Câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 6: Thực hành Tiếng Việt

Câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 6: Thực hành Tiếng Việt . Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo thêm.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (04 CÂU)

Câu 1: Hiện tượng đảo trật tự từ ngữ là gì? Cho ví dụ?

Câu 2: Hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ là gì? Cho ví dụ?

Câu 3: Hiện tượng tách biệt là gì? Cho ví dụ?

Câu 4: Hãy cho biết các câu dưới đây có hiện tượng đảo trật tự từ trong câu?

a) Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải
b) Ung dung buồm lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)
c) Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
(Bếp lửa – Bằng Việt)
d) Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
(Ánh trăng – Nguyễn Du)
e) Ta hát bài ca gọi gió vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
(Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)

2. THÔNG HIỂU (04 CÂU)

Câu 1: Tìm hiện tượng đảo trật tự từ ngữ trong các trường hợp sau và phân tích tác dụng của các hiện tượng này?

a) Cây bưởi nhà mình đãng trí
Bỏ quên năm ngoái mùa hoa
Bỏ quên năm ngoái mùa hoa
Năm nay bưởi chừng hối tiếc
(Trần Lê Văn, Hơi sức của cây)
b) Nhưng trên mặt biển, ùn ùn từ đâu đến – dân chào bảo từ Thủy phủ đùn lên – một đám sương mù dày đặc, mang vị mặn và hơi lạnh thấm thía.
(Bùi Hiển, Chiều sương)

Câu 2: Chỉ ra hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ trong các đoạn trích sau và phân tích tác dụng biểu đạt của những cách diễn đạt này:

a) Nắng đã vàng hanh như phấn bay,
Đã nghe tiếng sếu vọng sông gày.
Trước sân mây trắng về đông lắm,
Em ở xa nhà, em có hay.
(Vũ Quần Phương, Nắng đã hanh)
b) Vào một chiều trung tuần tháng Giêng, chàng trai ấy lang thang trong những ngõ hẻm làng. Chàng đi không mục đích, hồn lặng thấm cái êm ả lắng tự vòm trời trắng hơi biêng biếc như dát bạc, cái êm ả của những cuối ngày thôn dã.
(Bùi Hiển, Chiều sương)

Câu 3: Những trường hợp nào dưới đây được xem là hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường về từ?

a) Ăn ngay ở thật, mọi tật mọi lành. (Tục ngữ)
b) Những là đắp nhớ đổi sầu,
Tuyết sương nhuốm nửa mái đầu hoa râm.
(Nguyễn Du)
c) Trăng rất trăng là trăng của tình duyên.
(Xuân Diệu)
d) Càng thấy anh đứng yên, họ càng được ngắm, và càng cho là anh muốn pha trò như thế, nên càng cười già! (Nguyễn Công Hoan)
e) Có phải duyên nhau thì thắm lại lại,
           Đừng xanh như lá, bạc như như vôi.
                (Hồ Xuân Hương)

Câu 4: Tìm câu rút gọn và câu đặc biệt trong những ngữ liệu sau. Việc sử dụng những kiểu câu đó có tác dụng như thế nào?

a) Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết! (Nam Cao)
b) Hàng xóm phải một bữa điếc tai, nhưng có lẽ trong bụng thì họ hả: xưa nay họ mới chỉ được nghe bà cả, bà hai, bà ba, bà tư nhà cụ bá chửi người ta, bây giờ họ mới được nghe người ta chửi lại cả nhà cụ bá. Mà chửi mới sướng miệng làm sao! Mới ngoa ngoắt làm sao! (Nam Cao)
c) Kéo chăn về phía ấy, sao cứ dồn cả lại cho mẹ thế này. Ừ, không đói thì thôi. Khuya rồi. Ngủ đi, mai còn đi làm sớm, con ạ. (Phong Điệp)
d) Bà vợ hỏi lại: “Ông có đứng máy được không?". Ông chồng trả lời: “Không."- “Ông có sắp chữ được không?” - “Không.”. (Nguyễn Khải)

3. VẬN DỤNG (04 CÂU)

Câu 1: Phân tích hiệu quả của hiện tượng tách biệt trong các trường hợp:

a) Ào một cái, từ trong rừng đâu da bỗng như có tiếng quẫy động của một con vật khổng lồ. Ông Diểu biết là con đầu đàn đã đến. Con khỉ này cũng gớm lắm đây. Nó xuất hiện với một nghi lễ vương chủ. Tự tin đến thô bạo. Ông Diểu mỉm cười và chăm chú nhìn.
(Nguyễn Huy Thiệp, Muối của rừng)
b) Ông Diểu bỗng thấy bị xúc phạm ghê gớm. Tựa như ông bị theo đuổi, bị đòi ăn vạ.
(Nguyễn Huy Thiệp, Muối của rừng)

Câu 2: Nhận xét về sự độc đáo của những kết hợp từ được in đậm trong đoạn thơ sau:

Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên,

Cây me ríu rít cặp chim chuyền.

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,

Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền.

(Xuân Diệu, Thơ duyên)

Câu 3: Phân tích hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường gây nên tiếng cười bất ngờ trong câu chuyện sau:

Sư cụ xơi thịt cầy vụng ở trong phòng. Chú tiểu biết, hỏi:

- Bạch cục, cụ xơi gì trong ấy ạ?

Sư cụ đáp:

- Tao ăn đậu phụ.

Lúc ấy, có tiếng chó sủa ầm ĩ ngoài cổng chùa. Sư cụ hỏi:

- Cái gì ngoài cổng thế?

Chú tiểu đáp:

- Bạch cụ! Đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa đấy ạ!

(Truyện cười dân gian)

Câu 4: Tìm và phân tích hiện tượng phá vỡ trật tự thông thường của từ trong những câu sau:

a) Tình như một bức phong còn kín
Gió nơi đâu, gượng mở xem
(Nguyễn Trãi)
b) Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
(Bà Huyện Thanh Quan)

4. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Trong bài Tỳ bà của Bích Khê, hai dòng thơ cuối được tác giả viết nhưu sau:

Ô! Hay buồn vương câu ngô đồng

Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông.

(Bích khê. Tinh huyết, Trọng Miên xuất bản, 1939)

Ở một số bản in về sau, hai dòng thơ trên đã có một biến đổi:

Ô hay buồn vương cây ngô đồng

Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông.

(Thơ Bích Khê, Sở văn hóa và Thông tin Nghĩa Bình, 1988)

Xét theo hướng thực hành tiếng Việt của bài học, theo em, nguyên nhân sự biến đổi trên có thể là gì? Dựa vào bản in bài thơ năm 1939, hãy làm rõ sự sáng tạo trong cách sử dụng từ ngữ của nhà thơ ở thời điểm này.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Bài tập tự luận Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 6 Thực hành Tiếng Việt , Bài tập Ôn tập NV11 chân trời sáng tạo bài 6 Thực hành Tiếng Việt , câu hỏi ôn tập 4 mức độ Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 6 Thực hành Tiếng Việt

Bình luận

Giải bài tập những môn khác