Soạn SBT ngữ văn 11 Chân trời tập 2 Bài 7 Phần 1 B Câu hỏi thực hành đọc hiểu văn bản 2

Soạn văn chi tiết, cụ thể SBT ngữ văn 11 tập 2 sách chân trời sáng tạo bài 7 Phần 1 B Câu hỏi thực hành đọc hiểu văn bản 2. Đây là bộ sách mới được phê duyệt trong chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn trong chương trình học mới này

B. Câu hỏi thực hành đọc hiểu

VĂN BẢN 2: Đọc văn bản Văn tế thập loại chúng sinh (Bài 7, SBT Ngữ văn 11, tập 2, Chân trời sáng tạo) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Câu hỏi liên hệ: Cụm từ “phận đàn bà” ở đây gợi nhớ số phận của những nhân vật nào trong các văn bản mà bạn đã học?

Trả lời: 

“Phận đàn bà” ở đây giúp tôi liên tưởng đến các mảnh đời, số phận phụ nữ bất hạnh như nhân vật Thuý Kiều trong Truyện Kiều, hình cảnh phụ nữ trong các bài ca dao,… Tất cả đều khiến cho người đọc cảm nhận được sự đau khổ của số phận, khiến họ không khỏi xót xa.

Câu hỏi theo dõi: Bạn cảm nhận thế nào về nhịp chung của đoạn thơ từ dòng 140 đến 148? Cách sử dụng từ “hoặc” ở đoạn này có tác dụng như thế nào?

Trả lời:

Nhịp điệu của đoạn thơ hay, đầy cảm xúc, được ngắt nghỉ bởi điệp từ “hoặc”. Nhịp điệu kết hợp với từ “hoặc” có tác dụng liệt kê các nơi có thể ở của cô hồn, làm nổi bật nên khung cảnh mà tác giả đang tưởng tượng về sự vất vưởng của các cô hồn. Họ không có chỗ nào cố định mà phải nương nhờ cành cây, tán lá,...

=> Họ rất đáng thương.

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể thơ nào? Nêu một số điều bạn biết về thể thơ này.

Trả lời:

  • Thể thơ: Song thất lục bát

  • Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát:

  • Về số dòng, số chữ trong một khổ thơ: Một bài gồm nhiều khổ, mỗi khổ có bốn dòng, trong đó có hai dòng 7 chữ (song thất), một dòng 6 chữ, một dòng 8 chữ (lục bát).

  • Về vần: Tiếng cuối của dòng 7 chữ trên vần với tiếng thứ năm của dòng 7 chữ dưới; tiếng cuối của dòng 7 chữ dưới vần với tiếng thứ sáu của dòng 6 chữ; tiếng cuối của dòng 6 chữ vần với tiếng thứ sáu của dòng 8 chữ;...

  • Về nhịp: Nhịp trong hai dòng thơ 7 chữ: 3/4; nhịp ở hai dòng 6 chữ, 8 chữ thông thường là nhịp chẵn: 2/2/2 (ở câu sáu); 2/2/2/2 hoặc 4/4, 2/4/2.... (ở câu tám).

Câu 2: Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê các dòng thơ thiên về tự sự/ miêu tả và những dòng thơ thiên về biểu cảm khi tác giả đề cập đến mỗi loại cô hồn trong đoạn từ dòng 97 đến dòng 128.

Trả lời:

 

Dòng thơ thiên về tự sự/ miêu tả

Dòng thơ thiên về biểu cảm 

Kẻ đi về buôn bán

Đòn gánh tre chín dạn hai vai

Hồn đường phách sá lạc loài nơi nao?

Kẻ nhỡ nhàng một kiếp

Sống đã chịu một đời phiền não/ Thác lại nhờ hớp cháo lá đa

Đau đớn thay phận đàn bà,/ Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu…

Kẻ nằm cầu gối đất

Cũng có kẻ nằm cầu gối đất,/ Dõi tháng ngày hành khất ngược xuôi

Thương thay cũng một kiếp người,/ Sống nhờ hàng xứ, chết vùi đường quan!

Kẻ mắc oan tù rạc

Cũng có kẻ mắc oan tù rạc/ Gửi mình vào chiếu rách một manh./ Nắm xương chôn rấp góc thành

Kiếp nào cởi được oan tình ấy đi?

Kẻ tiểu nhi tấm bé

Kìa những kẻ tiểu nhi tấm bé,/ Lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha.

Lấy ai bồng bế vào ra,/ U ơ tiếng khó thiết tha nỗi lòng.

Câu 3: Theo bạn, trí tưởng tượng của tác giả có vai trò như thế nào trong tác phẩm? Nhận xét về tình cảm, cảm xúc, trí tưởng tượng của tác giả khi viết về thế giới của các cô hồn và tình cảnh đáng thương của họ.

Trả lời:

Văn tế thập loại chúng sinh được Nguyễn Du viết sau một mùa dịch khủng khiếp khiến hàng triệu người chết, tình cảnh này đã tác động không nhỏ đến tấm lòng, suy nghĩ của cụ Nguyễn Du.

Theo tôi, trí tưởng tượng của Nguyễn Du đã tạo ra những chiều kích nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho tác phẩm. Trí tưởng tượng tuy chỉ là hoạt động tâm lý nhằm xây dựng các hình tượng mới dựa trên chất liệu có sẵn nhưng vẫn khiến người ta dễ dàng chấp nhận bởi tính thuyết phục của nó.

Nhận xét về tình cảm, cảm xúc, trí tưởng tượng của tác giả khi viết về thế giới cô hồn và tình cảnh đáng thương của họ:

  • Tình cảm: Chính vì hoàn cảnh sáng tác đầy mùi đáng thương như vậy, nên tình cảm chính là một trong những yếu tố thúc đẩy cảm xúc, trí tưởng tượng để Nguyễn Du hoàn thành bài thơ.

  • Cảm xúc: đau thương, xót xa cho những số phận hẩm hiu chết vì bệnh dịch.

  • Trí tưởng tượng: phong phú, bay bổng, thật đến lạ, như là Nguyễn Du đang chứng kiến, đang nhìn thấy ngay trước mắt cụ vậy.

Câu 4: Nêu tác dụng của một số yếu tố hình thức (vần,  nhịp, từ ngữ hình ảnh, các biện pháp tu từ...) trong việc thể hiện cảm hứng chủ đạo của tác phẩm. 

Trả lời:

Văn tế thập loại chúng sinh, còn gọi là Văn chiêu hồn, đã giúp hậu thế hiểu thêm tầm vĩ đại của tư tưởng Nguyễn Du. Tác phẩm mang màu sắc Phật giáo, lưu truyền trong những ngôi chùa cổ; hoà quyện cùng tiếng mõ, lời kinh. Thế mà, càng nghe, càng chiêm nghiệm, ta càng nhận ra âm vang, màu sắc của cõi đời. 

Với 184 câu thơ song thất lục bát, tác phẩm khởi hành từ cõi dương thế, trong bối cảnh đầu thu “mưa dầm sùi sụt” để nhìn về âm phủ. Não nùng trước bao khổ nạn, nhà thơ kêu gọi những linh hồn vất vưởng cùng về dự đàn giải thoát. Cảm xúc ngày càng thống thiết, Tố Như khóc thương cho hơn mười loại người bất hạnh “hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người”. Cuối cùng, tác phẩm khép lại bằng lời khuyên các cô hồn nên thờ Phật giải oan cứu khổ.

Câu 5: Những hiểu biết chung về Nguyễn Du và tác phẩm của ông đã giúp ích gì cho bạn trong việc đọc hiểu Văn tế thập loại chúng sinh.

Trả lời: 

Cũng như các tác phẩm khác, đọc Văn tế thập loại chúng sinh, ta như thấy được tính cách, tư tưởng, nhân cách và tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du. Qua đó, ta càng hiểu hơn những tình cảm, bài học và thông điệp của ông được thể hiện trong đó.

  • Về cuộc đời:

  • Thuở nhỏ ông sống trong nhung lụa, giàu sang nhưng 9 tuổi đã mồ côi cha, 12 tuổi mồ côi mẹ nên sớm bị đẩy vào vòng bão táp cuộc đời, phải sống tự lập.

  • Ông là người trầm lặng, ít nói, có trái tim nhân ái, giàu tình yêu thương, “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. 

  • Nguyễn Du sống vào cuối thời Lê thời đầu Nguyễn – thời kì phong kiến Việt Nam suy tàn, giai cấp thống trị thối nát, đời sống nhân dân tăm tối, nông dân nổi dậy khởi nghĩa, ảnh hưởng tới quan điểm sáng tác của ông. Ông hướng ngòi bút vào những con người tài hoa bạc mệnh, qua đó phê phán xã hội phong kiến đương thời.

  • Ông từng sống lưu lạc ở xứ Bắc, về quê ở ẩn, nếm trải cay đắng.

  • Năm 1802 làm quan cho triều Nguyễn, được cử đi sứ sang Trung Quốc hai lần.

=> Chính cuộc đời đầy những giông tố và trải nghiệm đó đã giúp ông trải nghiệm được cuộc sống như những người dân đen bình thường. Ông hiểu, thông cảm và xót thương cho số phận bất hạnh của họ. Đọc bài thơ tuy là một bài văn tế nhưng nó chính là tình thương, tấm lòng nhân đạo mà Nguyễn Du dành cho các cô hồn đã không may qua đời trong dịch bệnh ác liệt năm đó. 

  • Sự nghiệp thơ văn.

  • Ông để lại một di sản văn hóa lớn cho dân tộc.

  • Thơ chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Bắc Hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm.

  • Thơ chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Văn chiêu hồn, Văn tế sống hai cô gái trường lưu.

-> Các tác phẩm đều thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của tác giả. Và Văn tế thập loại chúng sinh cũng vậy.

  • Văn bản thể hiện tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du: đề cao giá trị nhân văn con người, thể hiện sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả.

  • Lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người.

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT Ngữ văn 11 bộ Chân trời, SBT văn 11 CTST, Giải SBT văn 11 CTST tập 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác