Dễ hiểu giải Ngữ văn 11 chân trời bài 6: Viết Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học

Giải dễ hiểu bài 6: Viết Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 11 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC

CH1: Người viết có quan điểm như thế nào về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học?

Giải nhanh:

Người viết bày tỏ sự suy tư, trăn trở về cách sống hiến dâng tròn đầy và đẹp đẽ với tư cách của một con người, về ý ngĩa của cuộc sống được nêu lên trong tác phẩm "Thơ Dâng" của Ta-go..

CH2: Để làm rõ quan điểm của mình, người viết đã đưa ra những luận điểm nào?

Giải nhanh:

- Sống trọn vẹn là biết cho đi, như việc dâng tặng "chiếc li tràn đầy cuộc sống" của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ.

- Sống trọn vẹn là kiên trì cống hiến,theo đuổi lí tưởng

CH3: Mỗi luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có sự kết hợp với nhau như thế nào? Phân tích mỗi ví dụ để làm rõ.

Giải nhanh:

Mỗi luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa và theo một trật tự logic. Sau mỗi luận điểm là hệ thống lí lẽ và dẫn chứng đưa ra để làm sáng tỏ luận điểm.

Ví dụ: Luận điểm: Sống trọn vẹn là biết cho đi, như việc dâng tặng "chiếc li tràn đầy cuộc sống" của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ.

- Lí lẽ: Theo lẽ thường, đời sống là một cuộc chuyển hóa của cho và nhận, nhận và cho. Chúng ta không thể nào sống mà không kết nối với người khác.

- Bằng chứng: Một đứa trẻ chỉ có thể lớn lên khi được chăm sóc bở cha mẹ, gia đình - nhận sự dưỡng nuôi từ thân nhân. Sau đó... lẽ nào chúng không biết cho đi?

CH4: Mở bài, thân bài và kết bài của ngữ liệu để đáp ứng yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học chưa? Vì sao?

Giải nhanh:

Mở bài, thân bài và kết bài của ngữ liệu đã đáp ứng yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học. Bởi vì:

- Mở bài đã giới thiệu được tác phẩm văn học và nêu vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm.

- Kết bài đã khẳng định lại vấn đề, đánh giá đóng góp của tác phẩm về vấn đề.

CH1: Hãy viết bài văn nghị luận về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được gợi ra từ một trong ba truyện ngắn đã đọc.

Giải nhanh:

     Trong câu chuyện "Kiến và người", ta được thấy một mối quan hệ rất đặc biệt giữa con người và tự nhiên. Trong đó, hai nhân vật chính đại diện cho hai thế giới khác nhau - một là một con kiến sống trong tự nhiên và một người đàn ông sống trong thế giới của chính mình. Tuy nhiên, câu chuyện đã cho thấy sự vô tình và thủ đoạn của con người đã làm suy yếu và phá hủy môi trường sống của con kiến - một phần của tự nhiên.

     Từ câu chuyện này, ta thấy có sự khác biệt lớn giữa thế giới của con người và của tự nhiên. Con người thường xuyên thay đổi, phá hủy vùng đất, làm suy yếu môi trường sống của các loài động vật và cả con người chính mình. Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho lợi ích của con người đã khiến cho môi trường sống của các sinh vật trên Trái đất bị suy vẹo và diệt vong.

      Có những người cho rằng không cần phải quan tâm đến môi trường vì sẽ luôn có phương án thay thế cho những nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nhưng điều đó không chính xác và cần được thay đổi. Vì thật sự, chúng ta không thể bỏ qua quan tâm đến môi trường sống của chúng ta. Làn sóng biến đổi khí hậu, sự chênh lệch cực đoan giữa các nguồn tài nguyên sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta trong tương lai.

     Vì vậy, chúng ta cần phải ý thức hơn về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Chúng ta cần phải đầu tư vào các công nghệ xanh, bảo vệ môi trường, tôn trọng các thiên nhiên còn đó và nỗ lực xây dựng một thế giới bền vững cho các thế hệ tương lai. Đặc biệt, chúng ta cần phải học hỏi từ câu chuyện "Kiến và người" để hiểu rằng mình phải sống chung với một môi trường bền vững, và luôn đặt lợi ích của các sinh vật và tự nhiên lên trên hết.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác