Soạn giáo án Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 8 Văn bản 4: Gai
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 11 Bài 8 Văn bản 4: Gai - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
TIẾT: VĂN BẢN 4: GAI
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Nhận biết và phân tích được vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ; đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ thể hiện trong văn bản.
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ văn bản.
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
- Nhận biết và phân tích được vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ; đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ thể hiện trong văn bản
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ văn bản
- Phẩm chất
- Có ý thức tự học, tự trau dồi năng lực thẩm mĩ.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 11.
- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Gai.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ: Kể tên hoặc đọc thuộc lòng một bài thơ mà em yêu thích. Nêu rõ lí do vì sao em thích bài thơ đó.
- Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ: Kể tên hoặc đọc thuộc lòng một bài thơ mà em yêu thích. Nêu rõ lí do vì sao em thích bài thơ đó.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở: Lựa chọn những bài thơ đã được học hoặc ngoài chương trình được học, nêu được những nét đặc sắc của bài thơ, vì sao em thích bài thơ đó, thông điệp mà em nhận được từ bài thơ đó là gì?
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cũng đi tìm hiểu văn bản Gai để củng cố những kiến thức về thơ trữ tình nhé!
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản
- Mục tiêu: Nhận biết được một số thông tin cơ bản về tác giả và văn bản Gai.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ sau: · Trình bày một số thông tin về tác giả Mai Văn Phấn. . · Nêu xuất xứ của văn bản Gai. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị. - HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. | I. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm 1. Tác giả Mai Văn Phấn - Mai Văn Phấn: nhà thơ Việt Nam đương đại, sinh năm 1955 tại Ninh Bình. Ông đã xuất bản hơn 16 tập thơ, một số tập đã được dịch sang tiếng nước ngoài. 2. Xuất xứ văn bản - Văn bản Gai được in trong Giọt Nắng, Hội Văn nghệ Hải Phòng, 1992.
|
Hoạt động 2: Khám phá văn bản.
- Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được hình ảnh, chi tiết trong văn bản Gai.
- Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Gai.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Gai và chuẩn kiến thức GV.
- Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Nhận biết và phân tích ý nghĩa tượng trưng của các hình ảnh thơ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: · Xác định mối quan hệ giữa các hình ảnh trong bốn dòng thơ đầu. Chỉ ra ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh “hoa hồng” và “gai”, “hái bông” và “gai cao”. · Phân tích sự chuyển đổi của các hình ảnh trong bốn dòng thơ cuối. · Sự trở lại của hình ảnh “hoa” ở cuối bài thơ có ý nghĩa gì? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 - 2 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Nhận xét bản chất của sáng tạo nghệ thuật Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: · Bài thơ gợi cho bạn suy nghĩ gì về bản chất của quá trình sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ thành quả đạt được và cái giá phải trả có thể là gì? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 - 2 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. Nhiệm vụ 3: Tổng kết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện yêu cầu: Hãy rút ra giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Gai”. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 - 2 HS đại diện trình bày. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. | I. Yếu tố tượng trưng trong thơ 1. Mối quan hệ giữa các hình ảnh trong 4 dòng thơ đầu - Mối quan hệ giữa các hình ảnh trong bốn dòng thơ đầu: Sự đối lập giữa hai từ chỉ thời gian (sớm – chiều), hai hình ảnh (hoa hồng – gai). - Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh “hoa hồng” và “gai”, “hái hoa” và “gai cào”: Hoa hồng tượng trưng cho cái đẹp, hành động hái hoa là biểu tượng của hành trình đi tìm cái đẹp; gai tượng trưng cho nỗi đau đớn, cái giá phải trả trên hành trình gian khổ đó, gài cào là sự chấp nhận cái giá phải trả để đến với cái đẹp. 2. Sự chuyển đổi của các hình ảnh trong bốn dòng thơ cuối - Từ gai cào đến sẹo lên xanh biếc, gai đơm hoa, từ bông hoa hồng có thực mà chủ thể trữ tình muốn hái đến bông hoa hồng trong tâm hồn nở ra từ vết gai cào; sự chuyển biến từ nỗi đau đớn sang sự thăng hoa, niềm hạnh phúc khi chạm đến một cái đẹp cao hơn, thuần khiết hơn. Nỗi đau khi đã vượt qua sẽ trở nên những trải nghiệm đẹp đẽ, làm tâm hồn con người phong phú thêm. 3. Sự trở lại của hình ảnh “hoa” cuối bài thơ Sự trở lại của hình ảnh “hoa” ở cuối bài cho thấy bản thân sự trải nghiệm nỗi đau sẽ mang lại những cái đẹp mới mẻ, cao quý hơn. Bông hoa trong hồn nở ra từ vết gai cào là biểu tượng của cái đẹp tinh thần đạt được khi con người vượt qua mất mát, chông gai trên hành trình tìm kiếm sự hoàn thiện. II. Bản chất của sáng tạo nghệ thuật - HS trình bày quan điểm của mình. - Ví dụ: Quá trình hái hoa phải trả giá bằng những vết gai cào và những bông hoa trong hồn nở ra từ vết gai cao đó có thể hiểu là biểu tượng của quá trình sáng tạo nghệ thuật. Hành trình sáng tạo là hành trình đi tìm cái đẹp vô cùng gian khổ, trong đó người nghệ sĩ phải thâm nhập, trải nghiệm, hoá thân để sống cùng những nỗi đau của kiếp người để sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật có giá trị trường tổn.
III. Tổng kết 1. Nội dung - Qua hình tượng những bông hoa và gai, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc hành trình sáng tạo nghệ thuật đầy vất vả, gian truân, mới đơm hoa được một sản phẩm nghệ thuật chân chính. 2. Nghệ thuật - Thể thơ: tự do. - Ngôn ngữ: giản dị, khúc chiết, giàu tính hình tượng. - Giọng thơ nhẹ nhàng mà sâu lắng…
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều