Tóm tắt kiến thức ngữ văn 11 chân trời bài Ôn tập cuối học kì I

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài Ôn tập cuối học kì I. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI (TÙY BÚT/TẢN VĂN, VĂN BẢN NGHỊ LUẬN, TRUYỆN THƠ DÂN GIAN, TRUYỆN THƠ NÔM, VĂN BẢN THÔNG TIN TỔNG HỢP VÀ BI KỊCH).

1. Nối hai cột A và B trong bài tập số 1 SGK trang 141

+ Tùy bút/ tản văn: Không có cốt truyện, giàu trữ tình và tính nhạc. Thường được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng, chủ đề nhất định; ngôn ngữ giàu chất hình ảnh, chất thơ, chất suy tưởng, chính luận….

+ Văn bản nghị luận: Lựa chọn bằng chứng phù hợp, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ.

+ Truyện thơ Nôm: Thể loại tự sự bằng thơ, định hình từ thế kỉ XVII, phát triển mạnh từ nửa cuối thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX. 

+ Truyện thơ dân gian: Có cốt truyện, kết cấu đơn giản, kết hợp giữa tự sự và trữ tình, phản ánh cuộc sống của nhân dân cũng như khát vọng về tình yêu, tự do, hạnh phúc và công lí.

+ Văn bản tổng hợp thông tin: Sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin, nhiều dạng trình bày ( dạng chữ, dạng hình ảnh/ sơ đồ/ bảng biểu……) nhiều phương thức biểu đạt ( thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận,….).

+ Bi kịch: Cốt truyện đơn giản, nhân vật có chức năng tạo ra thế giới và con người. Nhân vật chính thường có bản chất tốt đẹp, có khát vọng vượt lên và thách thức số phận, nhưng cũng có những nhược điểm trong hành xử hoặc sai lầm trong đánh giá.

- Tóm tắt những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu một văn bản theo các thể loại: tùy bút / tản văn, truyện thơ, bi kịch.

+ Khi đọc một văn bản tuỳ bút hoặc tản văn, cần chú ý về cách đọc như sau:

Tìm hiểu chất trữ tình, cái tôi của nhà văn thể hiện qua văn bản.

 Tìm hiểu ngôn ngữ của văn bản.

 Xác định chủ đề mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

 Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết.

+ Thể loại bi kịch

Cần tìm hiểu nhân vật kịch

Tìm hiểu xung động kịch

Tìm hiểu hành động kịch

Tìm hiểu lời thoại

- 2 điểm tương đồng, một điểm khác biệt về đặc điểm thể loại giữa tùy bút và tản văn

 Tản văn và tùy bút đều có nguồn gốc từ thời trung đại, tuy nhiên, tùy bút được "ẩn thân" vào thể ký nên chưa biểu hiện rõ ràng. Đến thế kỷ 20, tùy bút mới thực sự hiện diện với tư cách một thể loại văn xuôi hiện đại, rồi từng bước khẳng định sự góp mặt xứng đáng bằng nhiều tên tuổi lớn, nhiều tác phẩm có giá trị. Cả 2 hình thức này đều thuộc thể loại văn xuôi tự sự, trữ tình và đều mang tính chất hư cất: Viết được trên cảm xúc có thật, người viết đã chứng kiến hoặc trải nghiệm qua cảm xúc ấy.

VD: Văn bản Cõi lá được viết trên sự hoài niệm của Đỗ Phấn về Hà Nội, dựa trên sự quan sát thực tế và kí ức của tác giả

Điểm khác biệt giữa tản văn và tùy bút là Tản văn có đề tài rộng lớn bao quát hơn. Tản văn không lấy hiệu quả ở tình tiết, cũng không lấy nhân vật để khắc họa sự hiểu biết, đồng thời cũng không yêu cầu có tình cảm đặc biệt mãnh liệt như thơ, đề tài của tản văn tuy rộng nhưng cái rộng lớn đa dạng của nó là những điều bên ngoài mà tác giả tự mình nhìn thấy, nghe thấy, suy nghĩ, mong muốn, cảm thấy, xúc động và cuộc sống thường nhật cho đến những hiện tượng khác. Nó cũng không đòi hỏi người viết sự "thâm nhập thực tế" một cách trường kỳ và cái nhìn quan sát có tính chủ ý cao như ở tùy bút hay bút ký.

2. Tác dụng của việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ

- Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin giúp cụ thể hóa những lời thuyết minh trong văn bản. Từ đó, người đọc sẽ tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng, đầy đủ và đúng đắn nhất.

VD: Trong bài Đồ gốm gia dụng của người Việt: Văn bản sử dụng các hình ảnh xuyên suốt bài, mỗi phần đều có các yếu tố hình thức là các hình ảnh minh họa 

-> Các yếu tố này giúp cho các ý tưởng và thông tin sinh động, hấp dẫn, sinh động hơn, người đọc dễ hiểu và hình dung các đồ gia dụng gốm hơn.

3. Cách khác biệt khi đọc hiểu một văn bản thông tin và một văn bản nghị luận

- Văn bản nghị luận: luận điểm, luận cứ, lí lẽ dẫn chứng. Có hai loại là nghị luận văn học và nghị luận xã hội.  Nghị luận văn học tập trung vào phân tích các tác phẩm văn học (tác giả, tác phẩm…) và đặc điểm nhân vật gắn với các văn bản đã học. Nghị luận xã hội có nội dung chính là bàn luận về một tư tưởng, quan điểm

- Văn bản thông tin: ít luận điểm nói nhiều về thông tin có Văn bản thông tin tập trung vào giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi vừa giúp người đọc khám phá những nét đẹp văn hóa hoặc một số hoạt động truyền thống nổi tiếng.

II. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

1. Cách giải thích nghĩa của từ: 

- Khái niệm: nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị. Nghĩa của từ được nhận diện thông qua nhận thức, sự hiểu biết của mỗi người.

- Cách giải thích nghĩa của từ: 

+ Phân tích nội dung nghĩa của từ và nếu cần có thể nêu phạm vi sử dụng, khả năng kết hợp của từ, chú ý đến sự khác nhau giữa các từ đồng nghĩa (nếu có).

+ Dùng một (hoặc một số) từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.

+ Đối với từ ghép, có thể giải thích nghĩa của từ bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ.

- Khi giải thích nghĩa của từ cần chú ý đến nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.

+ Nghĩa gốc: nghĩa ban đầu của từ

+ Nghĩa chuyển: nghĩa hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.

2. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói

- Khái niệm: là lời nói sử dụng trong giao tiếp hằng ngày; thể hiện thái độ, phản ứng tức thời của người nói và người nghe. 

- Ngôn ngữ nói thường có những đặc điểm cơ bản sau:

+ Đa dạng về ngữ điệu (gấp gáp, chậm rãi, to, nhỏ…), góp phần thể hiện trực tiếp tình cảm, thái độ của người nói.

+ Thường sử dụng khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, trợ từ, thán từ, từ ngữ chêm xen, …

+ Thường sử dụng cả câu tỉnh lược và câu có yếu tố dư thừa, trùng lặp. Câu tỉnh lược thường dùng để lời nói ngắn gọn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, câu lại chứa nhiều yếu tố dư thừa, trùng lặp (do người nói vừa nghĩ vừa nói, không có điều kiện gọt giũa hoặc do người nói muốn lặp lại để giúp người nghe có thời gian lĩnh hội thấu đáo nội dung giao tiếp).

+ Kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ như: nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ…

3. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo và phương tiện phi ngôn ngữ

* Cách trích dẫn tài liệu: 

- Trích dẫn: trong tiểu luận hay báo cáo nghiên cứu, việc trích dẫn giúp đảm bảo độ tin cậy, sự minh bạch, tránh tình trạng đạo văn, đồng thời cho phép người đọc theo dõi và tìm được nguồn trích dẫn.

- Có 2 kiểu trích dẫn: 

+ Trích dẫn trực tiếp

+ Trích dẫn gián tiếp.

* Phương tiện phi ngôn ngữ

- Làm cho các ý tưởng và thông tin hấp dẫn, sinh động, dễ hiểu.

- Chẳng hạn như: nhan đề, kí hiệu đánh dấu các phần mục, chú thích cho hình ảnh, bảng số liệu,…

4. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói

– Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác. Khi viết, người viết có điều kiện chọn lọc các phương tiện ngôn ngữ; còn khi đọc, người đọc có điều kiện suy ngẫm, phân tích kĩ lưỡng. Vì vậy, ngôn ngữ viết có những đặc điểm cơ bản sau:

+ Được thể hiện bằng chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự.

+ Sử dụng từ ngữ chọn lọc, phù hợp với từng phong cách; tránh sử dụng khẩu ngữ và từ ngữ địa phương.

+ Có thể sử dụng câu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ. 

+ Có thể kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ,.... 

– Lưu ý: Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ viết có thể được trình bày lại bằng lời nói, chẳng hạn như trường hợp thuyết trình một vấn đề đã chuẩn bị, trình bày bài phát biểu đã soạn trước,... Trong các trường hợp này, lời nói tận dụng được những ưu thế của ngôn ngữ viết đồng thời vẫn có sự phối hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ làm tăng hiệu quả biểu đạt.

III. KIỂU BÀI VIẾT (THUYẾT MINH, NGHỊ LUẬN, BÁO CÁO NGHIÊN CỨU,…)

1. Bảng so sánh những kiểu bài khi viết

- GV gợi mở theo PHỤ LỤC 27.

2. Bảng tổng hợp những điểm đáng ghi nhớ về yêu cầu khi viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận

- GV gợi mở theo PHỤ LỤC 28.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài Ôn tập cuối học kì I, kiến thức trọng tâm văn 11 chân trời bài Ôn tập cuối học kì I, nội dung chính bài Ôn tập cuối học kì I

Bình luận

Giải bài tập những môn khác