Soạn giáo án Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 4 Đọc 1: Sơn Đoòng - thế giới chỉ có một

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 11 Bài 4 Đọc 1: Sơn Đoòng - thế giới chỉ có một - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

BÀI 4: NÉT ĐẸP VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN

( VĂN BẢN THÔNG TIN)

…………………………..

Môn: Ngữ văn 11 – Lớp:

Số tiết: 10 tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 4:

  • Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông quan hoạt động đọc, viết, nói và nghe; năng lực hợp tác thông qua những hoạt động làm việc nhóm, chia sẻ, góp ý cho bài viết, bài nói của bạn.
  • Phân tích và đánh giá được tác dụng của yếu tố hình thức (bao gồm phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) để làm tăng hiệu quả biểu đạt của VB thông tin.
  • Nhận biết được bố cục, mạch lạc của VB, cách trình bày dữ liệu, thông tin của người viết và đánh giá của chúng.
  • Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của VB; phân tích và đánh giá được để tài, thông tin cơ bản của VB, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được thái độ và quan điểm của người viết; thể hiện được thái độ đồng ý hay không đồng ý với nội dung của VB hay quan điểm của người viết và giải thích lí do.
  • Viết được bài báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội; biết sử dụng các thao tác cơ bản của việc nghiên cứu; biết trích dẫn, cước chú, lập danh mục tài liệu tham khảo và sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp.
  • Trình bày được báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề đáng quan tâm; biết sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ để nội dung trình bày được rõ ràng, hấp dẫn.
  • Trân trọng và có ý thức giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa của dân tộc.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT: VĂN BẢN 1: SƠN ĐOÒNG – THẾ GIỚI CHỈ CÓ MỘT

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Phân tích và đánh giá được tác dụng của yếu tố hình thức (bao gồm phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) để làm tăng hiệu quả biểu đạt của VB thông tin qua văn bản Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một.
  • Nhận biết được bố cục, mạch lạc của VB, cách trình bày dữ liệu, thông tin của người viết và đánh giá của chúng qua văn bản Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một.
  • Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của VB; phân tích và đánh giá được để tài, thông tin cơ bản của VB, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được thái độ và quan điểm của người viết; thể hiện được thái độ đồng ý hay không đồng ý với nội dung của VB hay quan điểm của người viết và giải thích lí do qua văn bản Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Phân tích và đánh giá được tác dụng của yếu tố hình thức (bao gồm phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) để làm tăng hiệu quả biểu đạt của VB thông tin qua văn bản Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một.
  • Nhận biết được bố cục, mạch lạc của VB, cách trình bày dữ liệu, thông tin của người viết và đánh giá của chúng qua văn bản Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một.
  • Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của VB; phân tích và đánh giá được để tài, thông tin cơ bản của VB, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được thái độ và quan điểm của người viết; thể hiện được thái độ đồng ý hay không đồng ý với nội dung của VB hay quan điểm của người viết và giải thích lí do qua văn bản Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một.
  1. Phẩm chất
  • Trân trọng và có ý thức giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa của dân tộc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân theo dõi đoạn video Hồi ức về Hành trình tìm thấy Hang Sơn Đoòng và nêu cảm nhận.
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS theo dõi đoạn video Hồi ức về Hành trình tìm thấy Hang Sơn Đoòng và chia sẻ cảm nhận về vẻ đẹp tuyệt vời của hang Sơn Đoòng qua những thước phim.

- Link video: https://www.youtube.com/watch?v=wJeByJDYOgk

(0:18 đến 2:00)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở:

+Những thước phim trong vido được trình chiếu đã cho chúng ta thấy được sự kì vĩ, tráng lệ và vô cùng đẹp mà tạo hóa đã ban tặng cho hang Sơn Đoòng.

+ Đây thực sự là một niềm tự hào của con người Việt Nam, khiến chúng ta ý thức hơn về việc bảo vệ và giữ gìn vẻ đẹp của Sơn Đoòng.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Hang Sơn Đoòng được khám phá vào năm 1991 bởi Hồ Khanh - một người dân địa phương khi ông chỉ tình cờ tìm ra khi lánh vào cửa hang để tránh mưa. Rất lâu sau này, cho đến năm 2009 khi đoàn thám hiểm Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh (BCRA) đến nơi này thăm dò thì ông Hồ Khanh mới có cơ hội báo cho họ biết về sự tồn tại của hang động. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về văn bản Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một để hiểu hơn về một niềm tự hào của con người Việt Nam.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và hiểu được một số đặc trưng của văn bản thông tin.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về đặc điểm của văn bản thông tin

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS xem lại phần chuẩn bị về mục Tri thức ngữ văn về văn bản thông tin trong 5 phút

- GV hướng dẫn HS chia lớp thành 2 nhóm, chuyển giao dụng cụ học tập là chuông bấm để bàn. Hai nhóm cử đại diện lên bấm chuông giành quyền trả lời.

- Sau đó, GV chiếu câu hỏi trên Quizz, trả lời đúng được 1 điểm, trả lời sai không có điểm nào.

·  Linh Quizz 1:

https://quizizz.com/join/quiz/648965cb556522001dd5b6b1/start?studentShare=true

·  Link Quizz 2:

https://quizizz.com/join?gc=767221&source=liveDashboard

·  Mã Quizz: 767221

* Câu hỏi phần Quizz:

Câu 1: Văn bản thông tin dùng để làm gì?

¨ Để gây tiếng cười cho người đọc

¨ Để cung cấp thông tin cho người đọc

¨ Để cung cấp tri thức chuyên ngành

¨ Để làm giàu tâm hồn cho người đọc

Câu 2: Đâu là cách trình bày của văn bản thông tin?

¨ Chỉ trình bày bằng dạng chữ

¨ Sơ đồ, bảng biểu

¨ Hình ảnh

¨ Chữ, hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu

Câu 3: Phương thức biểu đạt của văn bản thông tin là gì?

¨ Tự sự

¨ Biểu cảm

¨ Kết hợp nhiều phương thức: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh...

¨ Thuyết minh, biểu cảm

Câu 4: Kí hiệu, bảng biểu, sơ đồ, hình ảnh, mô hình, bản đồ...trong văn bản thông tin được gọi là gì?

¨ Phương tiện ngôn ngữ

¨ Ngôn ngữ cơ thể

¨ Hình minh họa cho đẹp mắt

¨ Phương tiện phi ngôn ngữ

Câu 5: Dữ liệu trong văn bản thông tin cần phải

¨ Mơ hồ

¨ Là sự thật hiển nhiên, khách quan

¨ Chủ quan

¨ Là những giả định, giả thuyết

Câu 6: Thái độ và quan điểm của người viết thường

¨ Mang tính khách quan

¨ Mang tính chủ quan

¨ Vừa khách quan, vừa chủ quan

¨ Luôn luôn đúng đắn

Câu 7: Cấu trúc thường gặp của một văn bản thông tin là

¨ Nguyên nhân - kết quả

¨ So sánh - đối chiếu

¨ Vấn đề - cách giải quyết

¨ Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 8: Đâu là cách trích dẫn trong văn bản thông tin?

¨ Trực tiếp, gián tiếp

¨ Gián tiếp

¨ Trực tiếp

¨ Đơn lẻ

Câu 9: Vì sao cần trích dẫn trong văn bản thông tin?

¨ Đảm bảo tính minh bạch, khách quan, tránh đạo văn

¨ Để bài viết hay hơn

¨ Để bài viết dài hơn, tránh đạo văn

¨ Vì tác giả của trích dẫn yêu cầu người viết làm vậy

Câu 10: Để hấp dẫn người đọc, văn bản thông tin cần

¨ Sử dụng nhiều cách diễn đạt

¨ Sử dụng nhiều hình ảnh

¨ Sử dụng nhiều phương tiện phi ngôn ngữ

¨ Đan xen nhiều phương thức biểu đạt, kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ và những trích dẫn minh bạch, đã được kiểm chứng

- Sau khi trò chơi kết thúc, GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Kết luận theo thể loại những đặc trưng của văn bản thông tin .

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- HS trả lời câu hỏi.

+ Dự kiến khó khăn: Học sinh chưa đọc phần Tri thức ngữ văn, gặp khó khăn trong việc tổng hợp

+ Tháo gỡ khó khăn: Câu hỏi gợi mở để HS trả lời; gọi HS khác giúp đỡ bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức về văn bản thông tin.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu chung về văn bản Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, theo dõi VB Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một và trả lời câu hỏi sau đây:

·     Nhan đề và hệ thống đề mục của văn bản cung cấp thông tin gì cho bạn? Cách trình bày đề mục có gì đáng chú ý?

·     Xác định dữ liệu và ý kiến/quan điểm của người viết trong đoạn văn “Theo số liệu chính xác…quả là không giới hạn!”.

·     Nội dung của những phương tiện phi ngôn ngữ là gì?

·      Cụm từ “ngọc động” trong câu “Sơn Đoòng còn là thế giới của “ngọc động”” thể hiện tình cảm gì của tác giả?

·     Vì sao du lịch mạo hiểm khám phá lại là hình thức khai thác du lịch phù hợp với hang Sơn Đoòng?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.

I. Đặc điểm văn bản thông tin

1. Đáp án phần Quizz

Câu 1:

þ Để cung cấp thông tin cho người đọc.

Câu 2:

þ Chữ, hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu.

Câu 3:

þ Kết hợp nhiều phương thức: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh...

Câu 4:

þ Phương tiện phi ngôn ngữ.

Câu 5:

þ Là sự thật hiển nhiên, khách quan.

Câu 6:

þ Mang tính chủ quan.

Câu 7:

þ Tất cả các đáp án đều đúng.

Câu 8:

þ Trực tiếp, gián tiếp.

Câu 9:

þ Đảm bảo tính minh bạch, khách quan, tránh đạo văn.

Câu 10:

þ Đan xen nhiều phương thức biểu đạt, kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ và những trích dẫn minh bạch, đã được kiểm chứng.

=> Kết luận theo thể loại một số đặc trưng của văn bản thông tin:

- GV có thể gợi mở theo sơ đồ tư duy PHỤ LỤC 16 trang 308.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tìm hiểu chung về văn bản Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một

1. Nhan đề và hệ thống đề mục

- Hệ thống đề mục được triển khai để minh chứng cho nhận định trong nhan đề: trên thế giới chỉ có duy nhất hang Sơn Đoòng ở Việt Nam mới có được những cảnh sắc, kết cấu độc đáo và đẹp tuyệt vời như vậy.

- Trong văn bản, các đề mục được in đậm để người đọc dễ nắm bắt.

b. Dữ liệu và ý kiến/quan điểm của người viết trong đoạn văn “Theo số liệu chính xác…quả là không giới hạn!”.

* Ý kiến, quan điểm của người viết

- Để chuyển tải được vẻ kỳ vĩ cùng không gian gây choáng ngợp của Sơn Đoòng, những bức ảnh – khuôn hình đều phải dùng con người làm đối trọng.

- Với kích cỡ con người chỉ bé xíu bằng một chú kiến khi đặt trong ma trận nhũ đá cùng vòm hang khổng lồ, chúng ta sẽ thấy khả năng tạo tác thần kì của bà mẹ thiên nhiên quả là không giới hạn.

* Dữ liệu thông tin

Theo số liệu chính xác do Công ty TNHH An Thi Việt Nam (đơn vị đã thực hiện scan 3D toàn bộ lòng hang vào năm 2014) cung cấp thì chiều dài nhánh chính của hang Sơn Đoòng là 4,45km. Khoảng cách tính từ nền lên tới trần hang bên trong, nơi cao nhất là 203m. Từ đỉnh cao nhất của hố sụt (doline) xuống đến nền hang, khoảng cách lên tới 304m. Nơi lòng hang rộng nhất, theo kích thước đo đạc là 147m. Và thể tích của toàn bộ hang Sơn Đoòng đạt tới 12,5 triệu mét khối.

c. Nội dung của những phương tiện phi ngôn ngữ

 

 

 

 

=> Sơ đồ hang Sơn Đoòng

 

 

 

 

=> Địa điểm chụp hình nổi tiếng trong hang Sơn Đoòng.

 

 

 

 

=> Cánh buồm nắng – Hang Én.

 

 

 

 

=> Thảm thực vật trong lòng hang.

 

 

 

 

=> Ruộng ngọc động.

c. Cụm từ “ngọc động” trong câu “Sơn Đoòng

- Thể hiện tình cảm trân trọng và tự hào về vẻ đẹp của những viên đá đã tạo nên cảnh sắc tuyệt đẹp trong hang.

d. Du lịch mạo hiểm khám phá lại là hình thức khai thác du lịch phù hợp với hang Sơn Đoòng vì

- Mang lại hiệu quả kinh tế và ít tác hại đến hệ thống hang động độc nhất vô nhị này.

- Không thể để cho bất kì điều gì tác động đến môi trường, mô sinh ở đây. Một khi đã bị tổn hại thì không chỉ Sơn Đoòng, Hang Én mà toàn ngành du lịch Việt Nam sẽ mất đi vị vị thế trên bản đồ du lịch mạo hiểu thế giới và khó có khả năng khôi phục.

 

 

PHỤ LỤC 16

 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản.

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được bố cục, cách trình bày dữ liệu, thông tin và phân tích mối liên hệ giữa các thông tin trong văn bản Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một.
  2. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một và chuẩn kiến thức GV.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Phân tích nội dung và cách triển khai của văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm nhỏ từ 4 - 6 H Svà thực hiện những yêu cầu dưới đây: Vẽ sơ đồ tóm tắt bố cục của VB. Phần VB “Sơn Đoòng – Đệ nhất kì quan” trình bày dữ liệu và thông tin theo những cách nào? Dựa vào đâu bạn có thể xác định được như vậy? Nhận xét về hiệu quả của (các) cách trình bày ấy trong VB.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị.

+ Dự kiến khó khăn: Học sinh chưa đọc phần Tri thức ngữ văn, gặp khó khăn trong việc tổng hợp

+ Tháo gỡ khó khăn: Câu hỏi gợi mở để HS trả lời; gọi HS khác giúp đỡ bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

I. Nội dung và cách thức triển khai của văn bản

* Sơ đồ tóm tắt bố cục của VB

- GV có thể gợi mở theo sơ đồ ở PHỤ LỤC 17.

* Phần VB “Sơn Đoòng – Đệ nhất kì quan” được trình bày theo các cách sau:

·  Phần VB “Sơn Đoòng bắt được biết đến từ năm 1990…công bố là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới vào năm 2010”: Dữ liệu thông tin được trình bày theo trật tự thời gian để cung cấp thông tin về lịch sử tìm kiếm, phát hiện và công nhận những kì tích của hang Sơn Đoòng.

=> Căn cứ xác định: Dữ liệu được sắp xếp theo trật tự thời gian (lần đầu tiên Sơn Đoòng được biết đến trong một chuyến đi rừng tình cờ của Hồ Khanh vào năm 1990; cuộc gặp gỡ giữa Hồ Khanh và Hao-ớt Lim-bơ cũng như nỗ lực của Hồ Khanh tìm kiếm trở lại Sơn Đoòng vào năm 2008; sự kiện chính thức phát hiện và thám hiểm toàn bộ hang Sơn Đoòng của Hao-ớt Lim-bơ và Hồ Khanh vào năm 2009; Sơn Đoòng được công bố trên tạp chí Địa lí Quốc gia Mỹ vào năm 2010).

·   Phần VB “Theo số liệu chính xác do Công ty Trách nhiệm Hữu hạn An Thi Việt Nam ... Phía sau “bức tường” là cửa hang, có lối đi ra ngoài”: Dữ liệu và thông tin được trình bày theo mối quan hệ giữa ý chính và nội dung chi tiết để cung cấp cho người đọc những minh chứng cho thấy Sơn Đoòng xứng đáng được xem là Đệ nhất kì quan.

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác