Soạn SBT ngữ văn 11 Chân trời tập 2 Bài 8 Phần 1 A Câu hỏi củng cố kiến thức, kĩ năng theo sách giáo khoa

Soạn văn chi tiết, cụ thể SBT ngữ văn 11 tập 2 sách chân trời sáng tạo bài 8 Phần 1 Câu hỏi và bài tập. Đây là bộ sách mới được phê duyệt trong chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn trong chương trình học mới này


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

A. Câu hỏi củng cố kiến thức, kĩ năng theo sách giáo khoa

Câu 1: Chọn phương án đúng nhất về định nghĩa yếu tố tượng trưng trong thơ.

a. Là sự kết hợp giữa nhạc tính của thơ (vần, nhịp, thanh điệu,... ) với sự tương giao giữa các giác quan (sự hoà hợp giữa các ấn tượng thị giác, thính giác,...)

b. là tổng hòa của các yếu tố hình thức như thể thơ, câu thơ, lời thơ, vần điệu,... để chuyền tải tư tưởng chung của tác phẩm. 

c. Là những chi tiết, hình ảnh gợi lên những ý niệm trừu tượng và giàu tính triết lí về bản chất xấu xa của con người và thế giới

d. Là thể loại thơ trữ tình mang tính trực quan sinh động nhưng chuyển tải những tư tưởng, quan niệm trừu tượng.

Trả lời

Đáp án đúng: c

Câu 2: Đặc điểm nào của văn bản Nguyệt cầm (Xuân Diệu) không thể hiện yếu tố tượng trưng?

a. Nhiều từ Hán Việt và những điển tích trong văn học cổ, mang lại sự cổ kính và chiều sâu lịch sử cho tác phẩm.

b. Những hình ảnh thể hiện sự tương giao giữa cảm nhận về ánh sáng, âm thanh và cảm giác của chủ thể trữ tình.

c. Những chi tiết cụ thể, hữu hình khơi gợi triết lý sâu xa về số phận phổ quát của những tài hoa nghệ thuật trong lịch sử. 

d. Sự khai thác triệt để nhạc tính của thanh điệu, vần điệu và cấu trúc ngữ pháp trùng điệp trong câu thơ.

Trả lời:

Đáp án đúng: a

Câu 3:Chỉ ra ít nhất một yếu tố tượng trưng trong bài thơ thời gian của Văn Cao 

Trả lời:

 Hệ thống hình ảnh trong bài thơ Thời gian mang yếu tố tượng trưng cao. Tiêu biểu là “Chiếc lá khô, tiếng sỏi trong lòng giếng cạn, hia giếng nước,...” : đây là những hình ảnh cụ thể, hữu hình nhưng lại gợi những ý niệm trừu tượng (thời gian, nghệ thuật, tình yêu,...) và triết lý sâu xa về bản chất của thế giới con người ( sự hủy diệt của thời gian, sự trường tồn của những giá trị tinh thần,...)

Câu 4: Từ các văn bản đã học, hãy nêu một số lưu ý về cách đọc một văn bản thơ có yếu tố tượng trưng.

Trả lời:

Một số lưu ý về cách đọc một văn bản thơ có yếu tố tượng trưng:

  • Xác định nhưng chi tiết, hình ảnh cụ thể, hữu hình nhưng chuyển tải những ý tiêu trừu tượng và triết lý sâu xa về con người và thế giới.

  • Phân tích cơ chế chuyển nghĩa của các chi tiết, hình ảnh này, đặc biệt lưu ý đến sự kết hợp giữa cái cụ thể và cái trừu tượng.

  • Một số tác phẩm có thể sử dụng phép tương giao (phối hợp và tổng hoà những ấn tượng giác quan khác nhau như: thị giác với thính giác, thính giác với xúc giác,...) để gợi mở và kết nối giữa cái cụ thể, hữu hình và cái trừu tượng, vô hình. Cần chỉ ra và phân tích ý nghĩa của phép tương giao đó.

  • Nhiều tác phẩm sử dụng nhạc điệu của từ ngữ và cú pháp để mở rộng biên độ của thế giới tưởng tượng; cần phân tích giá trị của các yếu tố nhạc điệu này.

  • Dựa vào những kinh nghiệm sẵn có đã đúc kết được khi đọc thể loại thơ này.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT Ngữ văn 11 bộ Chân trời, SBT văn 11 CTST, Giải SBT văn 11 CTST tập 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác