Đáp án Ngữ văn 11 chân trời bài Ôn tập cuối học kì I
Đáp án bài Ôn tập cuối học kì I. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
ÔN TẬP HỌC KỲ I
CH1: Kẻ vào vở hai cột A, B theo mẫu dưới đây, sau đó nối tên thể loại ở cột A với đặc điểm phù hợp được nêu ở cột B, giải thích lí do bạn tạo ra các đường nối giữa hai cột A và B.
A.THỂ LOẠI/ KIỂU VĂN BẢN | B. ĐẶC ĐIỂM |
Tùy bút/ tản văn | Lựa chọn bằng chứng phù hợp, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ, |
Văn bản nghị luận | Không có cột truyện, giàu trữ tình và tính nhạc |
Truyện thơ dân gian | Thường được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng, chủ đề nhất định; ngôn ngữ giàu chất hình ảnh, chất thơ, chất suy tưởng, chính luận…. |
Truyện thơ Nôm | Có cốt truyện, kết cấu đơn giản, kết hợp giữa tự sự và trữ tình, phản ánh cuộc sống của nhân dân cũng như khát vọng về tình yêu, tự do, hạnh phúc và công lí. |
Sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin, nhiều dạng trình bày ( dạng chữ, dạng hình ảnh/ sơ đồ/ bảng biểu……) nhiều phương thức biểu đạt ( thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận,….) | |
Văn bản thông tin tổng hợp | Thể loại tự sự bằng thơ, định hình từ thế kỉ XVII, phát triển mạnh từ nửa cuối thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX. |
Bi kịch | Cốt truyện đơn giản, nhân vật có chức năng tạo ra thế giới và con người |
Nhân vật chính thường có bản chất tốt đẹp, có khát vọng vượt lên và thách thức số phận, nhưng cũng có những nhược điểm trong hành xử hoặc sai lầm trong đánh giá. |
Tham khảo:
CH2: Hãy tóm tắt hai trong số các văn bản đã đọc ở học kì I, trong đó có:
- Một văn bản truyện thơ
- Một văn bản bi kịch
Đáp án chuẩn:
Văn bản truyện thơ: "Lời tiễn dặn"
“Tiễn dặn người yêu” kể về tình yêu sâu sắc giữa đôi trai gái người Thái, phải vượt qua nhiều khó khăn để đến được bên nhau. Mở đầu, họ là bạn thân từ nhỏ và yêu nhau khi lớn lên. Tuy nhiên, gia đình cô gái ép gả cô cho người giàu. Chàng trai đau khổ sang Lào làm ăn để kiếm tiền chuộc người yêu nhưng gặp nhiều gian nan. Về nước đúng ngày cưới, chàng trai cải trang, tâm sự với người yêu và hứa hẹn sẽ ở bên nhau. Cô gái sau đó bị bán vào cửa quan, rồi ra chợ như món hàng. Cuối cùng, cô được chàng trai năm xưa cứu, và họ hạnh phúc sống cùng nhau suốt đời.
Văn bản bi kịch: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
“Vĩnh biệt cửu trùng đài” là vở kịch đầu tay của Vũ Như Tô, viết về sự kiện ở Thăng Long khoảng năm 1516-1517 dưới triều Lê Tương Dực. Đoạn trích thuộc hồi năm của vở kịch, kể về Vũ Như Tô, một kiến trúc sư tài giỏi, bị vua Lê Tương Dực bắt xây dựng Cửu Trùng Đài để hưởng lạc. Ban đầu từ chối, nhưng sau khi được cung nữ Đam Thiềm thuyết phục, ông dồn tâm sức vào công trình, gây ra tai họa cho dân: tăng thuế, bắt thợ, hành hạ người chống đối. Cuối cùng, Trịnh Duy Sản nổi loạn giết vua, và Cửu Trùng Đài cùng Vũ Như Tô bị thiêu hủy.
CH3: Tóm tắt những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu một văn bản theo các thể loại dưới đây ( có thể tóm tắt dưới hình thức bảng):
- Tùy bút, tản văn
- Truyện thơ
- Bi kịch
Đáp án chuẩn:
Thể loại | Lưu ý đọc |
Tuỳ bút, tản văn | - Tìm hiểu chất trữ tình, cái tôi của nhà văn thể hiện qua văn bản. - Tìm hiểu ngôn ngữ của văn bản. - Xác định chủ đề mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết. |
Truyện thơ | Nội dung đọc hiểu về mỗi thể loại được nêu ở Bài đều có hai phần: phần đầu nêu nhan đề các văn bản, tác phẩm được học; phần hai nêu các lưu ý về cách đọc. Cần chú ý phần hai của các mục Đọc hiểu văn bản luyện và Đọc hiểu văn bản thơ là sẽ tổng hợp được các lưu ý về cách đọc hai thể loại này |
Bi kịch | - Cần tìm hiểu nhân vật kịch - Tìm hiểu xung động kịch - Tìm hiểu hành động kịch - Tìm hiểu lời thoại |
CH4: Nêu một số điểm tương đồng, khác biệt về cách miêu tả, thể hiện nhân vật Thị Kính trong hai văn bản Thị Mầu lên chùa (trích chèo cố Quan Âm Thị Kính, sách Ngữ văn 10, tập một) và Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu ( trích truyện thơ Nôm Quan Âm Thị Kính, sách Ngữ văn 11, tập một)
Tham khảo:
- Điểm tương đồng: Cả hai đoạn trích đều xây dựng tình huống xoay quanh Thị Mầu để làm nổi bật nhân vật Thị Kính và sử dụng ngôn ngữ đậm chất văn học dân gian.
- Điểm khác: Trong "Thị Mầu lên chùa," hình tượng Thị Kính được thể hiện qua các hành động của Thị Mầu, biểu thị tính cách trái ngược của Thị Kính. Trong "Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu," hình tượng Thị Kính được làm nổi bật qua các hành động của chính Thị Kính.
CH5: Nêu và phân tích một đặc điểm chung nổi bật của nhân vật bi kịch thể hiện qua hai nhân vật Vũ Như Tô và Hăm lét trong các văn bản đã học ( trích Vũ Như Tô và Hăm-lét, sách Ngữ văn 11, tập một).
Đáp án chuẩn:
Cả hai nhân vật Vũ Như Tô và Hăm-lét đều hết mình vì lí tưởng của mình, làm mọi thứ để có thể bảo vệ lí tưởng của mình. Cả hai đều cho thấy sự không chịu khuất phục và ngoan cường trước kẻ thù của mình.
CH6: Nêu ít nhất hai điểm tương đồng, một điểm khác biệt về đặc điểm thể loại giữa tùy bút và tản văn ( minh họa bằng dẫn chứng lấy từ tác phẩm đã học, đã đọc).
Tham khảo:
VD: Văn bản Cõi lá được viết trên sự hoài niệm của Đỗ Phấn về Hà Nội, dựa trên sự quan sát thực tế và kí ức của tác giả,
Điểm khác biệt giữa tản văn và tùy bút là:
- Tản văn có đề tài rộng lớn, không phụ thuộc vào tình tiết hay nhân vật cụ thể. Tản văn thường phản ánh cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về các hiện tượng đời sống, từ những chi tiết nhỏ nhặt đến những vấn đề rộng lớn. Nó không yêu cầu sự thâm nhập thực tế sâu sắc như tùy bút.
- Tùy bút là một nhánh nhỏ của tản văn, có sự phóng túng nhưng thể hiện rõ cái tôi của tác giả. Tùy bút yêu cầu tác giả phải trải qua hành trình dài và gian nan để viết. Nó chú trọng vào cảm xúc, phong cách và quan điểm cá nhân của người viết.
VD:
- Tản văn: Ngắn gọn, hàm súc, thể hiện cảm xúc qua hiện tượng đời sống thường nhật như trong bài "Trăng sáng trên đầm sen."
- Tùy bút: Ghi chép và miêu tả hình ảnh, sự việc quan sát được, đồng thời thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của tác giả như trong bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông.”
CH7: Chỉ ra một số điểm khác biệt trong cách đọc hiểu một văn bản thông tin tổng hợp và đọc hiểu một văn bản nghị luận.
Đáp án chuẩn:
Điểm khác biệt:
Văn bản nghị luận | Văn bản thông tin |
luận điểm, luận cứ, lí lẽ dẫn chứng. Có hai loại là nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Nghị luận văn học tập trung vào phân tích các tác phẩm văn học (tác giả, tác phẩm…) và đặc điểm nhân vật gắn với các văn bản đã học. Nghị luận xã hội có nội dung chính là bàn luận về một tư tưởng, quan điểm | ít luận điểm nói nhiều về thông tin có Văn bản thông tin tập trung vào giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi vừa giúp người đọc khám phá những nét đẹp văn hóa hoặc một số hoạt động truyền thống nổi tiếng |
CH8: Thế nào là các phương tiện phi ngôn ngữ? Việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin tổng hợp có tác dụng như thế nào? Minh họa bằng một số dẫn chứng lấy từ các văn bản đã học.
Đáp án chuẩn:
- Phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, số liệu, biểu đồ giúp truyền tải ý tưởng và quan điểm trong giao tiếp.
- Sử dụng phương tiện này trong văn bản thông tin giúp cụ thể hóa thuyết minh, làm cho thông tin dễ tiếp nhận và chính xác hơn.
VD: Trong bài "Đồ gốm gia dụng của người Việt," hình ảnh minh họa giúp làm rõ ý tưởng và thông tin, khiến văn bản sinh động và dễ hiểu hơn.
CH9: Chỉ ra một số điểm tương đồng và khác biệt trong cách sử dụng hình ảnh minh họa ( và các phương tiện phi ngôn ngữ khác, nếu có) ở hai văn bản sau:
- Đồ gốm gia dụng của người Việt ( theo Phan Cẩm Thương)
- Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI ( Đỗ Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Đức Dũng)
Đáp án chuẩn:
| Đồ gốm gia dụng của người Việt | Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI |
Giống | Cả hai văn bản đều sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ là hình ảnh để minh họa giúp người đọc có thể hiểu rõ và hình dung dễ hơn về vấn đề mà tác giả hướng đến | |
Khác | Đồ gốm gia dụng của người Việt: các hình ảnh xuyên suốt bài, mỗi phần đều có các yếu tố hình thức là các hình ảnh minh họa => Các yếu tố này giúp cho các ý tưởng và thông tin sinh động, hấp dẫn, sinh động hơn, người đọc dễ hiểu và hình dung các đồ gia dụng gốm hơn | Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI: hình ảnh thể hiện cho một vấn đề cần minh họa bằng sơ đồ, hình ảnh chứ không có hình ảnh xuyên suốt bài nhưng vẫn biểu đạt được các ý mà tác giả muốn truyền tải |
CH10: Lập bảng tổng hợp những điểm đáng ghi nhớ về yêu cầu khi viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
Đáp án chuẩn:
Phần mở đầu | Giới thiệu được đối tượng |
Phần nội dung chính | Miêu tả bao quát được đối tượng |
Trình bày được từng phương diện của đối tượng thuyết minh theo một trình tự hợp lý | |
Giới thiệu được một vài điểm đặc sắc nhất của đối tượng, quy trình | |
Làm rõ được vai trò, ý nghĩa, giá trị của đối tượng | |
Phần kết thúc | Đánh giá chung và nêu cảm nhận về đối tượng |
Cách trình bày và diễn đạt | Trình bày các ý mạch lạc |
Sử dụng lồng ghép các yêu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận làm tăng hiệu quả thuyết minh đối tượng | |
Sử dụng được các phương tiện phi ngôn ngữ hỗ trợ nội dung thuyết minh | |
Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu, liên kết câu/ đoạn. |
CH11: Lập bảng so sánh và chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt về yêu cầu đối với kiểu bài khi viết:
Văn bản thuyết minh về một đối tượng hoặc quy trình hoạt động có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận và báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội.
- Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
- Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học ( truyện thơ) và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học ( kịch bản văn học)
Đáp án chuẩn:
1. Văn bản thuyết minh về một đối tượng hoặc quy trình hoạt động có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận và báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội.
| Văn bản thuyết minh về một đối tượng hoặc quy trình hoạt động có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận | Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội |
Điểm giống | Cả hai đều phải giới thiệu được đối tượng, vấn đề và dùng ngôn ngữ chính xác, sự dụng hợp lí hiệu quả các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và diễn đạt rõ ràng, trong sáng, khách quan | |
Điểm khác | Miêu tả đối tượng-quy trình và trình bày phương diện của đối tượng/quy trình, tập trung giới thiệu một vài điểm đặc sắc và làm rõ vai trò, giá trị, ý nghĩa của đối tượng, quy trình. | Phải tóm tắt nội dung và có từ khóa, cơ sở lí thuyết và kết quả nghiên cứu và tài liệu Đáp án chuẩn. Các đề mục được trình bày dựa trên quá trình nghiên cứu và nêu được lí do chọn đề tài, nhiệm vụ, mục đích và phạm vi nghiên cứu |
2. Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
| văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội | Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội |
Điểm giống | Cả hai đều phải giới thiệu được đối tượng, vấn đề và dùng ngôn ngữ chính xác, sự dụng hợp lí hiệu quả các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và diễn đạt rõ ràng, trong sáng, khách quan | |
Điểm khác | Giải thích được vấn đề cần bàn luận và trình bày được hệ thống luận điểm quan điểm của người viết. Nêu được bằng chứng đầy đủ, khách quan, xác đáng và trao đổi các ý kiến trái chiều một cách hợp lý | Phải tóm tắt nội dung và có từ khóa, cơ sở lí thuyết và kết quả nghiên cứu và tài liệu Đáp án chuẩn. Các đề mục được trình bày dựa trên quá trình nghiên cứu và nêu được lí do chọn đề tài, nhiệm vụ, mục đích và phạm vi nghiên cứu |
3. Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (kịch bản văn học)
| văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học ( truyện thơ) | Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học ( kịch bản văn học) |
Điểm giống | Cả hai đều phải giới thiệu được đối tượng, vấn đề và dùng ngôn ngữ chính xác, sự dụng hợp lí hiệu quả các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và diễn đạt rõ ràng, trong sáng, khách quan, kết hợp các thao tác lập luận, lập luận chặt chẽ và hệ thống luận điểm mạch lạc | |
Điểm khác | Trình bày được tóm tắt nội dung của tác phẩm và phân tích, đánh giá được các giá trị đặc sức về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Trình bày được suy nghĩ của bản thân và ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc | Triển khai được ít nhất hai luận điểm và thể hiện được thành công và hạn chế về cách xây dựng hành động, nhân vật, xung đột kịch và thành công, hạn chế về ngôn ngữ kịch. |
CH12: Lập bảng tổng hợp về các tri thức tiếng Việt cần ghi nhớ đã học ở học kì I.
Đáp án chuẩn:
Cách giải thích nghĩa của từ | - Phân tích nội dung nghĩa của từ và nếu cần có thể nêu phạm vi sử dụng, khả năng kết hợp của từ - Dùng một hoặc một số từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích - Đối với từ ghép có thể giải thích nghĩa của từ bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ. |
Cách trình bày ý tưởng và thông tin, dữ liệu | Ý tưởng và thông tin, dữ liệu trong văn bản có thể trình bày theo các cách như: ý chính và nội dung chi tiết, trật tự thời gian, cấu trúc nguyên nhân –kết quả, cấu trúc so sánh, đối chiếu, cấu trúc vấn đề, cách giải quyết |
CH13: Viết đoạn văn (khoảng ba trăm chữ) bàn về một trong hai nội dung:
- Từ nỗi oan của nhân vật Thị Kính trong văn học nghĩ về sự cần thiết và tầm quan trọng của sự minh oan.
- Từ cuộc đấu tranh cho lẽ sống của các nhân vật bi kịch như Vũ Như Tô ( kịch Vũ Như Tô), Hăm-lét (kịch Hăm-lét) nghĩ về việc theo đuổi mục đích, lí tưởng sống của thanh niên ngày nay.
Đáp án chuẩn:
Trong đoạn trích "Nỗi oan hại chồng" từ vở chèo "Quan Âm Thị Kính", nhân vật Thị Kính được miêu tả là người phụ nữ đẹp cả về ngoại hình lẫn nội tâm, nhưng vì xuất thân nghèo hèn nên bị khinh rẻ và phải chịu nỗi oan khuất đau đớn. Đoạn mở đầu gây cảm tình với người đọc khi thể hiện tấm lòng thương yêu chồng sâu sắc của Thị Kính. Tuy nhiên, nàng bị hiểu lầm và vu oan là ám sát chồng, điều này khiến nàng rơi vào nỗi oan khuất vô cùng bi thương. Thị Kính đã năm lần kêu oan, nhưng chỉ nhận được sự ruồng rẫy, xua đuổi. Nguyên nhân chính là do nàng xuất thân từ gia đình nghèo, bị coi khinh và đối xử tệ bạc. Đoạn trích phản ánh nỗi oan của người dân thường, đặc biệt là phụ nữ, trong xã hội cũ, khi họ phải chịu định kiến và bị ruồng bỏ chỉ vì một sự hiểu lầm mà không được minh oan.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận