Tóm tắt kiến thức ngữ văn 11 chân trời bài 6: Thực hành tiếng việt

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 6: Thực hành tiếng việt. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG PHÁ VỠ NHỮNG QUY TẮC NGÔN NGỮ THÔNG THƯỜNG: ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC DỤNG.

1. Hiện tượng đảo trật tự từ

Đảo trật tự từ ngữ so với trật tự từ ngữ thông thường được dùng với mục đích nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.

2. Hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ

Ở hiện tượng này, từ ngữ được cung cấp thêm những khả năng kết hợp mới tạo ra những kết hợp từ vô cùng độc đáo, nhằm tăng hiệu quả diễn đạt.

3. Hiện tượng tách biệt

Tách biệt là hiện tượng tách các thành phần câu thành những câu độc lập với dụng ý nhất mạnh hoặc bộc lộ cảm xúc.

II. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK

Bài tập 1:

a. Hiện tượng đảo trật tự từ ngữ “Bỏ quên năm ngoái mùa hoa” (trật tự thông thường là “Bỏ quên mùa hoa năm ngoái”). Tác dụng: Làm cho cách diễn đạt giàu sức biểu cảm hơn, đồng thời cũng giàu nhạc tính hơn.

b. Hiện tượng đảo trật tự từ ngữ: “ùn ùn từ đâu đến – dân chài bảo từ Thuỷ phủ đàn lên – một đám sương mù dày đặc, mang vị mặn và hơi lạnh thấm thía” (trật tự thông thường là “một đám sương mù dày đặc, mang vị mặn và hơi lạnh thấm thía từ đâu ùn ùn đến – dân chài bảo từ Thuỷ phủ đùn lên”). Lưu ý: “dân chài bảo từ Thuỷ phủ đùn lên” là thành phần phụ chú. Tác dụng: Nhấn mạnh sự xuất hiện đột ngột, dữ dội và không biết từ đâu đến của đám sương mù dày đặc; cách diễn đạt này làm tăng sức biểu cảm cho câu văn.

Bài tập 2:

a. Trong ngữ liệu này, “sông”, “mây trắng” được hình dung như con người nên có cách kết hợp: “sông gày”, “mây trắng về đông lắm”. Những cách kết hợp từ này phá vỡ quy tắc kết hợp từ thông thường, tạo ra hình ảnh thơ độc đáo, mới lạ, gây ấn tượng và khơi gợi cảm xúc cho người đọc.

b. Trong ngữ liệu b, cách kết hợp “hơi biêng biếc” phá vỡ quy tắc kết hợp từ thông thường, làm cho cách diễn đạt độc đáo, mới lạ và gây ấn tượng cho người đọc. Bình thường, từ láy “biêng biếc” không thể kết hợp được với những từ ngữ chỉ mức độ như: hơi, rất, quá, lắm,... nhưng trong ngữ cảnh này, cách diễn đạt “hơi biêng biếc” lại tỏ ra rất hoà hợp với “vòm trời trắng” với “cái êm ả” của không gian.

Bài tập 3:

a. Việc tách thành phần “tự tin đến thô bạo” thành câu độc lập có tác dụng nhấn mạnh sự xuất hiện đột ngột, mạnh dạn, oai vệ của con khỉ đầu đàn, đồng thời bộc lộ cảm xúc thích thú của nhân vật ông Diểu trong khi quan sát con vật.

b. Việc tách thành phần “tựa như ông bị theo dõi, bị đòi ăn vạ” thành câu độc lập có tác dụng nhấn mạnh cảm giác “bị xúc phạm ghê gớm” của ông Diểu, làm tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.

Bài tập 4:

  • “Nhánh duyên”: “duyên” là khái niệm trừu tượng, vô hình nhưng “nhánh” là một sự vật hữu hình, có thể nhìn thấy được. Vì vậy, “nhánh” thường kết hợp với những vật hữu hình như: nhánh cây, nhánh cỏ, nhánh lá,... Cách kết hợp “nhánh duyên” phá vỡ quy tắc kết hợp từ thông thường, tạo nên hình ảnh thơ độc đáo, gợi nên một tình cảm thơ mộng của chủ thể trữ tình; nhờ đó khơi gợi cảm xúc nơi người đọc.
  • “Đổ trời xanh ngọc”: Theo từ điển, “đổ” là động từ có nghĩa là “làm cho vật được chứa đựng ra khỏi ngoài vật đựng”. Trong cách diễn đạt “đổ trời xanh ngọc”, màu xanh ngọc của bầu trời được hình dung như một vật thể/ một dòng chảy đổ tràn qua muôn lá, tạo nên hình ảnh chiều thu huyền ảo và lãng mạn.

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 11 CTST bài 6 Thực hành tiếng việt, kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 chân trời bài 6: Thực hành tiếng việt, Ôn tập văn 11 chân trời bài Thực hành tiếng việt

Bình luận

Giải bài tập những môn khác