Tóm tắt kiến thức ngữ văn 11 chân trời bài 7: Trao duyên

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 7: Trao duyên. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. GIỚI THIỆU BÀI HỌC

  • Chủ đề Những điều trông thấy bao gồm các văn bản truyện thơ.
  • Tên và thể loại của các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ đề:

Tên văn bản

Thể loại

Trao duyên

Truyện thơ

Độc Tiểu Thanh kí

Truyện thơ

Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư

Truyện thơ

II. TRI THỨC NGỮ VĂN

Đặc điểm chính của truyện thơ

  • Điểm nhìn: Sử dụng ngôi thứ 3 toàn tri và hạn tri.
  • Nhân vật và đối thoại, độc thoại nội tâm.

III. TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÁC GIẢ NGUYỄN DU VÀ THỂ LOẠI TRUYỆN THƠ

PHỤ LỤC 7.

IV. TÌM HIỂU CHUNG VỀ ĐOẠN TRÍCH

Vị trí, bố cục của đoạn trích và lời người kể chuyện, đây là lời đối thoại, lời độc thoại của các nhân vật

  • Vị trí: Vị trí của đoạn trích trong "Kim Vân Kiều" được so sánh với "Truyện Kiều". Nguyễn Du tạo bối cảnh riêng tư cho sự kiện trao duyên khi Thuý Kiều thao thức một mình sau khi việc nhà đã xong.
  • Bố cục: 
    • Phần 1 (từ câu 711 đến 734): Thuý Kiều nói lời trao duyên và thuyết phục Thuý Vân.
    • Phần 2 (từ câu 735 đến câu 748): Thuý Kiều trao kỉ vật cho Thuý Vân.
    • Phần 3 (từ câu 749 đến câu 758): Thuý Kiều than thở cùng Kim Trọng.
  • Lời của người kể chuyện:

“Nỗi riêng riêng những bàn hoàn

Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn.

Thúy Vân chợt tỉnh giấc xuân,

Dưới đèn ghé đến ân cần hỏi han.”

“Cạn lời hồn dứt máu say,

Một hơi lặng ngắt đôi tay giá đồng”.

  • Lời đối thoại của các nhân vật:
    • Thúy Vân: 

“Cơ trời dâu bể đa đoan,

Một nhà để chị riêng oan một mình.

Cớ chi ngồi nhẫn tàn canh,

Nỗi riêng còn mắt mối tình chi đây”.

    • Thúy Kiều: 

“Rằng: Lòng đương thổn thức đầy,

…Thấy hiu hiu gió thì hay chị về/”

    • Lời độc thoại: 

“Hồn còn mang nặng lời thề
…Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”.

V. MỘT SỐ YẾU TỐ CỦA TRUYỆN THƠ NÔM TRONG VĂN BẢN TRAO DUYÊN

Ngôi kể và dấu hiệu nhận biết:

  • Việc “trao duyên” và cuộc trò chuyện giữa chị em Thuý Kiểu – Thuý Vân được thuật lại từ ngôi thứ ba.
  • Dấu hiệu nhận biết: 
    • Phân biệt giữa lời của người kể chuyện và lời của nhân vật thông qua cách đánh dấu và trích dẫn nguyên văn.
    • Sự gọi tên nhân vật và sử dụng ngôn ngữ xưng gọi như "chị" và "em" để phân biệt giữa chị em Thuý Kiều và Thuý Vân.
    • Thiếu sự xưng "tôi" hay "chúng tôi" ở ngôi thứ nhất trong trần thuật, cho thấy có một người kể chuyện ở ngôi thứ ba đang lắng nghe và kể lại câu chuyện giữa hai chị em.

VI. PHÂN TÍCH MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA VĂN BẢN TRAO DUYÊN

1. Lời thoại của Thuý Kiều

  • Kết hợp tự sự với biểu cảm trong lời thoại.
  • Chuyển đổi đột ngột đối tượng người nghe.

2. Sự thay đổi trong tâm trạng của Thuý Kiều trước, trong và sau khi trao kỉ vật cho Thuý Vân

  • Hình dung, nhận thức về khó khăn, thách thức.
  • Xác định dấu mốc, ranh giới trong diễn biến và tâm trạng.Xác định dấu mốc, ranh giới trong diễn biến và tâm trạng.

3. Chủ đề của văn bản Trao duyên

Nỗi đau đầu đời của Thuý Kiều và sự hi sinh cho hạnh phúc gia đình.

VII. NHỮNG CHI TIẾT QUAN TRỌNG TRONG VIỆC THỂ HIỆN NỘI DUNG VĂN BẢN TRAO DUYÊN

1. Số dòng thơ biểu đạt lời của mỗi nhân vật

Thúy Kiều có lời nhiều hơn Thúy Vân.

2. Lời thoại của Thúy Vân

Quan trọng cho sự tiến triển của câu chuyện.

VIII. TỔNG KẾT

1. Nội dung

Bi kịch tình yêu và sự hi sinh của Thuý Kiều cho gia đình.

2. Nghệ thuật

  • Sử dụng thể thơ lục bát, chấm dứt với tâm trạng phức tạp và bi kịch.
  • Sử dụng nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý và ẩn dụ.
 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 11 CTST bài 7 Trao duyên, kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 chân trời bài 7: Trao duyên, Ôn tập văn 11 chân trời bài Trao duyên

Bình luận

Giải bài tập những môn khác