Đáp án Ngữ văn 11 chân trời bài 9 Viết văn bản thuyết minh (về đối tượng) có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận
Đáp án bài 9 Viết văn bản thuyết minh (về đối tượng) có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
VIẾT VĂN BẢN THUYẾT MINH (VỀ ĐỐI TƯỢNG) CÓ LỒNG GHÉP MỘT HAY NHIỀU YẾU TỐ NHƯ MIÊU TẢ, TỰ SỰ, BIỂU CẢM, NGHỊ LUẬN
Câu 1: Nhận xét của bạn về cách mở đầu và kết thúc của văn bản
Đáp án chuẩn:
Mở bài và kết bài của văn bản đều theo cách trực tiếp:
- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm nghệ thuật - đối tượng thuyết minh và các thông tin liên quan
- Kết bài: Khẳng định giá trị của tác phẩm nghệ thuật - đối tượng thuyết minh
Câu 2: Bài thuyết minh đã giải thích, trình bày những nội dung cụ thể nào? Các nội dung ấy đã làm rõ được đặc điểm nào của đối tượng?
Đáp án chuẩn:
- Bài thuyết minh đã giải thích, trình bày về:
+ Nội dung câu chuyện được đề cập trong tác phẩm "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh"
+ Những vẻ đẹp/thành công của tác phẩm "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh"
+ Những tín hiệu từ công chúng và dư luận đối với tác phẩm
- Các nội dung ấy đã làm rõ được giá trị của tác phẩm, sức hấp dẫn của tác phẩm đối với người đọc.
Câu 3: Văn bản đã lồng ghép yếu tố nào trong các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận? Cách người viết lồng ghép các yếu tố trên trong văn bản có gì đáng lưu ý?
Đáp án chuẩn:
Văn bản kết hợp các yếu tố:
- Tự sự: Nội dung câu chuyện.
- Miêu tả: Vẻ đẹp của tác phẩm và sự đón nhận của công chúng.
- Biểu cảm: Cảm xúc về thành công và vẻ đẹp của tác phẩm.
- Nghị luận: Quan điểm về các khía cạnh của tác phẩm.
Các yếu tố này được lồng ghép hài hòa và sắp xếp hợp lý, làm thông tin trong văn bản rõ ràng và cụ thể. Điều này khiến văn bản hấp dẫn, thuyết phục và thể hiện được tình cảm của người viết.
Câu 4: Tác giả đã sắp xếp các nội dung cụ thể trong bài viết theo trật tự nào?
Đáp án chuẩn:
Nội dung - hình thức nghệ thuật - giá trị của tác phẩm.
Câu 1: Viết bài thuyết minh về một đối tượng theo lựa chọn cá nhân (một tác phẩm văn học, điện ảnh, âm nhạc, hội họa,... hoặc một nhân vật/sự kiện văn hóa,...). Bài viết có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
Đáp án chuẩn:
Dàn ý thuyết minh về tác phẩm "Bình Ngô Đại Cáo"
I. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề: Khái quát về tác giả, tác phẩm, giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Bình Ngô đại cáo.
II. Thân bài:
- Nêu luận đề chính nghĩa: Cốt lõi nhân nghĩa chính là yên dân và trừ bạo. Nhân nghĩa không bó hẹp trong khuôn khổ tư tưởng Nho giáo mà rộng hơn là làm thế nào để đem lại cuộc sống yên bình cho nhân dân. Bên cạnh đó khẳng định nước ta tuy là một nước nhỏ nhưng vẫn có thể tự hào về:
+ Nền văn hiến lâu đời.
+ Cương vực lãnh thổ.
+ Phong tục tập quán.
+ Lịch sử và chế độ riêng.
- Bản cáo trạng vạch rõ tội ác kẻ thù: Giặc Minh xảo quyệt thừa nước đục thả câu. Không những thế còn tàn sát, hành hạ, tước đoạt mạng sống con người một cách dã man (dẫn chứng).
- Tổng kết quá trình kháng chiến:+Xây dựng hình tượng người anh hùng áo vải bình thường nhưng có lòng yêu nước thương dân và căm thù giặc sâu sắc, có lí tưởng cao cả (so sánh với Trần Quốc Tuấn để thấy được lòng căm thù giặc và niềm tin sắt đá).
+ Khắc họa những chiến công oanh liệt hào hùng (dẫn chứng).
- Tuyên bố hòa bình mở ra kỉ nguyên mới.
* Nghệ thuật:
- Sử dụng từ ngữ hiển nhiên, vốn có.
- Biện pháp đối lập, lấy cái vô hạn của trúc Nam Sơn để nói đến cái vô hạn trong tội ác giặc Minh, lấy cái vô cùng của nước Đông Hải để nói lên sự dơ bẩn vô cùng.
- Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.
- Liệt kê, so sánh, đối lập để tạo thành bản anh hùng ca về những chiến công oanh liệt.
III. Kết bài:
- Tóm tắt lại nội dung, nghệ thuật tiêu biểu.
Tham khảo: Thuyết minh về Bình Ngô Đại Cáo
Trong dòng văn học ca ngợi truyền thống yêu nước xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam, "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi được đánh giá là áng "thiên cổ hùng văn", là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc, được các thế hệ người Việt luôn yêu thích, tự hào.
"Bình Ngô đại cáo" được Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết vào khoảng đầu năm 1428, khi cuộc kháng chiến chống Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn đã thắng lợi, quân Minh buộc phải ký hòa ước, rút quân về nước, nước ta bảo toàn được nền độc lập tự chủ, hòa bình. Nguyễn Trãi -62 là một anh hùng dân tộc, là người toàn tài hiếm có trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Ông có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh đồng thời cũng là nhà thơ trữ tình sâu sắc, nhà văn chính luận kiệt xuất, là cây đại thụ đầu tiên của văn học trung đại Việt Nam.
Tác phẩm "Bình Ngô đại cáo" được Nguyễn Trãi viết theo thể cáo, một thể văn có nguồn gốc từ Trung Hoa, viết bằng chữ Hán, thuộc thể văn hùng biện chính luận, có nội dung thông báo một chính sách, một sự kiện trọng đại liên quan đến quốc gia dân tộc, công báo trước toàn dân. Nhan đề tác phẩm có ý nghĩa là bài cáo trọng đại tuyên bố về việc dẹp yên giặc Ngô-một tên gọi hàm ý khinh bỉ căm thù giặc Minh xâm lược. Bài cáo có bố cục chặt chẽ mạch lạc, viết theo lối biền ngẫu, vận dụng thể tứ lục, sử dụng hệ thống hình tượng sinh động, gợi cảm.
Bài cáo gồm bốn đoạn. Đoạn đầu nêu cao luận đề chính nghĩa của cuộc kháng chiến, đó là tư tưởng nhân nghĩa kết hợp với độc lập dân tộc: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân-Quân điếu phạt trước lo trừ bạo" và "Như nước Đại Việt ta từ trước-Vốn xưng nền văn hiến đã lâu".
Đoạn thứ hai của bài cáo tố cáo tội ác dã man của giặc Minh xâm lược, chỉ trích âm mưu cướp nước, cai trị tàn bạo và nỗi thống khổ của nhân dân dưới ách thống trị của kẻ thù. Đoạn văn này thể hiện sự căm thù giặc và nỗi thương xót dân chúng.
Đoạn thứ ba, dài nhất bài cáo, tóm tắt cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Dù gặp nhiều khó khăn ban đầu, nghĩa quân dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi đã đoàn kết, chiến đấu kiên cường và giành chiến thắng vang dội. Đoạn văn ca ngợi sự nhân đạo của nhân dân khi tha mạng cho quân giặc đầu hàng và cung cấp lương thảo cho họ. Đoạn cuối tuyên bố kết thúc chiến tranh, khẳng định nền độc lập và hòa bình của đất nước, đồng thời thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
Bài cáo kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận sắc bén và văn chương truyền cảm, với lí luận chặt chẽ và hình tượng sinh động. Cảm hứng chính là anh hùng ca sôi nổi và mãnh liệt. Giọng điệu bài cáo đa dạng: tự hào về truyền thống văn hóa và anh hùng của dân tộc, căm phẫn trước tội ác kẻ thù, xót thương nỗi đau của nhân dân, lo lắng trước khó khăn của kháng chiến, ngợi ca chiến thắng, và tuyên bố trịnh trọng về độc lập của đất nước.
"Đại cáo bình Ngô" của Nguyễn Trãi là bản anh hùng ca ca ngợi chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta thế kỉ XV. Tác phẩm vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn học, không chỉ lưu giữ những sự kiện lịch sử mà còn lưu truyền lòng yêu nước tự hào dân tộc đến các thế hệ người Việt Nam. Mỗi người dân Việt Nam ngày nay đều hào sảng trước những câu văn hùng hồn:
"Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có…"
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận