Đáp án Ngữ văn 11 chân trời bài 6 Ôn tập

Đáp án bài 6 Ôn tập. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ÔN TẬP

CH1: Lập bảng tóm tắt hệ thống nhân vật, người kể chuyện và điểm nhìn chính của các văn bản truyện đã đọc trong bài học.

Đáp án chuẩn:

Nội dung

Hệ thống nhân vật

Người kể chuyện

Điểm nhìn chính

Chiều sương

Chàng trai, lão Nhiệm Bình, ông cụ Bỉnh, ông Phó Nhụy, những người dân chài, ông Xin Kính, anh Hoe Chước

Tác giả

Ngôi kể thứ ba

Muối của rừng

Ông Diểu, đàn khỉ (con khỉ đực, con khỉ cái, khỉ con)

Tác giả

Ngôi kể thứ ba

Kiến và người

Người bố, người mẹ, hai đứa nhỏ (Cháu và em)

Tác giả

Ngôi kể thứ ba

CH2: Nêu nhận xét của bạn về một nhân vật trong văn bản "Chiều sương" (Bùi Hiển) hoặc "Muối của rừng" (Nguyễn Huy Thiệp).

Đáp án chuẩn:

Trong văn bản "Chiều sương" của Bùi Hiển, nhân vật Lão Nhiệm Bình được miêu tả là một người già có cuộc sống đầy trải nghiệm và thấu hiểu sâu sắc về con người. 

CH3: Tìm ví dụ minh họa cho các hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đảo trật tự từ ngữ, mở rộng khả năng kết hợp của từ và tách biệt.

Đáp án chuẩn:

* Ví dụ về đảo trật tự từ ngữ: 

- Trật tự thông thường: Mái tóc người cha bạc phơ.

- Trật tự đảo :

Bạc phơ mái tóc người cha

Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng Người

(Tố Hữu)

* Ví dụ về mở rộng khả năng kết hợp của từ:

Hồi năm nọ, một thầy địa lí đi qua đây có bảo đất làng này là cái thế “quần ngư tranh thực”, vì thế mà bọn đàn anh chỉ là một đàn cá tranh mồi.

(Nam Cao)

Đây thay cho làng này để tránh sự lặp lại trong diễn đạt. Có thể đổi chỗ vị trí này mà nghĩa của phát ngôn không thay đổi: Hồi năm nọ, một thầy địa lí đi qua làng này, có bảo đây có cái thế “quần ngư tranh thực”.

* Ví dụ về khả năng tách biệt của từ:

Bỗng hốt hoảng. Vụ nổ đã xảy ra chớp nhoáng..

CH4: Bạn rút ra được những lưu ý gì khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học?

Đáp án chuẩn:

- Phân bố thời gian làm bài hợp lý.

- Viết câu ngắn gọn, tránh rườm rà và yếu tố biểu cảm không cần thiết.

- Dẫn chứng phải hợp lý, đủ số lượng và khách quan, tránh cảm tính và thiếu thực tế.

- Độ dài của văn nghị luận xã hội cần phù hợp với yêu cầu.

CH5: Khi trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, bạn cần lưu ý những điều gì?

Đáp án chuẩn:

1. Phải hiểu rõ vấn đề xã hội được đề cập trong tác phẩm và Đáp án chuẩn đúng câu hỏi được đưa ra.

2. Nên sử dụng các bằng chứng, tham chiếu rõ ràng để đề hỗ trợ cho ý kiến của mình.

3. Phải trình bày ý kiến một cách logic, rõ ràng, thuyết phục và chính xác, tránh việc mơ hồ và thiếu thuyết phục.

4. Nên sử dụng ngôn ngữ phù hợp, tránh sử dụng ngôn ngữ khiếm nhã, gây phân biệt và khó hiểu, hiểu sai.

5. Nên xác định đối tượng người đọc mục tiêu của tác phẩm để có cách trình bày thích hợp.

6. Nên đọc lại và sửa chữa nếu cần trước khi trình bày để đảm bảo tính chính xác và thuyết phục của ý kiến.

CH6: Theo bạn, vì sao chúng ta cần chung sống với thiên nhiên và chung sống bằng cách nào?

Đáp án chuẩn:

Chúng ta cần tôn trọng thiên nhiên vì nó cung cấp tài nguyên và duy trì sự sống. Để sống hài hòa với thiên nhiên, chúng ta phải giảm thiểu tác động tiêu cực, sử dụng tài nguyên bền vững và bảo vệ các hệ sinh thái cùng đa dạng sinh học khỏi những hoạt động có hại.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác