Dễ hiểu giải Ngữ văn 11 chân trời bài 5: Chí khí anh hùng

Giải dễ hiểu bài 5: Chí khí anh hùng. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 11 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN: CHÍ KHÍ ANH HÙNG

CH1: Giải thích quan niệm về chí anh hùng của chủ thể trữ tình trong bài thơ. Theo bạn, cách thể hiện quan niệm ấy trong tám dòng thơ đầu, bốn dòng thơ tiếp theo và ba dòng thơ cuối có gì khác nhau?

Giải nhanh:

- Theo quan niệm xưa, người con trai sinh ra trên đời là phải đầu đội trời, chân đạp đất và cũng phải mang nợ tang bồng. 

- Trong 4 câu đầu thì : Những ai có chí nam nhi thì thường đua tranh với đời và mang tầm vóc vô cùng to lớn. Đó là vòng trời đất trong bốn bể. Tuy mang nợ tang bồng nhưng cũng phải hết sức sòng phẳng hay nói cách khác là có vay thì phải có trả. Nó làm gợi hình ảnh và cũng như nam nhi ở đời đang tung hoành trời đất và vẫy vùng.

- Còn trong 3 câu cuổi: Ở đây nhà thơ đã mượn hình ảnh ấn dụ để ý nói thi đỗ và sẽ lập được công danh. Và khi đó có quyền được thành thơi vui sướng bầu bạn cùng rượu và ngăm nhìn trăng thanh gió mát, đó cũng chính là một cách để hưởng lạc.

CH2: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố vần, nhịp, âm điện có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện cảm hứng ấy?

Giải nhanh:

- Chí làm trai là một quan niệm về anh hùng của Nguyễn Công Trứ. Ở đây ta cảm nhận được một chí khí của tuổi trẻ của những người thanh niên. 

- Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố vần, nhịp, âm điệu có tác dụng với ngôn ngữ, hình ảnh ước lệ ấy, ông đã đặt đúng chỗ, nói đúng lúc, diễn tả một cách hùng hồn, lôi cuốn, chấn động cái chí khí kẻ sĩ của mình.

CH3: Không phái ai cũng có thể trở thành “anh hùng” nhưng đã là con người, ai cũng có thể có và nuôi dưỡng “chí anh hùng”. Bạn suy nghĩ thế nào về quan niệm trên?

Giải nhanh:

- Không phải ai cũng có thể trở thành “anh hùng” nhưng đã là con người, ai cũng có thể có và nuôi dưỡng “chí anh hùng”. 

- Quan niệm này là hoàn toàn đúng, không phải ai cũng có thể giúp mọi người, trở thành anh hùng của mọi người nhưng trở thành anh hùng của bản thân thì có thể. Nuôi chí anh hùng giúp con người sống tốt hơn và hoàn thiện bản thân từ đó có thể phát triển bản thân hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác