Soạn giáo án Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 9 Văn bản 1: Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến ngự
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 11 Bài 9 Văn bản 1: Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến ngự - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 9: NHỮNG CHÂN TRỜI KÍ ỨC
…………………………..
Môn: Ngữ văn 11 – Lớp:
Số tiết: 11 tiết
MỤC TIÊU CHUNG BÀI 9:
- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí.
- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chính thể của tác phẩm; nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
- Nhận biết và sửa được một số kiểu lỗi về thành phần câu.
- Viết được bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
- Biết thảo luận, tranh luận một cách có hiệu quả và có văn hoá về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi.
- Trân trọng những kỉ niệm và trải nghiệm tuổi thơ, sống có trách nhiệm với bản thân và với mọi người.
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
TIẾT: VĂN BẢN 1: NGÔI NHÀ TRANH CỦA CỤ PHAN BỘI CHÂU Ở BẾN NGỰ
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí.
- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chính thể của tác phẩm.
- Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí.
- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chính thể của tác phẩm.
- Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
- Phẩm chất
- Trân trọng những kỉ niệm và trải nghiệm tuổi thơ, sống có trách nhiệm với bản thân và với mọi người.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 11.
- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi, thực hiện yêu cầu: Nêu hiểu biết của em về nhà yêu nước Phan Bội Châu.
- Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện yêu cầu: Nêu hiểu biết của em về nhà yêu nước Phan Bội Châu, người được mệnh danh là “Ông già bến Ngự”.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 - 2 HS mỗi nhóm trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi ý:
+ Theo gia phả họ Phan, ông sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, cha là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn. Ông nổi tiếng thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện. Thuở thiếu thời ông đã sớm có lòng yêu nước.
+ Năm 1904, ông cùng 20 đồng chí họp mặt tại Quảng Nam để thành lập Hội Duy Tân. Năm 1905, ông cùng Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc rồi sang Nhật Bản để gặp gỡ các nhà cách mạng Nhật và Trung Quốc và cầu viện trợ tài chính cho phong trào do ông thành lập
+ Ngày 30 tháng 6 năm 1925, ông lại bị Pháp bắt tại Hàng Châu, ông bị dẫn giải về Hà Nội và xử án chung thân khổ sai. Về sau, bản án được đổi lại thành án quản thúc tại gia. Theo Việt Nam Pháp Thuộc Sử, ông được giảm án vì phản ứng mạnh mẽ của toàn dân đối với nhà cầm quyền Pháp. Từ năm 1926, ông bị đưa về sống ở Bến Ngự, Huế, cho đến khi mất tại Huế vào năm 1940. Lúc đó ông được gọi là Ông già Bến Ngự.
+ Giới thiệu bài học: Phan Bội Châu là “ bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng” ( Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 2, Sđd, tr 70). Tên tuổi của Ông gắn với cuộ đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam 25 năm đầu thế kỉ XX. Phong trào Đông du của ông tuy thất bại nhưng đã thể hiện được tư duy mới mẻ về con đường cách mạng đồng thời cho thấy lòng yêu nước nồng nàn của người anh hùng này. Vì thế, ông trở thành tấm gương cho rất nhiều những thanh niên trẻ tuổi. Trong buổi học hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu về văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự để có thêm nhiều hiểu biết về điều này nhé.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học
- Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề thể loại các tác phẩm có trong chủ đề. Nắm được các khái niệm về đề tài, chi tiết.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề Những chân trời kí ức.
- Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài Những chân trời kí ức.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS: + Đọc phần Giới thiệu bài học, khái quát chủ đề Những chân trời kí ức. + Nêu tên và thể loại các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ đề. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, đọc phần Giới thiệu bài học và tìm tên các VB trong bài 9. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng. | 1. Giới thiệu bài học - Chủ đề Những chân trời kí ức bao gồm các văn bản truyện kí. - Tên và thể loại của các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ đề:
|
Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn
a.Mục tiêu: Nắm được một số yếu tố khái niệm và đặc điểm truyện kí.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến khái niệm truyện kí.
- Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về khái niệm truyện kí.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc các thông tin về trong phần Tri thức ngữ văn và thực hiện những yêu cầu sau: + Trình bày khái niệm và đặc điểm của truyện kí. + Trình bày về sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc các thông tin trong phần Tri thức ngữ văn, lấy ví dụ trong một văn bản cụ thể. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức. - Ghi lên bảng. - GV bổ sung kiến thức:
| II. Tri thức ngữ văn 1. Truyện kí - Truyện kí là thể loại trung gian giữa truyện và kí. - Truyện kí rất gần với kí ở yêu cầu về tính xác thực dựa trên việc ghi chép người thật, việc thật; nhưng cũng gần với truyện ở chỗ thường có cốt truyện hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh. - Tuy được xem là thể loại phi hư cấu nhưng do yêu cầu dung hoà yếu tố truyện với yếu tố kí, yêu cầu thể hiện tính xác thực theo cách riêng của thể loại, người viết truyện kí cũng được phép hư cấu ở một mức độ nhất định. 2. Sự kết hợp giữ phi hư cấu và hư cấu trong truyện kí - Phi hư cấu là cách phản ánh hiện thực theo nguyên tắc đề cao tính xác thực bằng cách “gọi thẳng tên và miêu tả càng chính xác càng tốt những con người và sự kiện có thực”, đặc biệt là đối với các chi tiết, sự kiện mang thông tin xác định, có thể kiểm chứng (gọi là “thành phần xác định”) như: tên tuổi, lai lịch, ngoại hình, nguồn gốc gia đình, ngọn nguồn văn hoá, quan hệ gia đình – xã hội,... của nhân vật; thời gian, không gian, địa điểm,... thuộc bối cảnh của câu chuyện hay diễn biến của sự việc,... - Hư cấu là dùng trí tưởng tượng sáng tạo ra cái mới, những điều khác lạ không có hoặc chưa có trong thế giới thực nhằm mục đích nghệ thuật. Trong truyện kí, có không ít loại chi tiết, yếu tố không xác định, không cần và không thể kiểm chứng như: diễn biến nội tâm của nhân vật, tác động của cảnh sắc thiên nhiên, sinh hoạt xã hội đối với tình cảm, cảm xúc của con người, các hành vi, lời thoại giao tiếp ngẫu hứng của nhân vật, sự góp mặt của các nhân vật phụ,... (gọi chung là “thành phần không xác định”). |
Hoạt động 3: Đọc – hiểu văn bản
- Mục tiêu: Nhận biết và hiểu được đặc điểm của văn bản nhiểu chủ đề, nắm bắt được thông tin tác giả, tác phẩm và đặc điểm của thể hát nói.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Soạn ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều