Soạn ngữ văn 11 chân trời bài 6 Thực hành Tiếng Việt

Soạn văn Bài 6: Thực hành Tiếng Việt, sách Ngữ văn 11 tập 2 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Tìm hiện tượng đảo trật tự từ ngữ trong các trường hợp sau và phân tích tác dụng của hiện tượng này:

a. Cây bưởi nhà mình đãng trí

Bỏ quên năm ngoái mùa hoa

Năm nay bưởi chừng hối tiếc

Ra hoa nhiều gấp đôi ba

(Trần Lê Văn, Hơi sức của cây)

b. Nhưng trên mặt biển, ùn ùn từ đâu đến - dân chài bảo từ Thủy phủ đùn lên - một đám sương mù dày đặc, mang vị mặn và hơi lạnh thấm thía."

(Bùi Hiển, Chiều sương)

Câu 2: Chỉ ra hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ trong các đoạn trích sau và phân tích tác dụng biểu đạt của những cách diễn đạt này:

a. Nắng đã vàng hanh như phấn bay,

Đã nghe tiếng sếu vọng sông gày.

Trước sân mây trắng về đông lắm,

Em ở xa nhà, em có hay.

(Vũ Quần Phương, Nắng đã hanh)

b. Vào một chiều trung tuần tháng Giêng, chàng trai ấy lang thang trong những ngõ hẻm làng. Chàng đi không mục đích, hồn lặng thấm cái êm ả lắng tự vòm trời trắng hơi biêng biếc như dát bạc, cái êm ả của những cuối ngày thôn dã.

(Bùi Hiển, Chiều sương)

Câu 3: Phân tích hiệu quả của hiện tượng tách biệt trong các trường hợp:

a. Ào một cái, từ trong rừng đâu da bỗng như có tiếng quẫy động của một con vật khổng lồ. Ông Diểu biết là con đầu đàn đã đến. Con khỉ này cũng gớm lắm đây. Nó xuất hiện với một nghi lễ vương chủ. Tự tin đến thô bạo. Ông Diểu mỉm cười và chăm chú nhìn.

(Nguyễn Huy Thiệp, Muối của rừng)

b. Ông Diểu bỗng thấy bị xúc phạm ghê gớm. Tựa như ông bị theo đuổi, bị đòi ăn vạ.

(Nguyễn Huy Thiệp, Muối của rừng)

Câu 4: Nhận xét về sự độc đáo của những kết hợp từ được in đậm trong đoạn thơ sau:

Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên,

Cây me ríu rít cặp chim chuyền.

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,

Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền.

(Xuân Diệu, Thơ duyên)

PHẦN CÂU HỎI MỞ RỘNG

Câu 1: Hiện tượng đảo trật tự từ ngữ là gì? Cho ví dụ?

Câu 2: Hãy cho biết các câu dưới đây có hiện tượng đảo trật tự từ trong câu?

a)                                     Mọc giữa dòng sông xanh

                                        Một bông hoa tím biếc

(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải

b)                                     Ung dung buồm lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)

c)                                     Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà

(Bếp lửa – Bằng Việt)

d)                                      Hồi nhỏ sống với đồng 

với sông rồi với bể

(Ánh trăng – Nguyễn Du)

e)                                       Ta hát bài ca gọi gió vào 

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

(Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)

Câu 3: Những trường hợp nào dưới đây được xem là hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường về từ?

a) Ăn ngay ở thật, mọi tật mọi lành. (Tục ngữ)

b)                                           Những là đắp nhớ đổi sầu, 

                                   Tuyết sương nhuốm nửa mái đầu hoa râm.

(Nguyễn Du)

c) Trăng rất trăng là trăng của tình duyên.

(Xuân Diệu)

d) Càng thấy anh đứng yên, họ càng được ngắm, và càng cho là anh muốn pha trò như thế, nên càng cười già! (Nguyễn Công Hoan)

e)                                Có phải duyên nhau thì thắm lại lại, 

                                   Đừng xanh như lá, bạc như như vôi.

(Hồ Xuân Hương)

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải ngữ văn 11 chân trời bài 6 Sống với biển rừng bao la, giải ngữ văn 11 sách chân trời bài 6 Sống với biển rừng bao la, giải bài 6 Sống với biển rừng bao ngữ văn 11

Bình luận

Giải bài tập những môn khác