Soạn giáo án Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 6 Văn bản 1: Chiều sương
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 11 Bài 6 Văn bản 1: Chiều sương - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
TIẾT: VĂN BẢN 1: CHIỀU SƯƠNG
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại như: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ ba và người kể chuyện ngôi thứ nhất, sự thay đổi điểm nhìn, sự nối kết giữa lời kể chuyện, lời nhân vật….
- Phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống; so sánh được hai văn bản văn học viết cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau; liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn văn bản được đọc.
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại như: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ ba và người kể chuyện ngôi thứ nhất, sự thay đổi điểm nhìn, sự nối kết giữa lời kể chuyện, lời nhân vật….
- Phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống; so sánh được hai văn bản văn học viết cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau; liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn văn bản được đọc.
- Phẩm chất
- Yêu thương, trân trọng, có trách nhiệm với môi trường xung quanh.
- Có ý thức chủ động tham gia vào các hoạt động bảo vệ thiên nhiên và lan tỏa ý thức, hành vi tích cực này đến những người xung quanh.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 11.
- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Chiều sương.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ cảm nhận cá nhân nhan đề văn bản Chiều sương.
- Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS: Từ nhan đề truyện, bạn hãy dự đoán nội dung văn bản nói lên điều gì?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở:
+ Thời điểm diễn ra câu chuyện: buổi chiều.
+ Không gian: được bao phủ bởi sương mờ, có chút êm ả nhưng cô đơn, lạnh lẽo.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Lỗ Tấn từng nói: “Một thiên truyện ngắn có thể trở thành một “tòa lâu đài” chứa đựng cả tinh thần thời đại nếu như thực sự nằm dưới ngòi bút có tài. Nhà văn chỉ cần “Vẽ một con báo qua mảng lông mà vẫn biết là con báo, qua một con mắt mà truyền được cả tinh thần”. Trong tiết học hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu văn bản Chiều sương để có thêm những hiểu biết về cái hay của thể loại này nhé!
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản
- Mục tiêu: Nhận biết và hiểu được những đặc điểm cơ bản của thể loại truyện ngắn, nắm được những thông tin cơ bản của văn bản.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về thể loại truyện ngắn. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS xem lại phần chuẩn bị về mục Tri thức ngữ văn và làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ sau:
· Nêu khái niệm truyện ngắn? · Cốt truyện của truyện ngắn hiện đại thường xoay quanh những gì? · Nêu đặc điểm của điểm nhìn ngôi thứ ba (toàn tri và hạn tri)? Thay đổi điểm nhìn trong văn bản có tác dụng gì? · Nhân vật trong truyện có vai trò gì? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu chung về văn bản Chiều sương Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu dưới đây: · Nêu một số thông tin về tác giả Bùi Hiển và xuất xứ của văn bản “Chiều sương”. · Xác định bố cục của văn bản và nêu nội dung từng phần? · Nêu nội dung bao quát của văn bản. Nhận xét cách đặt nhan đề truyện của tác giả.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Thể loại truyện ngắn 1. Khái niệm - Truyện ngắn là thể loại tự sự hư cấu có dung lượng nhỏ, thường phù hợp để đọc hết trong một lần. Với quy mô hạn chế, số lượng nhân vật và sự kiện ít, truyện ngắn chỉ tập trung miêu tả một khía cạnh hoặc trạng thái cụ thể của đời sống xã hội. 2. Cốt truyện Cốt truyện của truyện ngắn hiện đại thường đơn giản, cô đúc; tập trung xoay quanh một tình huống. Trong đó, các sự kiện trong câu chuyện được sắp xếp theo hướng chỉ tập trung vào một vài biến cố chính, dồn nén mâu thuẫn trong một khoảng thời gian ngắn. 3. Điểm nhìn trần thuật - Điểm nhìn ngôi thứ ba (toàn tri, hạn tri) và sự thay đổi điểm nhìn: + Điểm nhìn ngôi thứ ba toàn tri: Tầm hiểu biết của người kể chuyện bao trùm toàn bộ thế giới nhân vật, không bị giới hạn trong cái nhìn của nhân vật nào, thấy suốt tất cả suy nghĩ và cảm xúc của các nhân vật, tất cả mọi thời điểm, địa điểm và sự kiện. + Điểm nhìn ngôi thứ ba hạn tri: Tầm hiểu biết của người kể chuyện chỉ giới hạn trong cái nhìn của một nhân vật trung tâm, chỉ thấy suốt suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật đó là các sự kiện mà nhân vật đó biết. + Thay đổi điểm nhìn: Trong nhiều tác phẩm truyện hiện đại, thường có sự di chuyển điểm nhìn kể chuyện, có thể từ ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba, từ ngôi thứ ba hạn chi sang toàn tri, hoặc giữa nhiều ngôi thứ nhất khác nhau. Thủ pháp này có nhiều tác dụng trong việc thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả: dẫn dắt độc giả vào thế giới tinh thần của nhân vật; quan sát, thể hiện sự việc, con người từ nhiều góc nhìn,… 4. Nhân vật - Nhân vật trong truyện ngắn: Truyện ngắn hiện đại thường chỉ có 1-2 nhân vật chính – tức nhân vật hiện lên như một tư thế đọc lập, giữ vai trò chủ đạo trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm – được khắc họa qua ngoại hình, hành động, đối thoại, độc thoại nội tâm và đánh giá của các nhân vật khác cũng như người kể chuyện. II. Tìm hiểu chung về văn bản Chiều sương 1. Tác giả và xuất xứ văn bản a. Tác giả Bùi Hiển - Bùi Hiển (1919 - 2009) sinh tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, là nhà văn có sức sáng tác dồi dào, bền bỉ trong cả hai giai đoạn trước và sau năm 1975. Nổi tiếng từ truyện ngắn đầu tay Nằm vạ, ông đã định hình phong cách là một nhà văn chuyên viết về phong tục Bắc Bộ với lòng yêu thương con người và cảnh vật sâu sắc. Bùi Hiển viết đa dạng nhiều thể loại như: truyện ngắn, bút kí, phê bình, tiểu luận, chân dung văn học, dịch thuật,... với hơn 40 tác phẩm. b. Xuất xứ văn bản - Truyện Chiều sương in trong tập truyện ngắn Nằm vạ (1941).
2. Bố cục - Phần 1: Từ đầu đến …bữa đó thuyền ra lạch: Chuyện chàng trai đến thăm lão Nhiệm Bình. - Phần 2: Còn lại: Chuyện chiếc thuyền trong ngày giông bão. 3. Nội dung bao quát của văn bản và cách đặt nhan đề - Nội dung bao quát của văn bản: Vào một buổi chiều sương lãng đãng, chàng trai đã nghe ông Nhiệm Bình thuật lại câu chuyện đi biển của một nhóm bạn chài (trong đó có ông). Chuyến đi biển đã gặp một trận bão tố lớn, nhóm bạn chài đã suýt mất mạng. Trên đường trở về, trong không gian mà mịt mờ sương, họ đã gặp một chiếc "thuyền ma" mà sau này họ mới biết rằng người trên thuyền đã bỏ mạng trong trận bão tổ đó. Câu chuyện cho chúng ta thấy những gian truân mà người đi biển gặp phải và thái độ của họ đối với những con người thuộc thế giới âm, dương khác nhau. - Nhan đề: ngắn gọn, nêu được thời điểm diễn ra câu chuyện vào buổi chiều, không gian bị bao phủ bởi sương mù, tạo không khí yên tĩnh, êm ả nhưng có chút lạnh lẽo, âm u, nhan đề không tiết lộ quá nhiều về nội dung hay chủ đề của truyện. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều