Soạn giáo án Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 7 Văn bản 1: Độc “Tiểu thanh kí”

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 11 Bài 7 Văn bản 1: Độc “Tiểu thanh kí” - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT: VĂN BẢN 2: ĐỘC “TIỂU THANH KÍ”

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Du để đọc hiểu một số tác phẩm của ông.
  • Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Du để đọc hiểu một số tác phẩm của ông.
  • Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản Độc “Tiểu Thanh Kí”.
  1. Phẩm chất
  • Coi trọng nhận thức thực tiễn, có chủ kiến trước các vấn đề của đời sống.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Độc “Tiểu Thanh Kí”.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi: Bạn hiểu thế nào là “tri âm” và biết thành ngữ, tục ngữ hay tác phẩm văn học nào nói về chuyện “tri âm”? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp.
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi: Bạn hiểu thế nào là “tri âm” và biết thành ngữ, tục ngữ hay tác phẩm văn học nào nói về chuyện “tri âm”? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi ý:

+ Tri âm vốn là một từ ghép tiếng Hán được sử dụng rộng rãi trong tiếng Việt. Trong đó, từ  “tri” có nghĩa là biết, còn từ “âm” mang nghĩa là âm điệu. Ban đầu, từ “tri âm” được hiểu với nghĩa ám chỉ ai đó biết thưởng thức âm nhạc, biết lắng nghe những giai điệu của ca từ. Qua thời gian phát triển của ngôn ngữ, “tri âm” hiện nay được biết đến nhiều hơn theo nghĩa là những người bạn bè thấu hiểu nhau. Người bạn “tri âm” chính là người biết rõ tính cách, cảm xúc của bạn mà chẳng cần bạn phải nói ra. Họ hiểu bạn luôn ở bên và sẵn sàng giúp đỡ bạn, tiếp thêm cho bạn sức mạnh, sự lạc quan để bạn vượt qua khó khăn. Hơn thế, những người bạn “tri âm” thực thụ sẽ luôn biết tôn trọng bạn, biết quan tâm đến bạn. Họ luôn mong muốn bạn thành công trong công việc và hạnh phúc trong chuyện tình cảm. Có thể nói “tri âm” là người bạn có thể đặt niềm tin để chia sẻ bất cứ khó khăn gì, họ là điểm tựa vững chãi cho bạn sau những thất bại mà bạn gặp. “Tri âm” là thứ tình cảm vô cùng đặc biệt, họ có thể không phải bạn đời hay người thân của bạn, nhưng luôn đem đến cảm giác thoải mái mỗi khi bạn ở gần họ. Thế nhưng, dù xã hội có muôn vạn người thì không phải ai cũng dễ dàng tìm thấy được tri âm của đời mình. 

+ Câu chuyện về “tri âm”: Bá Nha và Tử Kỳ.

Tương truyền một năm nọ, Bá Nha phụng chỉ vua Tấn đi sứ qua nước Sở. Trên đường trở về đến sông Hán, gặp đêm trung thu trăng thanh gió mát, ông lệnh cho quân lính dừng thuyền uống rượu thưởng nguyệt. Cao hứng mang đàn ra gảy nhưng bản đàn chưa dứt đã bị đứt dây. Nào ngờ nơi núi cao sông dài này dường như có người biết nghe đàn, lại cũng ngờ thích khách, Bá Nha truyền quân lên bờ đi tìm thì vừa hay có tiếng chàng trai nói vọng xuống, rằng mình là một tiều phu, thấy khúc đàn hay quá nên dừng chân nghe. Bá Nha có ý nghi hoặc sao một người đốn củi lại biết nghe đàn, nhưng khi chàng trai đối đáp trôi chảy, thậm chí biết rõ bản đàn Bá Nha vừa gảy thì ông không còn mảy may ngờ vực nữa, bèn mời xuống thuyền đàm đạo. Trên thuyền, Bá Nha gảy khúc nhạc Cao sơn Lưu thủy, người tiều phu rung cảm sâu sắc, cao đàm khoát luận, khiến Bá Nha khâm phục hết mực. Chàng trai trẻ đó chính là Tử Kỳ (Chung Tử Kỳ), một danh sĩ ẩn dật, đốn củi bến sông để được sớm tối phụng dưỡng mẹ cha già yếu. Được người tri âm, thấu cảm ngón đàn cũng là tấm chân tình của mình, Bá Nha có ý mời Tử Kỳ rời non cao rừng thẳm về kinh cùng mình để sớm hôm đàm đạo và vui hưởng vinh hoa phú quý. Nhưng Tử Kỳ thoái thác vì việc hiếu. Quan sự không thể chần chừ, Bá Nha đành phải xuôi thuyền về kinh, không quên hẹn Tử Kỳ tại chốn này một ngày nọ ông sẽ trở lại đón cả gia quyến Tử Kỳ về với mình. Mùa thu năm sau Bá Nha trở lại bến sông xưa, nhưng không còn gặp được Tử Kỳ vì Tử Kỳ đã mất trong một cơn bạo bệnh. Tương truyền, trước khi chết Tử Kỳ còn trăng trối phải chôn chàng nơi bến sông Hán Dương, cạnh núi Mã Yên, để giữ lời hẹn với Bá Nha. Bá Nha tìm đến mộ Tử Kỳ, bày đồ tế lễ, sầu thảm khóc gảy một bản nhạc ai điếu. Đàn xong, ông đập đàn vào đá, thề trọn đời không đàn nữa vì biết mình từ nay vĩnh viễn không còn bạn tri âm.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về văn bản Độc “Tiểu Thanh Kí” để thấy được ngoài Truyện Kiều, sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du còn có rất nhiều những tác phẩm hay và độc đáo.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết được một số thông tin, nội dung cơ bản của văn bản Độc “Tiểu Thanh Kí”.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thực hiện câu hỏi:

·    Trình bày xuất xứ và bố cục của văn bản Độc “Tiểu Thanh Kí”.

·    Giải thích ý nghĩa nhan đề Độc “Tiểu Thanh Kí”.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

I. Tìm hiểu chung về văn bản

1. Xuất xứ và bố cục:

- Bài thơ được Nguyễn Du viết khi đi xứ ở Trung Quốc, chưa rõ tác giả sáng tác bài thơ này trong hoàn cảnh cụ thể  nào, chỉ biết sau khi đọc xong phần dư tập thơ nàng Tiểu Thanh mà viết ra.

- Độc “Tiểu Thanh kí" là bài cuối cùng trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du.

- Bố cục:

+ Hai câu đề: Nguyễn Du đọc phần dư cảo Tiểu Thanh để lạ.

+ Hai câu thực: Số phận tài hoa bạc mệnh của nàng Tiểu Thanh.

+ Hai câu luận: Nỗi thương cảm của Nguyễn Du dành cho nàng Tiểu Thanh.

+ Hai câu kết: Thương xót Tiểu Thanh, Nguyễn Du thương cho số phận mình.

2. Nhan đề

- Độc: đọc.

- Tiểu Thanh kí: truyện viết về nàng Tiểu Thanh. Phùng Tiểu Thanh, người thời Minh (Trung Quốc), xinh đẹp, thông minh, giỏi cầm – kì – thi – hoạ. Năm mười sáu tuổi, nàng phải làm vợ lẽ cho công tử họ Phùng. Vợ cả tính hay ghen, cay độc, bắt nàng ra sống riêng trên Cô Sơn, gần Tây Hồ (Hàng Châu). Vì đau buồn, nàng sinh bệnh rồi qua đời khi mới mười tám tuổi. Sau khi nàng chết, vợ cả còn tìm thơ của nàng đốt đi, may còn lại một ít người đời sau in lại, gọi là Phần dư tập (hay Phần di cảo).

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Ngữ văn 11 chân trời Bài 7 Văn bản 1: Độc “Tiểu thanh kí”, Tải giáo án trọn bộ Ngữ văn 11 chân trời , Giáo án word Ngữ văn 11 chân trời Bài 7 Văn bản 1: Độc “Tiểu thanh kí”

Tải giáo án:

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 600k/học kì - 700k/cả năm

=> Khi đặt, nhận giáo án ngay và luôn. Được tặng kèm: Phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Giải bài tập những môn khác