Soạn ngắn gọn văn 11 Chân trời sáng tạo bài 7: Nguyệt Cầm

Soạn siêu ngắn bài 7: Nguyệt Cầm ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.

VĂN BẢN: NGUYỆT CẦM

 

Câu 1: Hãy hình dung cảm giác của bạn khi lắng nghe tiếng đàn trong một đêm trăng.

Tham khảo:

Cảm thấy bình yên, thư thái, cô đơn, lạc lõng. 

 

Câu 1: Hình ảnh "mỗi giọt rơi tàn" gợi tả điều gì?

Tham khảo:

Tác giả mượn hình ảnh âm thanh để diễn tả hình ảnh ánh trăng buông xuống những giọt lệ đau thương.

 

Câu 2: Bạn hình dung âm thanh "long lanh tiếng sỏi" như thế nào?

Trả lời:

Biến “sỏi” từ một hòn đá cứng, xù xì thành một hình ảnh âm thanh đẹp đẽ làm cho người đọc có những hình dung thú vị

Câu 3: Hình ảnh "biển" và "chiếc đảo" có mối quan hệ như thế nào?

Trả lời:

Cả hai hình ảnh luôn song hành với nhau, gợi không gian mênh mông, rộng lớn, chứa đựng nồi sầu vô định của thi sĩ, làm cho con người trở nên bé nhỏ 

 

Câu 1: Hình ảnh trăng nhập vào dây đàn ở khổ thơ đầu tiên có gì độc đáo so với hình ảnh trăng và đàn trong tác phẩm nghệ thuật (văn học hoặc hội hoạ, âm nhạc) mà bạn biết?

Tham khảo:

Hình ảnh trăng nhập vào dây đàn đem lại góc nhìn nghệ thuật đầy đặc sắc, tái hiện không gian giao thoa giữa trăng – đàn, thể hiện nét tài hoa của tác giả

Câu 2: Kẻ bảng sau vào vở và liệt kê vào cột [1], cột [2] một số chi tiết nghệ thuật đã kết hợp để tạo nên các hình ảnh thể hiện sự tương giao của các giác quan trong cột [3]:

Khổ thơÁnh sáng (trăng) [1]Âm thanh (đàn-âm nhạc) [2]Hình ảnh thể hiện sự tương giao của các giác quan [3]
1  ... giọt rơi tàn như lệ ngân
2  ... bóng sáng bỗng rung mình
3  Long lanh tiếng sỏi...
4  ... ánh nhạc: biển pha lê...

    Từ bảng trên, cho biết: bạn cảm nhận thế nào về sự kết hợp giữa các cảm giác và tác dụng nghệ thuật của sự kết hợp ấy trong bài thơ; từ đó, giải thích ý nghĩa của nhan đề Nguyệt cầm.

Trả lời:

Khổ thơÁnh sáng (trăng) [1]Âm thanh (đàn-âm nhạc) [2]Hình ảnh thể hiện sự tương giao của các giác quan [3]
1 “trăng thương”, “trăng nhớ”, “trăng ngần” “đàn buồn, đàn lặng, đàn chậm”... giọt rơi tàn như lệ ngân
2 “mây vắng”, “trời trong” “đêm thuỷ tinh”... bóng sáng bỗng rung mình
3 “nguyệt tỏ ngời” “đàn ghê như nước”Long lanh tiếng sỏi...
4 “sương bạc” “khuya nín thở” ... ánh nhạc: biển pha lê...

* Ý nghĩa: tái hiện bức tranh với muôn vàn màu sắc, hình khối với âm nhạc được lan toả trong không gian rộng lớn, sự giao thoa về màu sắc và hình ảnh này đã giúp người đọc có những ấn tượng đặc biệt về tác phẩm nói riêng và tác giả nói chung

* Ý nghĩa nhan đề: sự kết hợp giữa âm nhạc và ánh trăng tạo nên khung cảnh du dương, êm đềm

Câu 3: Các cảm giác “lạnh” (khổ 1), “rung mình” (khổ 2), “ghê như nước” (khổ 3), “rọn” (khổ 4),... là cảm giác của ai và toát ra từ đâu?

Trả lời:

Đó là cảm giác của nhân vật trữ tình, được toát ra thông qua việc sử dụng kết hợp các giác quan trước tiếng đàn và đêm trăng

 

Câu 4: Chủ thể trữ tình trong bài thơ đã thể hiện cảm xúc gì khi lắng nghe tiếng đàn? Các chi tiết nào trong bài thơ cho thấy điều đó?

Tham khảo:

- Cảm xúc: trầm buồn, chất chứa những nỗi suy tư không thể dãi bày

-  Chi tiết: “trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần”, “trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người”, “chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề”

Câu 5: Xác định ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh người phụ nữ ở khổ thơ thứ hai, bến Tầm Dương ở khổ thơ thứ ba và sao Khuê ở khổ thơ cuối. Chỉ ra mối liên hệ giữa những hình ảnh này, từ đó xác định cấu tứ của bài thơ.

Tham khảo:

- Ý nghĩa tượng trưng hình ảnh người phụ nữ ở khổ thơ thứ hai và bến Tầm Dương ở khổ thơ thứ ba: hình ảnh kiếp người bạc mệnh, “hồng nhan đa truân”, tái hiện cuộc đời đầy bất hạnh, khổ cực, đau buồn

- Ý nghĩa tượng trưng khổ thơ cuối là hình ảnh của người phụ nữ đã đi vào dĩ vãng, trở thành một vì sao trên bầu trời, bày tỏ sự tiếc nuối về một tình yêu đã qua.

- Mối liên hệ: có chung chủ đề về tình yêu, nỗi nhớ và nỗi đau của một đời người. Bài thơ có cấu trúc 4 khổ, mỗi khổ có 7 chữ, tạo nên một sự cân đối và hài hòa 

 

Câu 6: Xác định cách ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu trong bài thơ. Cách ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu đó đã tạo nên nhạc diệu như thế nào cho bài thơ và giúp bạn hình dung như thế nào về tiếng đàn nguyệt trong đêm lạnh?

Tham khảo:

Cách ngắt nhịp 4/3, sử dụng nhiều âm tiết mở (ân, inh, anh, ở), nhiều từ Hán Việt đã giúp người đọc hình dung tiếng đàn đang vang văng vẳng trong đêm trăng

Câu 1: Vẽ một bức tranh thể hiện hình dung của bạn sau khi đọc bài thơ hoặc viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ấn tượng sâu sắc nhất của bạn về bài thơ.

Trả lời:

Bài thơ "Nguyệt cầm" của Xuân Diệu mang đến nét đẹp tinh tế và sâu sắc. Dù ngắn gọn nhưng bài thơ này mang đậm tình cảm, đưa chúng ta vào một thế giới mơ mộng. Với tiếng đàn nguyệt êm đềm, tình yêu được thể hiện qua những khung trời vắng lặng và giọng hát ngọt ngào của những người yêu nhạc. Mặc dù chỉ là một bản tình ca nhỏ bé, nhưng "Nguyệt cầm" lại mang đến thông điệp lớn về tình yêu thương chân thành và lãng mạn. Những câu thơ dễ hiểu nhưng có sức mạnh để lớn, gửi trọn một thông điệp không nhỏ. Bài thơ kết hợp hoàn hảo giữa âm nhạc và tình yêu, mang lại cảm xúc tuyệt vời cho những người yêu thơ.

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngắn gọn ngữ văn 11 Chân trời bài Nguyệt Cầm, Soạn ngắn ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo bài Nguyệt Cầm

Bình luận

Giải bài tập những môn khác