Soạn giáo án Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 1 Thực hành tiếng Việt: Cách giải thích nghĩa của từ

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 11 Bài 1 Thực hành tiếng Việt: Cách giải thích nghĩa của từ - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÁCH GIẢI THÍCH NGHĨA CỦA TỪ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Giải thích được nghĩa của từ.
  • Luyện tập về cách giải thích nghĩa của từ.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Giải thích được nghĩa của từ.
  • Vận dụng được vào việc giao tiếp và tạo lập văn bản.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
  • Có trách nhiệm sử dụng đúng nghĩa của từ trong giao tiếp.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS chia thành 4 nhóm, tham gia trò chơi “Giải câu đố”.
  4. Sản phẩm: Đáp án của học sinh về những câu đố.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia lớp thành 4 nhóm với số lượng thành viên tương đương nhau để tham gia trò chơi “Giải câu đố”. Các nhóm cần tìm ra từ ngữ phù hợp được mô tả trong mỗi câu đố.

- GV chuyển giao dụng cụ học tập là chiếc chuông bấm để bàn, yêu cầu mỗi nhóm cử ra 1 HS đại diện lên bấm chuông giành quyền trả lời.

- Sau 2 phút suy nghĩ cho mỗi câu đố, GV sẽ ra tín hiệu để các nhóm sẽ bấm chuông giành quyền trả lời. Nhóm giành quyền trả lời nhanh nhất mà đưa ra đáp án sai, 3 nhóm còn lại có cơ hội tiếp tục cho đến khi đưa ra đáp án đúng.

- GV đưa ra những câu đố sau:

STT

Câu đố

1

Không huyền, là vị của hạt tiêu
Có huyền, công việc sớm chiều nhà nông
Mất đuôi, ăn có ngon không
Dầm tương, dân chúng ruộng đồng dùng quen
Hỏi là chữ gì?

2

Bà già thì thích
Trẻ nít không ưa
Mất huyền, con vật cày bừa cho ta
Thiếu đầu là của ông già
Bay mũ thành thứ dân ta ăn nhiều
Là chữ gì?

3

Tôi là con vật đồng xanh
Giúp người làm ruộng, quẩn quanh cấy cày
Nửa mình trên chặt thẳng tay,
Một châu xuất hiện ở ngay bản đồ
Là chữ gì?

4

Phần đất ở trước hiên nhà
Thêm huyền, da cóc chẳng qua thế này
Nếu nhờ chị “ét” đi ngay
Đồng nghĩa ơn huệ chữ này là chi?

Là chữ gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm trình bày đáp án sau khi đã giành được quyền trả lời.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nếu đáp án sai, tiếp tục giành quyền trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV đưa ra đáp án:

 

 

STT

Câu đố

Đáp án

1

Không huyền, là vị của hạt tiêu
Có huyền, công việc sớm chiều nhà nông
Mất đuôi, ăn có ngon không
Dầm tương, dân chúng ruộng đồng dùng quen
Hỏi là chữ gì?

Là chữ cay, cày, cà

2

Bà già thì thích
Trẻ nít không ưa
Mất huyền, con vật cày bừa cho ta
Thiếu đầu là của ông già
Bay mũ thành thứ dân ta ăn nhiều
Là chữ gì?

Chữ trầu, trâu, râu, rau.

3

Tôi là con vật đồng xanh
Giúp người làm ruộng, quẩn quanh cấy cày
Nửa mình trên chặt thẳng tay,
Một châu xuất hiện ở ngay bản đồ
Là chữ gì?

Chữ trâu, âu.

4

Phần đất ở trước hiên nhà
Thêm huyền, da cóc chẳng qua thế này
Nếu nhờ chị “ét” đi ngay
Đồng nghĩa ơn huệ chữ này là chi?

Là chữ gì?

Chữ sân, sần, ân.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách giải thích nghĩa của từ.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về lý thuyết

  1. Mục tiêu: Nhận biết và hiểu được cách giải thích nghĩa của từ.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu lý thuyết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn về cách giải thích nghĩa của từ, làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ sau:

·  Trình bày những kiến thức về cách giải thích nghĩa của từ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị.

+ Dự kiến khó khăn: Học sinh chưa đọc phần Tri thức ngữ văn, gặp khó khăn trong việc tổng hợp

+ Tháo gỡ khó khăn: Câu hỏi gợi mở để HS trả lời; gọi HS khác giúp đỡ bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

I. Lý thuyết

1. Cách giải thích nghĩa của từ

- Khái niệm: nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị. Nghĩa của từ được nhận diện thông qua nhận thức, sự hiểu biết của mỗi người.

- Cách giải thích nghĩa của từ:

+ Phân tích nội dung nghĩa của từ và nếu cần có thể nêu phạm vi sử dụng, khả năng kết hợp của từ, chú ý đến sự khác nhau giữa các từ đồng nghĩa (nếu có).

Ví dụ: Hắn (khẩu ngữ) từ dùng để chỉ người ở ngôi thứ ba, với hàm ý coi thường hoặc thân mật.

+ Dùng một (hoặc một số) từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.

Ví dụ: Đẫy đà: to, béo mập => từ đồng nghĩa.

+ Đối với từ ghép, có thể giải thích nghĩa của từ bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ.

Ví dụ: Tươi trẻ: tươi tắn, trẻ trung.

- Khi giải thích nghĩa của từ cần chú ý đến nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.

+ Nghĩa gốc: nghĩa ban đầu của từ

Ví dụ: Chân của tôi bị thương sau chuyến leo núi hôm qua.

+ Nghĩa chuyển: nghĩa hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.

Ví dụ: Messi là chân sút xuất sắc nhất giải đấu World Cup 2022.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác