Tóm tắt kiến thức ngữ văn 11 chân trời bài 5: Chí khí anh hùng

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 5: Chí khí anh hùng. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ NỘI DUNG CHÍNH.

- Tác giả: Nguyễn Công Trứ

+ Tên tục là Củng, tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu là Hy Văn, sinh ngày 01 tháng 11 năm Mậu Tuất, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 39, tức ngày 19 tháng 12 năm 1778; người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

+ Nguyễn Công Trứ từ bé đã sống trong cảnh nghèo khổ. Khi nhà Nguyễn đang tích cực củng cố địa vị thống trị của mình, xã hội có vẻ ổn định, Nguyễn Công trứ hăm hở đi học đi thi. Năm 1819, ông thi đậu Giải nguyên và được bổ đi làm quan. Bấy giờ ông đã bốn mươi mốt tuổi.

- Tác phẩm: Bài "Chí khí anh hùng" là một trong những bài hát nói xuất sắc nhất của nhà thơ viết trong thời trai trẻ.

II. ĐẶC SẮC VỀ NỘI DUNG

* Quan niệm chí khí anh hùng

- Chí: thể hiện con người hướng đến những việc làm lớn lao.

- Khí: là nghị lực để đạt tới mục đích.

-  Anh hùng: là những người nghĩa hiệp, dũng cảm, tài năng, khí phách. Còn về mặt danh từ thì có ý chỉ khen ngợi những người không ngại hi sinh vì nghĩa lớn, tài giỏi, xuất chúng.

=> Chí khí anh hùng: là lí tưởng, nghị lực, và mục đích cao cả của người anh hùng. Đây chính là lý tưởng sống của nhà thơ Nguyễn Công Trứ khi còn đầu xanh tuổi trẻ. Quan niệm của ông sống trong xã hội phải chiếm lấy một địa vị để...làm việc “trí quân trạch dân”; công danh trong Nguyễn Công Trứ thường gắn liền quan niệm trung hiếu, quân thân. Ưu điểm trong quan niệm chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ là nó khẳng định một cách dứt khoát vai trò tích cực của con người trong xã hội. Những vần thơ đầy lạc quan tin tưởng của nhà thơ vang lên trong không khí xã hội triều Nguyễn, cho dù có hạn chế như thế nào, nó vẫn có ý nghĩa.

* Cảm hứng chủ đạo của bài thơ:

- Đề cao lí tưởng và chí khí anh hùng của đấng nam nhi: hết lòng giúp nước, giúp đời, để lại sự nghiệp lẫy lừng và tấm lòng son lưu vào sử sách.

- Tác dụng của các yếu tố từ ngữ, hình ảnh, nhịp, vần, âm điệu,... trong việc thể hiện cảm hứng chủ đạo của bài thơ:

+  Hình ảnh kì vĩ lớn lao góp phần thể hiện sự lớn lao của lí tưởng khát vọng anh hùng.

+ Từ ngữ, câu thơ cổ kính, trang trọng cho thấy quan niệm anh hùng của chủ thể trữ tình là sự phát huy truyền thống, đã trở thành lẽ sống, cảm hứng chung của bao thế hệ 

+ Nhịp thơ linh hoạt, khoẻ khoắn; câu thơ co duỗi phóng túng, nhịp nhàng cùng với cách ngắt nhịp linh hoạt, khoẻ khoắn, cách gieo vần liền luân phiên theo từng cặp rất đặc biệt của thể hát nói (vay – tây; bề – nghệ,...) giúp làm nên âm điệu hào hùng của một bài ca biểu dương lẽ sống cao đẹp.

- Tất cả các yếu tố trên góp phần thể hiện một tiếng nói, một giọng điệu tự tin, kiêu hãnh, hào sảng.... của một chủ thể trữ tình nhân danh đáng làm trai, luôn đầy ắp hùng tâm tráng chí. Đó các yếu tố làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của cảm hứng chủ đạo, chủ đề và hình tượng nghệ thuật trong bài thơ.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 5: Chí khí anh hùng, kiến thức trọng tâm văn 11 chân trời bài 5: Chí khí anh hùng, nội dung chính bài Chí khí anh hùng

Bình luận

Giải bài tập những môn khác