vậy?

- Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?

- Lênh đênh một chiếc thuyền tình

Mười hai bến nước biết gửi mình về đâu?

Đáp án chuẩn:

Thúy Kiều và nhân vật trữ tình đại diện cho số phận của người phụ nữ thời phong kiến, bị vùi dập bởi các hủ tục và xã hội. 

- Họ đều là những thân phận khổ đau, bị dồn đến đường cùng, không thể phản kháng và chỉ biết chấp nhận số phận, sống trong bất hạnh và mơ hồ về tương lai.

- Sự gần gũi giữa họ thể hiện ở sự bế tắc và tìm kiếm lối thoát trong cuộc sống đầy đau khổ và lạc lối.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác