Dễ hiểu giải Ngữ văn 11 chân trời bài 3: Ôn tập

Giải dễ hiểu bài 3: Ôn tập. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 11 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ÔN TẬP

CH1: Kẻ bảng sau vào vở, nêu các đặc điểm của thể loại truyện thơ được thể hiện qua các đoạn trích:

 

Lời tiễn dặn

Tú Uyên gặp Giáng Kiều

Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu

Cốt truyện

 

 

 

Nhân vật

 

 

 

Người kể chuyện

 

 

 

Ngôn ngữ

 

 

 

Nhận xét chung

                               

Giải nhanh:

 

Lời tiễn dặn

Tú Uyên gặp Giáng Kiều

Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu

Cốt truyện

+ Yêu nhau tha thiết;

+ Tình yêu tan vỡ, đau khổ;

+ Vượt qua, thoát khỏi cảnh ngộ, chết cùng nhau hoặc sống bên nhau hạnh phúc

 Người đẹp trong tranh là câu chuyện dân gian Việt Nam, kể về sự tích Tú Uyên – Giáng Kiều kết duyên chồng vợ, sau đó cả hai cùng cưỡi hạc bay về trời.

 Thiện Sĩ ngồi đọc sách thì thiu thiu ngủ, Thị Kính ngồi khâu bên cạnh nhìn thấy chồng có chiếc râu mọc ngược thì lấy dao khâu định xén đi. Thiện Sĩ chợt tỉnh thì hô toáng lên. Rồi mặc cho Thị Kính hết lời van xin, Sùng ông, Sùng Bà đánh đuổi Thị Kính về nhà Mãng ông. Sau khi làm cho hai bố con Mãng ông nhục nhã, khổ sở hai vợ chồng nhà Sùng bỏ vào nhà mặc cho hai bố con ôm nhau khóc rồi đưa nhau về.

Nhân vật

Nhân vật Anh yêu và Em yêu từ khi còn là hai bào thai

 Tú Uyên và Giáng Kiều

 Thiện Sĩ, Thị Kính, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông.

 Nhân vật chính thể hiện xung đột là Sùng bà và Thị Kính.

Người kể chuyện

Tác giả thay lời nhân vật trong cuộc kể lại câu chuyện tình yêu

 Tác giả

Tác giả

Ngôn ngữ

 Ngôn ngữ xưng hô trong dân ca Thái, gần gũi, quen thuộc

 Câu chuyện được viết bằng ngôn ngữ dân gian, gần gũi thân thuộc

 Lời hát, lời văn mang đậm màu sắc dân gian

Nhận xét chung

Cả ba văn bản đều được thể hiện và gắn liền với ngôn ngữ dân gian, dễ gần và thân thuộc với con người Việt Nam

CH2: Lời của các nhân vật từ câu " Bữa sau sự phụ mới hay" đến câu " Mệnh người dám lấy làm chơi mà liều" (trích Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu) có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói không? Dựa vào đâu bạn nhận xét như vậy?

Giải nhanh:

- Lời của các nhân vật mang đặc điểm của ngôn ngữ nói. 

- Dựa vào lời văn và việc sử dụng ngôn ngữ như ru thì, phù đồ mang đậm ngôn ngữ dân gian. Ngoài ra từ : Như thế thì...... chơi mà liều" là lời nói của sư phụ được chuyển thành câu thơ do đó mà lời của các nhân vật mang đặc điểm của ngôn ngữ nói.

CH3: Khi viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học ( truyện thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật( bài hát), bạn cần lưu ý những điều gì?

Giải nhanh:

- Kết hợp các thao tác lập luận, lập luận chặt chẽ, hệ thống luận điểm mạch lạc.

- Có lí lẽ xác đáng, bằng chứng tin cậy lấy từ tác phẩm

- Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, đáp ứng yêu cầu của kiểu bài.

- Sử dụng các từ ngữ, câu văn tạo sự gắn kết giữa các luận điểm, giữa bằng chứng với lí lẽ và bảo đảm mạch lạc cho bài viết.

CH4: Bạn cần chú ý những gì khi giới thiệu một truyện thơ hoặc một bài hát theo lựa chọn cá nhân?

Tham khảo:

- Xác định được tác phẩm mà mình định nói là của ai, ra đời năm nào, trong bối cảnh nào, thuộc thể loại nào hay loại hình nghệ thuật gì.

- Xác định được thể loại của tác phẩm

- Xác định nội dung của tác phẩm

- Xác định những biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng

CH5: Qua niềm khát khao đoàn tụ trong các văn bản Lời tiễn dặn, Tú Uyên gặp Giáng Kiều, Người đợi trước hiện nhà, bạn hiểu gì về bi kịch và vẻ đẹp của con người trong hoàn cảnh xa cách.

Giải nhanh:

     Trong hoàn cảnh xa cách, con người trở nên biết trân trọng những khoảnh khắc gần nhau, mới biết được niềm vui của đoàn tụ mà chỉ khi mất đi con người mới nhận ra được. Nhưng trong sự đau khổ ấy con người lại hiện lên những vẻ đẹp, phẩm chất đáng quý về sự khát khao đoàn tụ, về sự thủy chung một lòng.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác