Soạn giáo án Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Ôn tập cuối học kì I
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 11 Ôn tập cuối học kì I - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
TIẾT: ÔN TẬP HỌC KÌ I
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Củng cố kiến thức đã học về đặc trưng những thể loại: tùy bút/tản văn, văn bản nghị luận, truyện thơ dân gian, truyện thơ Nôm, văn bản thông tin tổng hợp và bi kịch.
- Ôn tập kiến thức thực hành tiếng Việt: cách giải thích nghĩa của từ, đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, phương tiện phi ngôn ngữ và cách trích dẫn tài liệu.
- Củng cố và luyện tập về kĩ năng viết: văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (kịch bản văn học/truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (một bộ phim/một cuốn sách), văn bản thuyết minh (có lồng ghép những yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm…) và viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề trong xã hội.
- Củng cố lại kĩ năng giới thiệu một tác phẩm văn học (kịch bản văn học/truyện thơ), nghệ thuật (một cuốn sách/một bộ phim) theo lựa chọn cá nhân, trình bày kết quả báo cáo nghiên cứu về một vấn đề trong xã hội.
- Năng lực
Năng lực chung
- - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
- Nhận biết được đặc trưng những thể loại: tùy bút/tản văn, văn bản nghị luận, truyện thơ dân gian, truyện thơ Nôm, văn bản thông tin tổng hợp và bi kịch.
- Hiểu được kiến thức thực hành tiếng Việt: cách giải thích nghĩa của từ, đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, phương tiện phi ngôn ngữ và cách trích dẫn tài liệu.
- Kĩ năng viết: văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (kịch bản văn học/truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (một bộ phim/một cuốn sách), văn bản thuyết minh (có lồng ghép những yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm…) và viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề trong xã hội.
- Kĩ năng giới thiệu một tác phẩm văn học (kịch bản văn học/truyện thơ), nghệ thuật (một cuốn sách/một bộ phim) theo lựa chọn cá nhân, trình bày kết quả báo cáo nghiên cứu về một vấn đề trong xã hội.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ ôn tập và làm bài tập đầy đủ.
- Có tinh thần trách nhiệm khi làm việc nhóm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 11.
- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ: Trong những bài học đã học ở chương trình Ngữ văn 11 tập 1, em ấn tượng với bài học nào nhất? Vì sao?
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Trong những bài học đã học ở chương trình Ngữ văn 11 tập 1, em ấn tượng với bài học nào nhất? Vì sao?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở: Chọn một trong số những chủ đề mà em yêu thích trong sáu bài học, lí giải lí do vì sao em chọn: thông điệp ý nghĩa? Bài học giá trị? Những tác phẩm hay, đặc sắc, lôi cuốn?
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố toàn bộ kiến thức của chương trình Ngữ văn 11 kì 1 qua việc giải quyết những bài tập Ôn tập học kì I.
- CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập.
- Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Ôn tập về đặc trưng thể loại (tùy bút/tản văn, văn bản nghị luận, truyện thơ dân gian, truyện thơ Nôm, văn bản thông tin tổng hợp và bi kịch). Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: + Nối hai cột A và B trong bài tập số 1 SGK trang 141. + Tóm tắt những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu một văn bản theo các thể loại dưới đây (có thể bằng hình thức lập bản): tùy bút / tản văn, truyện thơ, bi kịch. +Nêu ít nhất 2 điểm tương đồng, một điểm khác biệt về đặc điểm thể loại giữa tùy bút và tản văn (minh họa bằng việc lấy dẫn chứng từ tác phẩm đã học, đã đọc). + Việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin tổng hợp có tác dụng như thế nào? Minh họa bằng một số dẫn chứng lấy từ các văn bản đã học. + Chỉ ra một số cách khác biệt trong đọc hiểu một văn bản thông tin tổng hợp và một văn bản nghị luận. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để hoàn thiệnn câu trả lời. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS của mỗi nhóm lượt báo cáo kết quả làm việc. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Ôn tập về thực hành tiếng Việt Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thực hiện yêu cầu: Tổng hợp những tri thức tiếng Việt cần ghi nhớ đã học ở kì I. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để hoàn thiệnn câu trả lời. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS của mỗi nhóm lượt báo cáo kết quả làm việc. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
| I. Đặc trưng thể loại (tùy bút/tản văn, văn bản nghị luận, truyện thơ dân gian, truyện thơ Nôm, văn bản thông tin tổng hợp và bi kịch). 1. Nối hai cột A và B trong bài tập số 1 SGK trang 141 + Tùy bút/ tản văn: Không có cốt truyện, giàu trữ tình và tính nhạc. Thường được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng, chủ đề nhất định; ngôn ngữ giàu chất hình ảnh, chất thơ, chất suy tưởng, chính luận…. + Văn bản nghị luận: Lựa chọn bằng chứng phù hợp, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ. + Truyện thơ Nôm: Thể loại tự sự bằng thơ, định hình từ thế kỉ XVII, phát triển mạnh từ nửa cuối thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX. + Truyện thơ dân gian: Có cốt truyện, kết cấu đơn giản, kết hợp giữa tự sự và trữ tình, phản ánh cuộc sống của nhân dân cũng như khát vọng về tình yêu, tự do, hạnh phúc và công lí. + Văn bản tổng hợp thông tin: Sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin, nhiều dạng trình bày ( dạng chữ, dạng hình ảnh/ sơ đồ/ bảng biểu……) nhiều phương thức biểu đạt ( thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận,….). + Bi kịch: Cốt truyện đơn giản, nhân vật có chức năng tạo ra thế giới và con người. Nhân vật chính thường có bản chất tốt đẹp, có khát vọng vượt lên và thách thức số phận, nhưng cũng có những nhược điểm trong hành xử hoặc sai lầm trong đánh giá. - Tóm tắt những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu một văn bản theo các thể loại: tùy bút / tản văn, truyện thơ, bi kịch. + Khi đọc một văn bản tuỳ bút hoặc tản văn, cần chú ý về cách đọc như sau: · Tìm hiểu chất trữ tình, cái tôi của nhà văn thể hiện qua văn bản. · Tìm hiểu ngôn ngữ của văn bản. · Xác định chủ đề mà văn bản muốn gửi đến người đọc. · Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết. + Thể loại bi kịch · Cần tìm hiểu nhân vật kịch · Tìm hiểu xung động kịch · Tìm hiểu hành động kịch · Tìm hiểu lời thoại - 2 điểm tương đồng, một điểm khác biệt về đặc điểm thể loại giữa tùy bút và tản văn · Tản văn và tùy bút đều có nguồn gốc từ thời trung đại, tuy nhiên, tùy bút được "ẩn thân" vào thể ký nên chưa biểu hiện rõ ràng. Đến thế kỷ 20, tùy bút mới thực sự hiện diện với tư cách một thể loại văn xuôi hiện đại, rồi từng bước khẳng định sự góp mặt xứng đáng bằng nhiều tên tuổi lớn, nhiều tác phẩm có giá trị. Cả 2 hình thức này đều thuộc thể loại văn xuôi tự sự, trữ tình và đều mang tính chất hư cất: Viết được trên cảm xúc có thật, người viết đã chứng kiến hoặc trải nghiệm qua cảm xúc ấy. VD: Văn bản Cõi lá được viết trên sự hoài niệm của Đỗ Phấn về Hà Nội, dựa trên sự quan sát thực tế và kí ức của tác giả · Điểm khác biệt giữa tản văn và tùy bút là Tản văn có đề tài rộng lớn bao quát hơn. Tản văn không lấy hiệu quả ở tình tiết, cũng không lấy nhân vật để khắc họa sự hiểu biết, đồng thời cũng không yêu cầu có tình cảm đặc biệt mãnh liệt như thơ, đề tài của tản văn tuy rộng nhưng cái rộng lớn đa dạng của nó là những điều bên ngoài mà tác giả tự mình nhìn thấy, nghe thấy, suy nghĩ, mong muốn, cảm thấy, xúc động và cuộc sống thường nhật cho đến những hiện tượng khác. Nó cũng không đòi hỏi người viết sự "thâm nhập thực tế" một cách trường kỳ và cái nhìn quan sát có tính chủ ý cao như ở tùy bút hay bút ký. 2. Tác dụng của việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ - Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin giúp cụ thể hóa những lời thuyết minh trong văn bản. Từ đó, người đọc sẽ tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng, đầy đủ và đúng đắn nhất. VD: Trong bài Đồ gốm gia dụng của người Việt: Văn bản sử dụng các hình ảnh xuyên suốt bài, mỗi phần đều có các yếu tố hình thức là các hình ảnh minh họa -> Các yếu tố này giúp cho các ý tưởng và thông tin sinh động, hấp dẫn, sinh động hơn, người đọc dễ hiểu và hình dung các đồ gia dụng gốm hơn. 3. Cách khác biệt khi đọc hiểu một văn bản thông tin và một văn bản nghị luận - Văn bản nghị luận: luận điểm, luận cứ, lí lẽ dẫn chứng. Có hai loại là nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Nghị luận văn học tập trung vào phân tích các tác phẩm văn học (tác giả, tác phẩm…) và đặc điểm nhân vật gắn với các văn bản đã học. Nghị luận xã hội có nội dung chính là bàn luận về một tư tưởng, quan điểm - Văn bản thông tin: ít luận điểm nói nhiều về thông tin có Văn bản thông tin tập trung vào giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi vừa giúp người đọc khám phá những nét đẹp văn hóa hoặc một số hoạt động truyền thống nổi tiếng. II. Thực hành tiếng Việt 1. Cách giải thích nghĩa của từ: - Khái niệm: nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị. Nghĩa của từ được nhận diện thông qua nhận thức, sự hiểu biết của mỗi người. - Cách giải thích nghĩa của từ: + Phân tích nội dung nghĩa của từ và nếu cần có thể nêu phạm vi sử dụng, khả năng kết hợp của từ, chú ý đến sự khác nhau giữa các từ đồng nghĩa (nếu có). + Dùng một (hoặc một số) từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. + Đối với từ ghép, có thể giải thích nghĩa của từ bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ. - Khi giải thích nghĩa của từ cần chú ý đến nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ. + Nghĩa gốc: nghĩa ban đầu của từ + Nghĩa chuyển: nghĩa hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. 2. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều