Soạn SBT ngữ văn 11 Chân trời tập 2 Bài 7 Phần 1 B Câu hỏi thực hành đọc hiểu văn bản 1

Soạn văn chi tiết, cụ thể SBT ngữ văn 11 tập 2 sách chân trời sáng tạo bài 7 Phần 1 Câu hỏi và bài tập. Đây là bộ sách mới được phê duyệt trong chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn trong chương trình học mới này

B. Câu hỏi thực hành đọc hiểu

  • VĂN BẢN 1: Đọc văn bản Thuý Kiều mắc lừa Hồ Tôn Hiến ( SBT Ngữ Văn 11, tập 2, Chân trời sáng tạo) và thực hiện các yêu cầu phía dưới:

Câu hỏi: Xác định lời của người kể chuyện và lời của Từ Hải trong đoạn thơ từ dòng 2461 đến dòng 2472 và cho biết những dấu hiệu nào giúp bạn xác định như vậy?

Trả lời:

  • Lời của người kể chuyện: 2461 đến 2464

  • Lời của Từ Hải:Từ dòng 2465 đến 2472

  • Dấu hiệu giúp ta nhận biết chính là dấu câu:

  • Dấu “!” Trong câu “Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành” là để bày tỏ sự cảm thán của người kể chuyện đối với khí chất của Từ Hải.

  • Những cặp câu lục bát ở dưới đều kết thúc bằng dấu “?” Thể hiện những sự băn khoăn, ngầm khẳng định của Từ Hải -> là lời của Từ Hải.

Câu hỏi suy luận: Đoạn thơ từ dòng 2515 đến hết văn bản kể về những sự việc gì? Các sự việc đó giúp bạn nhận biết điều gì về mối quan hệ giữa Thúy Kiều và Từ Hải?

Trả lời:

Đoạn thơ kể về sự việc Từ Hải ra đầu hàng bị Hồ Tôn Hiến lật lọng, chàng không khuất phục đã liều mạng chống trả và chết đứng “giữa vòng”. Thúy Kiều biết mình đã mắc mưu Hồ Tôn Hiến nên đã than khóc tạ lỗi với Từ Hải. Sau đó, chính những giọt nước mắt hối lỗi đó đã khiến thân xá Từ Hải ngã xuống.

=> Mối quan hệ giữa Thúy Kiều và Từ Hải không chỉ đơn giản là vợ chồng, là hai người yêu nhau mà còn là một đôi bạn tri âm, tri kỷ.

Câu 1: Tóm tắt các sự kiện được kể trong văn bản trên.

Trả lời:

  • Từ 2451 đến 2459: Hồ Tôn Hiến dụ hàng Từ Hải bằng cách đem lễ vật đến làm xiêu lòng Thúy Kiều.

  • Từ 2461 đến 2472: Biết tin Hồ Tôn Hiến dụ hàng, Từ Hải băn khoăn, cân nhắc về việc nên hay không nên hàng.

  • Từ 2475 đến 2498, Thúy Kiều suy tính, cân nhắc giữa cái lợi của việc quy hàng, dùng lời lẽ khuyên Từ Hải ra hàng Hồ Tôn Hiến, chấp nhận làm một chức quan của triều đình.

  • Từ 2499 đến 2509: Nghe lời khuyên của Thúy Kiều,Từ Hải chấp nhận giải binh, kéo cờ hàng Hồ Tôn Hiến, không hề phòng bị.

  • Từ 2510 đến 2522: Hồ Tôn Hiến bất ngờ tấn công, đánh úp Từ Hải; Từ Hải đơn độc liều mình kháng cự nhưng thất bại, cơ nghiệp tan hoang. Từ Hải chết đứng, “chôn chân giữa trời”, không ai lay chuyển được thân xác của chàng.

  • Từ 2523 đến 2536: Biết mình mắc mưu Hồ Tôn Hiến thì đã quá muộn, Thúy Kiều than khóc tạ lỗi với Từ Hải. Điều kì lạ là chính nước mắt đau thương, hối lỗi của Thúy Kiều đã khiến thân xác của Từ Hải ngã xuống.

Câu 2: Phân tích tính cách của nhân vật Hồ Tôn Hiến được thể hiện trong văn bản.

Trả lời:

Hồ Tôn Hiến là một kẻ có chức quan to đứng đầu một tỉnh thời phong kiến, có tài cai trị, được vua tin tưởng của ra trận. Hắn có tính cách trái ngược với Từ Hải.

  • Là kẻ có tài, “biết mình biết ta”, cẩn thận: Nghiên cứu kỹ đối phương, không đánh giá thấp Từ Hải, lại biết Thúy Kiều là vợ, là người sát cánh bên Từ Hải nên không động binh mà thực hiện mưu kế.

  • Gian manh, xảo trá, tâm địa đen tối: giả chiêu hàng (dùng vàng, bạc, thể nữ,...) không thuyết phục được Từ Hải nên đã quay sang thuyết phục Thúy Kiều.

  • Kẻ lật lọng, tráo trở, hèn mạt: không tuân thủ giao hẹn, đánh úp triệt hạ Từ Hải, tàn phá cơ nghiệp của Từ Hải một cách đê hèn. 

Câu 3: Theo bạn:

a. Thái độ, tâm trạng của Từ Hải trước lời dụ hàng của Hồ Tôn Hiến và hành động chống trả của chàng khi biết mình đã mắc lừa có điểm gì tương đồng. Điểm tương đồng ấy có tác dụng thế nào trong việc thể hiện tính cách của Từ Hải.

Trả lời:

Điểm tương đồng ở đây chính là cốt cách của người anh hùng lẫm liệt trong mọi hoàn cảnh:

  • Trước lời dụ hàng của Hồ Tôn Hiến: thái độ ngờ vực, băn khoăn, không can tâm, đánh đổi tự do lấy sự ràng buộc; đề cao lối sống đường đường chính chính, không khom lưng, uốn gối trước cường quyền.

  • Khi biết mình bị mắc lừa: Chiến đấu đến cùng bất chấp nguy hiểm, không sợ cái chết, chết một cách lẫm liệt khác thường, “chết đứng” - quang minh chính đại giữa trời đất, bất khả xâm phạm.

b. Chi tiết cái chết của Tử Hải có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện tình cách của nhân vật này?

Trả lời:

Cái chết của Từ Hải khác thường, lẫm liệt, mang nhiều ý nghĩa.

  • Thể hiện tinh thần bất khuất của người anh hùng.

  • Thể hiện sự uất ức cao độ trước sự tráo trở của Hồ Tôn Hiến.

  • Thể hiện thái độ không phục trước sự sai lầm không đáng mắc phải của Từ Hải.

Câu 4: Phân tích bi kịch của nhân vật Thuý Kiều được thể hiện trong văn bản. Theo bạn bị kịch ấy xuất phát từ nguyên nhân nào; có gì giống và khác với bi kịch mà nàng phải gánh chịu trong các văn bản Trao duyên, Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư - Thúc Sinh.

Trả lời:

  • Bi kịch của Thúy Kiều qua văn bản là bi kịch của sự nhẹ dạ cả tin, bi kịch của người xiêu đổ vì đồng tiền, vì vinh hoa, phú quý. Đó cũng là bi kịch của kẻ mắc sai lầm không bao giờ có thể sửa chữa được.

  • Bi kịch:

  • Thúy Kiều bị Hồ Tôn Hiến lừa gạt.(do nhẹ dạ cả tin)

  • Hạnh phúc tan vỡ, Từ Hải chết đứng. -> Thúy Kiều khóc ai oán.

-> Nhận ra sai lầm nhưng không thể sửa chữa=> Tưởng như hạnh phúc đã cận kề nhưng Thúy Kiều vẫn rơi vào bi kịch đau đớn, Kiều lại rơi vào vòng xoáy lưu lạc một lần nữa. 

  • Nguyên nhân dẫn đến bi kịch: 

  • Kiều nhẹ dạ cả tin. (Nàng thời thật dạ tin người/ Lễ nhiều nói ngọt nghe lời dễ xiêu) -> Kiều là người có tầm suy nghĩ ngắn, dễ tin người, đặc biệt là lại dễ xiêu lòng trước vinh hoa, phú quý. (hai tên thể nữ ngọc vàng nghìn cân).

  • Cũng không hẳn xuất phát từ bản chất tính cách nhân vật Thúy Kiều như vậy. Mà do, cô trải qua bao nhiêu cay đắng, tủi hờn, lưu lạc trái ngang nên cũng chỉ mong được yên bình, dựa vào triều đình để yên bề mọi sự -> Mong muốn tầm thường -> Tuy nhiên, nó lại vô tình dẫn đến bi kịch cho cả 2 con người Từ Hải và Thúy Kiều.

  • So sánh với Trao duyên và Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư-Thúc Sinh.

  • Khác nhau:

 

Thúy Kiều mắc lừa Hồ Tôn Hiến

Trao duyên

Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư - Thúc Sinh

Bi kịch của Thúy Kiều

Kiều vì nhẹ dạ cả tin đã khiến cho Từ Hải “chết đứng”, hạnh phúc vỡ tan, Kiều lại rơi vào bi kịch lưu lạc 1 lần nữa.

Bi kịch tình yêu:

Kiều bị rơi vào hoàn cảnh éo le, phải trao duyên cho người em gái của mình (thuyết phục Thúy Vân lấy Kim Trọng).

Bi kịch bị Hoạn Thư đánh ghen, hạ nhục sau khi biết Thúc Sinh có lòng với Thúy Kiều.

Nguyên nhân

Kiều dễ tin người, lại lu mờ vì vinh hoa phú quý mà sự lu mờ này xuất phát từ mong muốn cuộc sống được yên ổn.

Tai họa đổ ập xuống gia đình Kiều, Thúy Kiều hi sinh bản thân, bán mình lấy tiền cứu cha và em.

Do Hoạn Thư yêu Thúc Sinh nhưng phần nhiều là

Do phụ nữ phong kiến bị mắc kẹt trong những hủ tục lạc hậu, xấu xa.

Kết quả

Kiều bị lừa, bị lôi ra than khóc trước thi thể Từ Hải, vừa đau đớn, uất hận, vừa hối lỗi, tự trách.

Kiều trao lại kỷ vật cho Vân trong đau đớn, ý thức được bi kịch tình yêu và thân phận bất hạnh của nàng.

Kiều bị ép phục vụ rượu cho 2 vợ chồng Hoạn Thư nhưng không thể chống cự.

  • Giống nhau:

  • Đều kể về thân phận bạc bẽo, những đau khổ tột cùng của nàng Kiều “tài sắc vẹn toàn” nhưng lại bị xã hội làm tổn thương, bị đẩy đến giới hạn và bị mắc kẹt, phải chấp nhận cuộc sống cô độc, mơ hồ, bất an đầy bất hạnh.

  • Đều thể hiện tính cách, nỗi lòng và nỗi khổ của Thúy Kiều.

  • Đều phản ánh hiện thực xã hội phong kiến đầy những bất công, vô nhân đạo.

Câu 5: Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật và cách kể chuyện bằng thơ lục bát của Nguyễn Du trong văn bản.

Trả lời:

  • Về nghệ thuật xây dựng nhân vật: Tập trung khắc họa, tô đậm những tính cách nổi bật của nhân vật. Ví dụ:

  • Hồ Tôn Hiến: thủ đoạn, hành động.

  • Thúy Kiều: lời đối thoại, độc thoại nội tâm nhằm giãi bày thái độ, tâm sự đau khổ, hối tiếc tột cùng.

  • Từ Hải: Tâm trạng, ngôn ngữ độc thoại nội tâm, hành động phi thường, thái độ phẫn uất cao độ.

  • Về cách kể chuyện bằng thơ lục bát:

  •  Tác giả đã sử dụng chuỗi sự kiện, tình tiết bất ngờ, dữ dội, tạo sức hấp dẫn; sử dụng người kể chuyện ngôi thứ ba toàn tri với điểm nhìn của nhân vật nhằm phô bày những suy nghĩ, cảm xúc sâu kín của nhân vật.

  • Thể thơ lục bát với lời thơ mềm mại, tự nhiên, biến hóa linh hoạt trong trần thuật, miêu tả, đối thoại, độc thoại,...

=> Nghệ thuật sử dụng thơ lục bát đỉnh cao của Nguyễn Du.

Câu 6: Xác định chủ đề của văn bản và cho biết thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc.

Trả lời:

  • Chủ đề văn bản: Thúy Kiều mắc lừa Hồ Tôn Hiến nên lâm vào tình cảnh đau thương, bi đát, khốn cùng.

  • Thông điệp của tác giả:

  • Hãy trân trọng những gì mình đang có, đừng vì một phút suy nghĩ nông nổi mà rơi vào cạm bẫy kẻ thù.

  • Phải cẩn trọng trong mọi hoàn cảnh, tránh bị kẻ xấu lợi dụng lòng tin, làm việc gì cũng phải suy nghĩ sâu xa và chừa lại đường lui cho mình.

  • Bài học về cảnh giác với kẻ thù.(nhất là trong chiến tranh).

Câu 7: Phát biểu cảm nhận của bạn về hai câu thơ:

Chọc trời khuấy nước mặc dầu

Dọc ngang nào biết trên đầu có ai?

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Trả lời:

Đây là hai câu thơ hay và ý nghĩa nhất nhằm ca ngợi khí phách ngang tàng, lẫm liệt, có một không hai của người anh hùng Từ Hải.

  • Từ Hải là người anh hùng oai phong lẫm liệt, hiên ngang, uy vũ, đầy lý tưởng.

  • “Chọc trời khuấy nước”: hành động ngang tàn, tự do tung hoành ngang dọc, không bị bó buộc, không phải kiêng sợ, cả nể ai.-> Tính cách của Từ Hải nổi bật rõ ràng, không dễ bị lãng quên.

  • Câu hỏi tu từ : “Dọc ngang nào biết trên đầu có ai?” -> làm cho hai câu thơ càng cảm xúc, người đọc càng cảm nhận được sự phóng khoáng, hào hoa, thể hiện sự táo bạo, làm náo động khắp nơi, không biết sợ hãi của Từ Hải.

=> Nổi bật nhân vật Từ Hải, qua đó, thể hiện khát khao tự do, công lý của Nguyễn Du và của tất cả những ai mà họ có đời sống tinh thần bị gò bó, kiềm tỏa trong xã hội phong kiến đương thời.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT Ngữ văn 11 bộ Chân trời, SBT văn 11 CTST, Giải SBT văn 11 CTST tập 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác