Soạn giáo án Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 8 Nói và nghe
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 11 Bài 8 Nói và nghe - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
TIẾT : NÓI VÀ NGHE: GIỚI THIỆU VỀ MỘT BÀI THƠ HOẶC MỘT BỨC TRANH/ PHO TƯỢNG THEO LỰA CHỌN CÁ NHÂN; NGHE VÀ PHẢN HỒI VỀ BÀI GIỚI THIỆU MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC HOẶC TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Biết giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân.
- Nắm bắt được nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói; nêu được nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức thuyết trình; biết đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ.
- Năng lực
Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác biểu hiện:
- Lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp; biết chọn lọc và lưu trữ các thông tin, tài liệu.
- Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề
- Có năng lực tự học, yêu thích, chủ động và tích cực trong giao tiếp
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp
- Biết chủ động nêu ý kiến, đề xuất khi được giao nhiệm vụ
Năng lực đặc thù
- Biết giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân.
- Nắm bắt được nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói; nêu được nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức thuyết trình; biết đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ.
- Phẩm chất
- Có ý thức tự học, tự trau dồi năng lực thẩm mĩ.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 11.
- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
- Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Theo em, nghệ thuật có vai trò như thế nào đối với thời đại ngày nay?
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Theo em, nghệ thuật có vai trò như thế nào đối với thời đại ngày nay.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, thảo luận cặp đôi.
- GV quan sát, hỗ trợ HS nếu cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.
- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ.
- Gợi mở:
+ Nghệ thuật giúp trút xả tinh thần: Trong nghệ thuật, một mặt nào đó của tâm hồn chúng ta được trút xả, thể hiện kể cả những góc khuất, sâu kín.Vì lẽ đó, con người có thể bộc lộ cảm xúc, khống chế và giảm căng thẳng thông qua các hình thức nghệ thuật. Âm nhạc có thể gây ảnh hưởng mạnh tới tâm trạng của chúng ta, giúp bồi dưỡng những trạng thái tích cực như sự hăng hái, phấn khởi và lạc quan yêu đời. Đồng thời âm nhạc cũng giúp con người giảm những trạng thái tiêu cực như lo âu, buồn rầu, chán nản, căng thẳng, tức giận… Sự căng thẳng là nguyên nhân phá hoại hệ thống miễn dịch của chúng ta. Âm nhạc có thể hạn chế hoặc ngăn ngừa những âm thanh và cảm xúc gây căng thẳng. Nhạc nhẹ là thể loại êm dịu giúp chúng ta có cảm giác an toàn, tin tưởng và tạo sự hưng phấn cao.
+ Nghệ thuật tạo ra nhu cầu rất lớn, thôi thúc con người hành động. Nó mở đường và dọn đường cho những sức mạnh sâu lắng nhất của chúng ta. Nó tác động chẳng khác nào một cuộc động đất, làm lộ ra những vỉa đất mới.
+ Việc thưởng thức nghệ thuật đòi hỏi sự sáng tạo, bởi để cảm thụ nghệ thuật thì đơn thuần việc trải nghiệm thành thật các cảm xúc đã chiếm lĩnh tác giả vẫn chưa đủ, còn nhất thiết phải khắc phục một cách sáng tạo cảm xúc của bản thân. Chỉ khi đó tác động của nghệ thuật mới được thể hiện đầy đủ. Do đó, không phải ngẫu nhiên ngay từ thời cổ xưa nhất, nghệ thuật đã được nhìn nhận như một bộ phận và một phương tiện giáo dục. Ý nghĩa ứng dụng của nghệ thuật xét đến cùng đều được quy vào tác động giáo dục của nó.
- GV dẫn vào bài: Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng luyện tập Giới thiệu về một bài thơ hoặc một bức tranh/ pho tượng theo lựa chọn cá nhân; Nghe và phản hồi về bài giới thiệu một tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật để cùng nhau bàn luận về các tác phẩm nghệ thuật ở nhiều góc độ, khía cạnh hơn nhé!
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chuẩn bị nói
- Mục tiêu: HS nắm được cách xây dựng bài giới thiệu đạt yêu cầu.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, kết hợp hướng dẫn của GV để chuẩn bị bài nói.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS lập dàn ý bằng cách hoàn thành phiếu giới thiệu ở PHỤ LỤC 18. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiến hành hoàn thành phiếu. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày dàn ý. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức | 1. Lập dàn ý
|
PHIẾU GIỚI THIỆU VỀ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC/ NGHỆ THUẬT Tên tác phẩm văn học/ nghệ thuật: .......................................... Thể loại:.................................... Tên tác giả: ................................................................................................................................. 1. Giới thiệu về đặc điểm nội dung và hình thức của tác phẩm: – Đối với bài thơ: giới thiệu mạch cảm xúc của bài thơ, sự triển khai mạch cảm xúc qua các khổ thơ, đoạn thơ; một số điểm nổi bật về nghệ thuật,... – Đối với tác phẩm hội hoạ hoặc điêu khắc: giới thiệu về kích thước, tỉ lệ, chất liệu; cách sắp xếp bố cục không gian, sử dụng màu sắc, hình khối, nét vẽ... 2. Giới thiệu về chủ đề, thông điệp của tác phẩm: ...................................................................................................................................................... 3. Trình bày một số ý kiến nhận xét, đánh giá về tác phẩm; tình cảm, cảm xúc khi đọc/ xem tác phẩm: ...................................................................................................................................................... |
PHỤ LỤC 18
Hoạt động 2: Trình bày bài nói
- Mục tiêu: Nắm được các kĩ năng khi giới thiệu một tác phẩm.
- Nội dung: HS thảo luận, trình bày trong nhóm và trước lớp.
- Sản phẩm học tập: Bài trình bày của HS và chuẩn kiến thức GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS chia thành các nhóm chẵn lẽ. - Nhóm lẻ: Trình bày bài giới thiệu về một tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật. - Nhóm chẵn: Lắng nghe để đưa ra ý kiến phản hồi, trao đổi về bài nói của bạn. - GV yêu cầu HS chuẩn bị dụng cụ học tập giấy, bút (bút màu, bút dạ quang,…) để ghi chép và đánh dấu hoặc gạch chân những thông tin quan trọng trong khi nghe. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức đã học và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - HS nhóm lẻ cử 1 – 2 đại diện trình bày bài nói. - HS nhóm chẵn lắng nghe, theo dõi bài nói của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV căn cứ vào nội dung các ý kiến để tổng kết bài nói, nhận xét và bổ sung. | 2. Trình bày bài nói, nghe và phản hồi.
- Chú ý các kiểu câu mà người giới thiệu sử dụng. - Quan sát các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng: biểu cảm, bức tranh, bìa sách… - Dùng các từ khóa, sơ đồ,… đề ghi chép thông tin. - Ghi lại những câu hỏi cho người giới thiệu (nếu có).
|
Hoạt động 3: Đánh giá, rút kinh nghiệm
- Mục tiêu: Nắm được tiêu chí đánh giá bài nói và đưa ra được nhận xét về bài nói.
- Nội dung: HS sử dụng phiếu đánh giá theo tiêu chí để đánh giá trình bày của bạn.
- Sản phẩm học tập: HS hoàn thành phiếu đánh giá theo tiêu chí.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV phát cho HS phiếu đánh giá theo PHỤ LỤC 19. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe yêu cầu, thực hiện nhận xét phần trình bày bài nói của nhóm bạn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày nhận xét và thảo luận về những ý kiến đóng góp Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. | 3. Trao đổi bài nói |
PHỤ LỤC 19
Nội dung đánh giá | Kết quả | |
Đạt | Chưa đạt |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều