Dễ hiểu giải Ngữ văn 11 chân trời bài Ôn tập cuối học kì I

Giải dễ hiểu bài Ôn tập cuối học kì I. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 11 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ÔN TẬP HỌC KỲ I

CH1: Kẻ vào vở hai cột A, B theo mẫu dưới đây, sau đó nối tên thể loại ở cột A với đặc điểm phù hợp được nêu ở cột B, giải thích lí do bạn tạo ra các đường nối giữa hai cột A và B.

A.THỂ LOẠI/ KIỂU VĂN BẢN

B. ĐẶC ĐIỂM

Tùy bút/ tản văn

Lựa chọn bằng chứng phù hợp, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ,

Văn bản nghị luận

Không có cột truyện, giàu trữ tình và tính nhạc

Truyện thơ dân gian

Thường được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng, chủ đề nhất định; ngôn ngữ giàu chất hình ảnh, chất thơ, chất suy tưởng, chính luận….

Truyện thơ Nôm

Có cốt truyện, kết cấu đơn giản, kết hợp giữa tự sự và trữ tình, phản ánh cuộc sống của nhân dân cũng như khát vọng về tình yêu, tự do, hạnh phúc và công lí.

Sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin, nhiều dạng trình bày ( dạng chữ, dạng hình ảnh/ sơ đồ/ bảng biểu……) nhiều phương thức biểu đạt ( thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận,….)

Văn bản thông tin tổng hợp

Thể loại tự sự bằng thơ, định hình từ thế kỉ XVII, phát triển mạnh từ nửa cuối thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX.

Bi kịch

Cốt truyện đơn giản, nhân vật có chức năng tạo ra thế giới và con người

Nhân vật chính thường có bản chất tốt đẹp, có khát vọng vượt lên và thách thức số phận, nhưng cũng có những nhược điểm trong hành xử hoặc sai lầm trong đánh giá.

Tham khảo:

ÔN TẬP HỌC KỲ I

CH2: Hãy tóm tắt hai trong số các văn bản đã đọc ở học kì I, trong đó có:

- Một văn bản truyện thơ

- Một văn bản bi kịch

Trả lời:

Văn bản truyện thơ: "Lời tiễn dặn"

      “Tiễn dặn người yêu” kể về cuộc đời của một đôi trai gái người Thái với tình yêu nồng thắm, keo sơn nhưng lại gặp phải biết bao khó khăn, trở ngại để đến được bên nhau. Mở đầu, truyện kể lại những kỉ niệm gắn bó khi còn nhỏ của một đôi bạn rất thân. Họ cùng lớn lên bên nhau và dần chớm nở một tình yêu đẹp. Thế nhưng, bố mẹ cô gái chê gia đình chàng trai quá nghèo khổ nên đã ép gả cô cho một người nhà giàu ở bản xa. Chàng trai mang theo nỗi thất tình và buồn thương sang Lào buôn bán với ước mong kiếm đủ vàng bạc để trở về chuộc người yêu. Cuộc sống nơi đất khách quá đỗi khổ cực, gian nan và kiếm tiền chẳng hề dễ dàng. Chàng đành ôm ước vọng tan tành ấy trở về đúng ngày cưới của cô gái. Cải trang thành người khách đưa cô dâu về nhà chồng, chàng trai đã tranh thủ tâm tình, than vãn với người yêu cho vơi đi những khổ đau, cay đắng. Cả hai cùng hẹn thề sẽ tìm mọi các để được ở bên nhau. Thế nhưng, chẳng bao lâu sau đó, nhà chồng bán cô gái vào cửa quan, rồi bị mang ra chợ bán như một món hàng, cuộc đời của cô nổi trôi, lận đận không biết sẽ đi về đâu. Cuối cùng, cô bị người chồng thứ hai mang ra chợ để đổi lấy mọt nắm lá dong gói bánh. Thật hạnh phúc khi người đổi lấy được cô chính là chàng trai năm xưa. Họ cùng nhau hẹn ước ở bên nhau, sống hạnh phúc cho tới già.

Văn bản bi kịch: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

      Vĩnh biệt cửu trùng đài là vở kịch đầu tay của Vũ Như Tô. Vở kịch là một bi kịch lịch sử gồm năm hồi, viết về sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 -1517 dưới triều Lê Tương Dực. Đoạn trích trong sách giáo khoa thuộc hồi năm (Một cung cấm) của vở kịch.

      Đoạn trích Vĩnh biệt cửu trùng đài xoay quanh cuộc đời nhân vật chính là Vũ Như Tô – một nhà kiến trúc sư tài giỏi. Theo lệnh của bị hôn quân Lê Tương Dực, Vũ Như Tô bị bắt xây dựng Cửu Trùng đài để cho vua hưởng lạc, vui chơi với các cung nữ. Vì là một nghệ sĩ chân chính, Vũ Như Tô từ chối mệnh lệnh của vua.

      Đam Thiềm, một cung nữ đã thuyết phục được Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài. Từ đó, ông dồn hết tâm trí để xây được một tòa đài sao cho hùng vĩ, tráng lệ. Thế nhưng, ông đã vô tình gây ra biết bao tại họa cho người dân: tăng thuế, bắt thợ giỏi, tróc nã, hành hạ những người chống đối khiến lòng dân oán hận.

      Quận công Trịnh Duy Sản – kẻ cầm đầu chống đối triều đình đã nổi loạn giết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô và Cửu trùng đài bị thiêu hủy.

CH3: Tóm tắt những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu một văn bản theo các thể loại dưới đây ( có thể tóm tắt dưới hình thức bảng):

- Tùy bút, tản văn

- Truyện thơ

- Bi kịch

Giải nhanh:

Thể loại

Lưu ý đọc

Tuỳ bút, tản văn

- Tìm hiểu chất trữ tình, cái tôi của nhà văn thể hiện qua văn bản.

- Tìm hiểu ngôn ngữ của văn bản.

- Xác định chủ đề mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết.

Truyện thơ

Nội dung đọc hiểu về mỗi thể loại được nêu ở Bài đều có hai phần: phần đầu nêu nhan đề các văn bản, tác phẩm được học; phần hai nêu các lưu ý về cách đọc. Cần chú ý phần hai của các mục Đọc hiểu văn bản luyện và Đọc hiểu văn bản thơ là sẽ tổng hợp được các lưu ý về cách đọc hai thể loại này

Bi kịch

- Cần tìm hiểu nhân vật kịch

- Tìm hiểu xung động kịch

- Tìm hiểu hành động kịch

- Tìm hiểu lời thoại

CH4: Nêu một số điểm tương đồng, khác biệt về cách miêu tả, thể hiện nhân vật Thị Kính trong hai văn bản Thị Mầu lên chùa (trích chèo cố Quan Âm Thị Kính, sách Ngữ văn 10, tập một) và Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu ( trích truyện thơ Nôm Quan Âm Thị Kính, sách Ngữ văn 11, tập một)

Tham khảo:

- Điểm tương đồng: cả hai đoạn trích đều xây dựng các tình huống truyện xoay quanh Thị Mầu để làm nổi bật lên nhân vật Thị Kính và sử dụng các lời lẽ đậm văn học dân gian.

- Điểm khác: Hình tượng nhân vật Thị Kính trong Thị Mầu lên chùa được thể hiện thông qua các hành động của Thị Mầu, thể hiện tính cách trái ngược ẩn dụ qua các hành động của Thị Mầu. Còn trong Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu thì hình tượng Thị Kính được làm nổi bật lên thông qua các hành động của Thị Kính. 

CH5: Nêu và phân tích một đặc điểm chung nổi bật của nhân vật bi kịch thể hiện qua hai nhân vật Vũ Như Tô và Hăm lét trong các văn bản đã học ( trích Vũ Như Tô và Hăm-lét, sách Ngữ văn 11, tập một).

Giải nhanh:

Cả hai nhân vật Vũ Như Tô và Hăm-lét đều hết mình vì lí tưởng của mình, làm mọi thứ để có thể bảo vệ lí tưởng của mình. Cả hai đều cho thấy sự  không chịu khuất phục và ngoan cường trước kẻ thù của mình. 

CH6: Nêu ít nhất hai điểm tương đồng, một điểm khác biệt về đặc điểm thể loại giữa tùy bút và tản văn ( minh họa bằng dẫn chứng lấy từ tác phẩm đã học, đã đọc).

Tham khảo:

VD: Văn bản Cõi lá được viết trên sự hoài niệm của Đỗ Phấn về Hà Nội, dựa trên sự quan sát thực tế và kí ức của tác giả,

Điểm khác biệt giữa tản văn và tùy bút là Tản văn có đề tài rộng lớn bao quát hơn. Tản văn không lấy hiệu quả ở tình tiết, cũng không lấy nhân vật để khắc họa sự hiểu biết, đồng thời cũng không yêu cầu có tình cảm đặc biệt mãnh liệt như thơ, đề tài của tản văn tuy rộng nhưng cái rộng lớn đa dạng của nó là những điều bên ngoài mà tác giả tự mình nhìn thấy, nghe thấy, suy nghĩ, mong muốn, cảm thấy, xúc động và cuộc sống thường nhật cho đến những hiện tượng khác. Nó cũng không đòi hỏi người viết sự "thâm nhập thực tế" một cách trường kỳ và cái nhìn quan sát có tính chủ ý cao như ở tùy bút hay bút ký.

Một sự việc xảy ra trên đường phố ồn ào, một tiếng dương cầm vang lên giữa đêm khuya, một sắc hoa ban muốt trắng ở vùng núi cao phía Bắc khi xuân về v. V.. Tất cả những điều chừng như tủn mủn lặt vặt ấy đều có thể là cái cớ cho một tản văn ra đời. Vấn đề còn lại chỉ là sức cảm, sức nghĩ, là độ rộng và chiều sâu trong trường liên tưởng của người viết mà thôi.Tùy bút lại là một nhánh nhỏ trong đề tài bao la của tản văn. Tùy bút mang nét phóng túng nhưng phóng túng này mang đậm cái tôi của nhà văn. Đòi hỏi tác giả phải trải qua hành trình dài, thậm chí là gian nan, vất vả để cho ra một tác phẩm tùy bút hay. Đặc điểm gần như là nguyên tắc của tùy bút là: Coi trọng và phát huy tối đa cảm xúc, phong cách, quan điểm của người viết, tạo cho độc giả có dấu ấn nhận biết tác phẩm tùy bút của tác giả đó.

VD:

- Tản văn: Là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc có cách thể hiện đa dạng (trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả,...), nhưng nhìn chung đều mang tính chất chấm phá, bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc của người viết qua các hiện tượng đời sống thường nhật, giàu ý nghĩa xã hội. Như trong bài Trăng sáng trên đầm sen, chủ yếu thể hiện cảm xúc của tác giả với hiện tượng đời sóng thường nhật.

- Tùy bút: Là một thể trong kí, dùng để ghi chép, miêu tả những hình ảnh, sự việc mà người viết quan sát, chứng kiến; đồng thời chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của đời sống. Như trong bài Ai đã đặt tên cho dòng sông, tá giả thông qua việc quan sat dòng sông Hương mà thể hiện cảm xúc,suy nghĩ của mình với dòng sông thân yêu.

CH7: Chỉ ra một số điểm khác biệt trong cách đọc hiểu một văn bản thông tin tổng hợp và đọc hiểu một văn bản nghị luận.

Giải nhanh:

Điểm khác biệt:

Văn bản nghị luận

Văn bản thông tin

luận điểm, luận cứ, lí lẽ dẫn chứng. Có hai loại là nghị luận văn học và nghị luận xã hội.  Nghị luận văn học tập trung vào phân tích các tác phẩm văn học (tác giả, tác phẩm…) và đặc điểm nhân vật gắn với các văn bản đã học. Nghị luận xã hội có nội dung chính là bàn luận về một tư tưởng, quan điểm

ít luận điểm nói nhiều về thông tin có Văn bản thông tin tập trung vào giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi vừa giúp người đọc khám phá những nét đẹp văn hóa hoặc một số hoạt động truyền thống nổi tiếng

CH8: Thế nào là các phương tiện phi ngôn ngữ? Việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin tổng hợp có tác dụng như thế nào? Minh họa bằng một số dẫn chứng lấy từ các văn bản đã học.

Giải nhanh:

- Phương tiện phi ngôn ngữ: Là những hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,... góp phần truyền tải ý tưởng, quan điểm trong giao tiếp. 

- Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin giúp cụ thể hóa những lời thuyết minh trong văn bản. Từ đó, người đọc sẽ tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng, đầy đủ và đúng đắn nhất.

VD: Trong bài Đồ gốm gia dụng của người Việt: Văn bản sử dụng các hình ảnh xuyên suốt bài, mỗi phần đều có các yếu tố hình thức là các hình ảnh minh họa 

=> Các yếu tố này giúp cho các ý tưởng và thông tin sinh động, hấp dẫn, sinh động hơn, người đọc dễ hiểu và hình dung các đồ gia dụng gốm hơn.

CH9: Chỉ ra một số điểm tương đồng và khác biệt trong cách sử dụng hình ảnh minh họa ( và các phương tiện phi ngôn ngữ khác, nếu có) ở hai văn bản sau:

- Đồ gốm gia dụng của người Việt ( theo Phan Cẩm Thương)

- Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI ( Đỗ Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Đức Dũng)

Giải nhanh:

 

Đồ gốm gia dụng của người Việt

Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI

Giống

Cả hai văn bản đều sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ là hình ảnh để minh họa giúp người đọc có thể hiểu rõ và hình dung dễ hơn về vấn đề mà tác giả hướng đến

Khác

Đồ gốm gia dụng của người Việt: các hình ảnh xuyên suốt bài, mỗi phần đều có các yếu tố hình thức là các hình ảnh minh họa 

=> Các yếu tố này giúp cho các ý tưởng và thông tin sinh động, hấp dẫn, sinh động hơn, người đọc dễ hiểu và hình dung các đồ gia dụng gốm hơn

Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI: hình ảnh thể hiện cho một vấn đề cần minh họa bằng sơ đồ, hình ảnh chứ không có hình ảnh xuyên suốt bài nhưng vẫn biểu đạt được các ý mà tác giả muốn truyền tải

CH10: Lập bảng tổng hợp những điểm đáng ghi nhớ về yêu cầu khi viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

Giải nhanh:

Phần mở đầu

Giới thiệu được đối tượng

Phần nội dung chính

Miêu tả bao quát được đối tượng

Trình bày được từng phương diện của đối tượng thuyết minh theo một trình tự hợp lý

Giới thiệu được một vài điểm đặc sắc nhất của đối tượng, quy trình

Làm rõ được vai trò, ý nghĩa, giá trị của đối tượng

Phần kết thúc

Đánh giá chung và nêu cảm nhận về đối tượng

Cách trình bày và diễn đạt

Trình bày các ý mạch lạc

Sử dụng lồng ghép các yêu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận làm tăng hiệu quả thuyết minh đối tượng

Sử dụng được các phương tiện phi ngôn ngữ hỗ trợ nội dung thuyết minh

Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu, liên kết câu/ đoạn.

CH11: Lập bảng so sánh và chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt về yêu cầu đối với kiểu bài khi viết:

Văn bản thuyết minh về một đối tượng hoặc quy trình hoạt động có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận và báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội.

- Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

- Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học ( truyện thơ) và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học ( kịch bản văn học)

Giải nhanh:

1. Văn bản thuyết minh về một đối tượng hoặc quy trình hoạt động có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận và báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội.

 

Văn bản thuyết minh về một đối tượng hoặc quy trình hoạt động có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận

Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Điểm giống

Cả hai đều phải giới thiệu được đối tượng, vấn đề và dùng ngôn ngữ chính xác, sự dụng hợp lí hiệu quả các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và diễn đạt rõ ràng, trong sáng, khách quan

Điểm khác

Miêu tả đối tượng-quy trình và trình bày phương diện của đối tượng/quy trình, tập trung giới thiệu một vài điểm đặc sắc và làm rõ vai trò, giá trị, ý nghĩa của đối tượng, quy trình.

Phải tóm tắt nội dung và có từ khóa, cơ sở lí thuyết và kết quả nghiên cứu và tài liệu Giải nhanh. Các đề mục được trình bày dựa trên quá trình nghiên cứu và nêu được lí do chọn đề tài, nhiệm vụ, mục đích và phạm vi nghiên cứu

2. Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

 

văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Điểm giống

Cả hai đều phải giới thiệu được đối tượng, vấn đề và dùng ngôn ngữ chính xác, sự dụng hợp lí hiệu quả các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và diễn đạt rõ ràng, trong sáng, khách quan

Điểm khác

Giải thích được vấn đề cần bàn luận và trình bày được hệ thống luận điểm quan điểm của người viết.  Nêu được bằng chứng đầy đủ, khách quan, xác đáng và trao đổi các ý kiến trái chiều một cách hợp lý

Phải tóm tắt nội dung và có từ khóa, cơ sở lí thuyết và kết quả nghiên cứu và tài liệu Giải nhanh. Các đề mục được trình bày dựa trên quá trình nghiên cứu và nêu được lí do chọn đề tài, nhiệm vụ, mục đích và phạm vi nghiên cứu

3. Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (kịch bản văn học)

 

văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học ( truyện thơ) 

Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học ( kịch bản văn học)

Điểm giống

Cả hai đều phải giới thiệu được đối tượng, vấn đề và dùng ngôn ngữ chính xác, sự dụng hợp lí hiệu quả các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và diễn đạt rõ ràng, trong sáng, khách quan, kết hợp các thao tác lập luận, lập luận chặt chẽ và hệ thống luận điểm mạch lạc

Điểm khác

Trình bày được tóm tắt nội dung của tác phẩm và phân tích, đánh giá được các giá trị đặc sức về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Trình bày được suy nghĩ của bản thân và ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc

Triển khai được ít nhất hai luận điểm và thể hiện được thành công và hạn chế về cách xây dựng hành động, nhân vật, xung đột kịch và thành công, hạn chế về ngôn ngữ kịch.

CH12: Lập bảng tổng hợp về các tri thức tiếng Việt cần ghi nhớ đã học ở học kì I.

Giải nhanh:

Cách giải thích nghĩa của từ

- Phân tích nội dung nghĩa của từ và nếu cần có thể nêu phạm vi sử dụng, khả năng kết hợp của từ

- Dùng một hoặc một số từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích

- Đối với từ ghép có thể giải thích nghĩa của từ bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ.

Cách trình bày ý tưởng và thông tin, dữ liệu

Ý tưởng và thông tin, dữ liệu trong văn bản có thể trình bày theo các cách như: ý chính và nội dung chi tiết, trật tự thời gian, cấu trúc nguyên nhân –kết quả, cấu trúc so sánh, đối chiếu, cấu trúc vấn đề, cách giải quyết

CH13: Viết đoạn văn (khoảng ba trăm chữ) bàn về một trong hai nội dung:

- Từ nỗi oan của nhân vật Thị Kính trong văn học nghĩ về sự cần thiết và tầm quan trọng của sự minh oan.

- Từ cuộc đấu tranh cho lẽ sống của các nhân vật bi kịch như Vũ Như Tô ( kịch Vũ Như Tô), Hăm-lét (kịch Hăm-lét) nghĩ về việc theo đuổi mục đích, lí tưởng sống của thanh niên ngày nay.

Giải nhanh:

Trong đoạn trích "Nỗi oan hại chồng" từ vở chèo "Quan Âm Thị Kính", nhân vật Thị Kính được miêu tả là người phụ nữ đẹp cả về ngoại hình lẫn nội tâm, nhưng vì xuất thân nghèo hèn nên bị khinh rẻ và phải chịu nỗi oan khuất đau đớn. Đoạn mở đầu gây cảm tình với người đọc khi thể hiện tấm lòng thương yêu chồng sâu sắc của Thị Kính. Tuy nhiên, nàng bị hiểu lầm và vu oan là ám sát chồng, điều này khiến nàng rơi vào nỗi oan khuất vô cùng bi thương. Thị Kính đã năm lần kêu oan, nhưng chỉ nhận được sự ruồng rẫy, xua đuổi. Nguyên nhân chính là do nàng xuất thân từ gia đình nghèo, bị coi khinh và đối xử tệ bạc. Đoạn trích phản ánh nỗi oan của người dân thường, đặc biệt là phụ nữ, trong xã hội cũ, khi họ phải chịu định kiến và bị ruồng bỏ chỉ vì một sự hiểu lầm mà không được minh oan.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác