Đáp án Ngữ văn 11 chân trời bài 8 Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (bài thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bức tranh, pho tượng)

Đáp án bài 8 Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (bài thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bức tranh, pho tượng). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC (BÀI THƠ) HOẶC TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT (BỨC TRANH, PHO TƯỢNG)

Câu 1: Cách mở bài của văn bản trên có gì đặc sắc?

Đáp án chuẩn:

Văn bản trên được mở bài theo hình thức gián tiếp

Câu 2: Các luận điểm trong văn bản bàn về vấn đề gì? Những câu nào là câu chủ đề của mỗi luận điểm?

Đáp án chuẩn:

- Các luận điểm trong bài thơ nêu lên nhận định của tác giả về nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ "Con chào mào" của Mai Văn Phấn. Các luận điểm nhỏ làm căn cứ, cơ sở, minh chứng cho luận điểm lớn.

- Câu chủ đề của mỗi luận điểm:

+ Luận điểm 1: Về nội dung, bài thơ gợi ra những thông điệp đa nghĩa.

+ Luận điểm 2: Về hình thức nghệ thuật, bài thơ có nhiều nét đặc sắc.

Câu 3: Tác giả đã sử dụng những lí lẽ, bằng chứng nào để làm sáng tỏ luận điểm?

Đáp án chuẩn:

Luận điểm

Lí lẽ

Bằng chứng

Luận điểm 1: Về nội dung, bài thơ gợi ra những thông điệp đa nghĩa

Ý nghĩa thứ nhất của bài thơ: Điều đầu tiên độc giả có thể nghĩ đến là câu chuyện về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên

Kể cả việc con người dùng thiên nhiên như một công cụ (khung nắng, khung gió, nhành cây xanh) để chinh phục thiên nhiên (con chào mào). Cuối cùng, con người đã nhận ra rằng, nếu trả thiên nhiên về cho thiên nhiên lúc ấy, dù là thiên nhiên vật chất (con chào mào đốm trắng mũ đỏ) hay là thiên nhiên tinh thần (tiếng hót)....

 

Bên cạnh đó, nhà thơ giúp người đọc phân biệt được cái đẹp và cái có ích, Con chào mào.... ngoài tự tính thẩm mỹ

Con chào mào đốm trắng...uýt...huýt...tu hìu

Luận điểm 2: Về hình thức nghệ thuật, bài thơ có nhiều nét đặc sắc

Nhà thơ đã xây dựng...con người với tự nhiên

Chi tiết tiếng chim chào mào... yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm

Câu 1: Nội dung luận điểm thứ nhất và luận điểm thứ hai là gì?

Đáp án chuẩn:

- Luận điểm thứ nhất: Khẳng định tài năng của họa sĩ Mai Trung Thư và sức hấp dẫn của bức tranh "Thiếu nữ chơi đàn nguyệt" đối với người xem.

- Luận điểm thứ hai: Cách thức mà họa sĩ vẽ tranh - sử dụng những kĩ thuật tạo hình phương Tây.

Câu 2: Tác giả đã dùng những lí lẽ, bằng chứng nào để làm sáng tỏ luận điểm?

Đáp án chuẩn:

- Lí lẽ và dẫn chứng thứ nhất: "Thiếu nữ chơi đàn...vang lên giữa thinh không".

- Lí lẽ và dẫn chứng thứ hai: "Điều thú vị là..."Ngọc Hoa cổ tích truyện"."

Câu 3: Cách kết luận của bài viết này có điểm gì khác với cách kết luận của bài viết "Con chào mào", "một thông điệp đa nghĩa".

Đáp án chuẩn:

- Cách kết luận của bài viết này khác với cách kết luận của bài viết "Con chào mào", "một thông điệp đa nghĩa" ở chỗ: 

+ Bài viết này được kết luận theo hình thức gián tiếp: dẫn dắt vẫn đề từ tác giả đến tác phẩm và khẳng định lại giá trị của tác phẩm.

+  Bài viết "Con chào mào", "một thông điệp đa nghĩa": dẫn dắt trực tiếp, khẳng định lại giá trị nghệ thuật và nội dung của tác phẩm.

Câu 1: Hãy viết bài văn nghị luận về một bài thơ hoặc một bức tranh/pho tượng mà bạn yêu thích.

Đáp án chuẩn:

        "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải là một bài thơ trong trẻo và thiết tha, thể hiện khát khao cống hiến và sống có ý nghĩa. Được viết khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh, bài thơ là tiếng lòng của Thanh Hải và của những người yêu cuộc sống, mong muốn đóng góp một "mùa xuân nho nhỏ" cho đời và đất nước.

        Với thể thơ 5 chữ, với cách ngắt nhịp nhanh, gọn mà vẫn có độ dư ba, bài thơ đã dâng lên trong lòng tôi cảm giác rộn ràng, náo nức. Những gam màu trong trẻo, những hình ảnh đẹp, tươi sáng và đầy sức sống trong mỗi câu thơ cứ thấm dần vào trái tim tuổi trẻ của tôi.

      Mùa xuân trong bài thơ được cảm nhận qua sự căng đầy của nhựa sống và nhịp sống hối hả. Sắc tím của bông hoa bám chắc vào lòng sông xanh, tạo sức sống. Tiếng hót trong vắt của con chim chiền chiện vang vọng vào trời xanh và hòa quyện với khí xuân, như những "giọt tâm hồn" sáng long lanh, khiến người đọc không thể dửng dưng và khao khát muốn nắm bắt.

       Mùa xuân không chỉ là thiên nhiên chuyển mình mà còn thể hiện sự rộn ràng, hối hả của đất nước. Sức xuân của mỗi con người, từ lính đến nông dân, biểu hiện qua những chồi biếc và mầm non. Đất nước phấn chấn, hứng khởi trong nhịp thở mới, tiếp nối truyền thống và quyết tâm vượt qua khó khăn, hướng tới tương lai.

       Những câu thơ của Thanh Hải tràn đầy hình ảnh, màu sắc và âm thanh, tạo nên không khí vui tươi và sôi nổi. Dù đang nằm trên giường bệnh, nhà thơ vẫn mở lòng đón nhận sự sống bên ngoài, cảm nhận mọi thanh âm của cuộc đời. Sự nhiệt huyết và yêu đời của ông, dù bị bệnh tật hành hạ, là điều đáng trân trọng.

      Bài thơ khép lại trọn vẹn trong tâm hồn và sự say sưa của người đọc bằng một ước nguyện thật chân thành và mãnh liệt biết bao. Nó thực là một khát khao đang bùng cháy: muốn được làm một nhành hoa như bông hoa tím biếc kia, muốn làm con chim hót vang trời những giọt long lanh như con chim chiền chiện. Cái khát khao không hề gợi một chút gì về hình ảnh khổ đau của một con người đang chết. Nó giống cái mãnh liệt và rạo rực của một sức thanh xuân đang tràn trề nhựa sống và khát khao cống hiến cho đời.

       Nhiều người đã từng đồng ý với tôi rằng: những người trẻ tuổi đọc Mùa xuân nho nhỏ có thể tìm ra lý tưởng sống cho mình, còn với những người đã dâng cả tuổi thanh xuân cho đất nước thì vẫn thấy mình còn có thể làm được nhiều hơn. Mùa xuân nho nhỏ quả đã không chỉ là niềm say mê của riêng tôi. Nó xứng đáng là một bài thơ hay trong tủ sách quý của muôn người.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác