Soạn giáo án Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 1 Đọc 3: Chiều xuân

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 11 Bài 1 Đọc 3: Chiều xuân - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT: VĂN BẢN 3: CHIỀU XUÂN

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc; phát hiện được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh được thể hiện qua văn bản Chiều xuân.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được một số yếu tố hình thức; nội dung của văn bản Chiều xuân.
  • Phân tích được chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm.
  1. Phẩm chất
  • Biết yêu quý và có ý thức giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Chiều xuân.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, dựa vào hiểu biết cá nhân và chia sẻ: Thiên nhiên từ lâu đã trở thành cảm hứng bất tận cho văn học. Dựa vào hiểu biết của em, hay chia sẻ những bài thơ viết về thiên nhiên mà em biết.
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS: Thiên nhiên từ lâu đã trở thành cảm hứng bất tận cho văn học. Dựa vào hiểu biết của em, hay chia sẻ những bài thơ viết về thiên nhiên mà em biết.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV gợi mở:

Một số bài thơ viết về thiên nhiên:

  1. “Rằm tháng giêng” – Hồ Chí Minh

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

  1. “Chiều thu” – Nguyễn Bính

Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ,
Mùi hoa thiên lý thoảng chiều thu.
Con cò bay lả trong câu hát,
Giấc trẻ say dài nhịp võng ru.

Lá thấp cành cao gió đuổi nhau,
Góc vườn rụng vội chiếc mo cau.
Trái na mở mắt, nhìn ngơ ngác,
Đàn kiến trường chinh tự thuở nào.

Lúa trổ đòng tơ, ngậm cốm non,
Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con.
Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín,
Điểm nhạt da trời những chấm son.

Hai cánh chia quân chiếm mặt gò,
Bê con đùa mẹ bú chưa no.
Cờ lau súng sậy giam chân địch,
Trận Điện Biên này lại thắng to.

Sông đỏ phù sa, nước lớn rồi,
Nhà bè khói bếp lững lờ trôi.
Đường mòn rộn bước chân về chợ,
Vú sữa đầy căng mặt yếm sồi.

Thong thả trăng non rựng cuối làng,
Giữa nhà cây lá bóng xiên ngang.
Chiều con, cặm cụi đôi ngày phép,
Ngồi bẻ đèn sao, phất giấy vàng.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong dòng chảy thi ca Việt, mùa xuân đã đi vào vô vàn các tác phẩm thơ và nhạc của những nghệ sĩ tài danh, từ truyền thống đến hiện đại, trở thành một dòng chảy dạt dào với nhiều cung bậc cảm xúc, phong phú về nội dung biểu đạt. Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một bài thơ viết về đề tài này - bài thơ Chiều xuân của tác giả Anh Thơ.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và hiểu được một số đặc điểm về nội dung, hình thức của văn bản Chiều xuân.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Đọc văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu 1 HS đọc to, rõ ràng văn bản Chiều xuân, lưu ý HS đọc diễn cảm.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời những câu hỏi sau đây:

·  Nêu một số nét cơ bản về xuất xứ của văn bản “Chiều xuân”.

·  Xác định một số đặc điểm hình thức của bài thơ “Chiều xuân”: bố cục, cảm hứng chủ đề, nhận xét về vần và nhịp.

·  Nêu nội dung chính của văn bản “Chiều xuân”.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Đọc – hiểu văn bản

1. Đọc văn bản

a. Xuất xứ văn bản “Chiều xuân”.

- Văn bản Chiều xuân trích trong tập thơ đầu tay của Anh Thơ - Bức tranh quê in năm 1941.

b. Một số đặc điểm hình thức

- Bố cục: có thể chia đoạn trích thành ba phần.

+ Khổ 1: Bức tranh chiều xuân trên bến vắng.

+ Khổ 2: Bức tranh chiều xuân trên đường đê.

+ Khổ 3: Bức tranh chiều xuân trên cánh đồng.

- Cảm hứng chủ đạo: tình yêu thiên nhiên tha thiết.

- Vần: Vần chân (vắng – lặng, cỏ - gió, ra – hoa), vần thông (trôi – bời).

=> Hầu hết vần của bài thơ đều là những âm tiết mở hoặc nửa khéo, vì vậy tạo âm hưởng vang xa gợi liên tưởng về không gian mênh mông, rộng mở, trống trải, vắng lặng của buổi chiều xuân nơi bến đò, con đề làng và đồng ruộng thân quen.

- Nhịp: 4/3 – nhịp thơ gắn với nhịp độ hoạt động của muôn vật trong bức tranh. Trong khoảng không gian “chiều xuân”, dưới cảm nhận của nhà thơ, mọi vật dường như đều chuyển động khẽ, chầm chậm, lặng tờ, thậm chí đứng yên nên nhịp thơ cũng vì thế mà chậm rãi, nhẹ nhàng, đều đặn.

c. Nội dung chính

Bài thơ Chiều xuân ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân xứ Bắc, vẻ đẹp tĩnh lặng của cảnh chiều xuân, không khí và nhịp sống thôn dã trong trẻo, yên bình, gần gũi, qua đó bày tỏ tình yêu quê hương sâu sắc của tác giả.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản.

  1. Mục tiêu: Cảm nhận được vẻ đẹp của mùa xuân ở miền quê Bắc Bộ, nhận biết được đặc điểm của ngôn ngữ và biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản Chiều xuân.
  2. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Chiều xuân.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Chiều xuân và chuẩn kiến thức GV.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Khám phá văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm, phân công nhóm trưởng, thư ký vào giao dụng cụ là bút và giấy khổ lớn cho mỗi nhóm.

- Từng thành viên sẽ viết ý kiến của mình vào góc của tờ giấy.

- Nhóm trưởng và thư ký sẽ tổng hợp các ý kiến và lựa chọn các ý kiến quan trọng viết vào giữa tờ giấy.

Lưu ý: mỗi thành viên làm việc tại góc riêng của mình.

- GV yêu cầu các nhóm đọc văn bản Chiều xuân và trả lời câu hỏi:

- Nhóm 1: Đọc đoạn thơ số 1, 2 và cho biết những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng. Phân tích tác dụng.

- Nhóm 2: Đọc đoạn thơ số 3 và cho biết những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng. Phân tích ý nghĩa và tác dụng. Nhận xét ngôn ngữ của bài thơ.

- Nhóm 3: Nhận xét về vẻ đẹp của bức tranh chiều xuân và tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trong văn bản.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

II. Khám phá văn bản

1. Biện pháp nghệ thuật ở đoạn thơ số 1, 2

* Đoạn thơ số 1

“Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.”

- Biện pháp tu từ:

+ Nhân hóa: “đò lười biếng nằm mặc nước sông trôi” , “quán tranh đứng im lìm”.

=> Tác dụng: tạo cách diễn đạt sinh động, gợi hình, gợi cảm, sự vật hiện lên như những sinh thể có hồn, nhắm nhấn mạnh sự yên tĩnh, vắng lặng của cảnh vật làng quê Bắc Bộ. Mọi thứ dường như chậm rãi, từ tốn, tạo nên không khí thanh bình, yên ả.

+ Liệt kê: mưa bụi, con đò, nước sông trôi, quán tranh vắng, hoa xoan tím,…

=> Tác dụng: Đây đều là những hình ảnh quen thuộc, đặc trưng cho làng quê Bắc Bộ Việt Nam: bến đò vắng khách, con đò nằm yên một chỗ, quán nhỏ, cây xoan hoa tím…gợi nên cảnh đẹp, yên bình nhưng lại vắng lặng đến đượm buồn. Cuộc sống ở đây yên tĩnh nhưng có phần ngưng đọng, tiêu điều, vắng vẻ, một bức tranh chỉ có màu hoa xoan tím điểm xuyết, thiếu sắc màu, âm thanh và ánh sáng.

* Đoạn thơ số 2

“Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,

Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ;

Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,

Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa”.

- Biện pháp tu từ: liệt kê

+ Cỏ non tràn biếc cỏ, đàn sáo, cánh bướm, trâu bò => Đây là những hình ảnh đặc trung của mùa xuân đồng bằng Bắc Bộ.

+ Sà xuống mổ vu vơ, rập rờn, thong thả.

=> Từ ngữ diễn tả hoạt động.

=> Bức tranh có sự chuyển đổi từ gam màu buồn sang sự sống, gam màu xanh "biếc" của cỏ, từ tĩnh sang động. Cảnh vật thân thương và bình yên quá đỗi, độc đáo và nên thơ, cảnh quen thuộc trở nên mới mẻ, sinh động, làm vơi đi nỗi cô đơn của bến vắng.

2. Biện pháp nghệ thuật ở đoạn thơ số 3 và ngôn ngữ của bài thơ

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 600k/học kì - 700k/cả năm

=> Khi đặt, nhận giáo án ngay và luôn. Được tặng kèm: Phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Giải bài tập những môn khác