5 phút soạn Văn 11 tập 2 chân trời sáng tạo trang 60

5 phút soạn Văn 11 tập 2 chân trời sáng tạo trang 60. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 8: CÁI TÔI – THẾ GIỚI ĐỘC ĐÁO

VĂN BẢN: NGUYỆT CẦM

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH: Hãy hình dung cảm giác của bạn khi lắng nghe tiếng đàn trong một đêm trăng.

ĐỌC VĂN BẢN

CH1: Hình ảnh "mỗi giọt rơi tàn" gợi tả điều gì?

CH2: Bạn hình dung âm thanh "long lanh tiếng sỏi" như thế nào?

CH3: Hình ảnh "biển" và "chiếc đảo" có mối quan hệ như thế nào?

SAU KHI ĐỌC

CH1: Hình ảnh trăng nhập vào dây đàn ở khổ thơ đầu tiên có gì độc đáo so với hình ảnh trăng và đàn trong tác phẩm nghệ thuật (văn học hoặc hội hoạ, âm nhạc) mà bạn biết?

CH2: Kẻ bảng sau vào vở và liệt kê vào cột [1], cột [2] một số chi tiết nghệ thuật đã kết hợp để tạo nên các hình ảnh thể hiện sự tương giao của các giác quan trong cột [3]:

Khổ thơ

Ánh sáng (trăng) [1]

Âm thanh (đàn-âm nhạc) [2]

Hình ảnh thể hiện sự tương giao của các giác quan [3]

1

 

 

... giọt rơi tàn như lệ ngân

2

 

 

... bóng sáng bỗng rung mình

3

 

 

Long lanh tiếng sỏi...

 

 

 

... ánh nhạc: biển pha lê...

    Từ bảng trên, cho biết: bạn cảm nhận thế nào về sự kết hợp giữa các cảm giác và tác dụng nghệ thuật của sự kết hợp ấy trong bài thơ; từ đó, giải thích ý nghĩa của nhan đề Nguyệt cầm.

CH3: Các cảm giác “lạnh” (khổ 1), “rung mình” (khổ 2), “ghê như nước” (khổ 3), “rọn” (khổ 4),... là cảm giác của ai và toát ra từ đâu?

CH4: Chủ thể trữ tình trong bài thơ đã thể hiện cảm xúc gì khi lắng nghe tiếng đàn? Các chi tiết nào trong bài thơ cho thấy điều đó?

CH5: Xác định ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh người phụ nữ ở khổ thơ thứ hai, bến Tầm Dương ở khổ thơ thứ ba và sao Khuê ở khổ thơ cuối. Chỉ ra mối liên hệ giữa những hình ảnh này, từ đó xác định cấu tứ của bài thơ.

CH6: Xác định cách ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu trong bài thơ. Cách ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu đó đã tạo nên nhạc diệu như thế nào cho bài thơ và giúp bạn hình dung như thế nào về tiếng đàn nguyệt trong đêm lạnh?

Bài tập sáng tạo

CH: Vẽ một bức tranh thể hiện hình dung của bạn sau khi đọc bài thơ hoặc viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ấn tượng sâu sắc nhất của bạn về bài thơ.

PHẦN II. 5 PHÚT SOẠN BÀI

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH: Khi nghe tiếng đàn trong một đêm trăng, mọi thứ trở nên huyền ảo hơn, trong không gian le lói ánh trăng, tiếng đàn vang lên nghe cô đơn, u sầu hòa trong màn đêm thinh lặng.

ĐỌC VĂN BẢN

CH1: Hình ảnh gợi liên tưởng tới hình ảnh của từng giọt chất lỏng đang rơi chầm chậm rồi tắt hẳn, hòa tan trong nền đất đá. Qua đó, nhà thơ gợi tả hình ảnh, ánh trăng buông xuống như những giọt lệ sầu thương.

CH2: Âm thanh “long lanh tiếng sỏi” là một thứ âm thanh lạ kỳ, độc đáo. Tiếng sỏi thường sẽ khô, lạch cạch, còn “long lanh tiếng sỏi” giống như miêu tả một vật lấp lánh, dễ vỡ.

CH3: - Hình ảnh “biển” và “chiếc đảo” vốn luôn là hai hình ảnh gắn liền, song hành

cùng với nhau.

“Biển” là cái mênh mông to lớn kết hợp, bao bọc với “chiếc đảo” – không gian hẹp, ám chỉ tâm hồn.

=> Mối quan hệ giữa biển và chiếc đảo thể hiện tâm hồn thi sĩ giao thoa với âm nhạc và ánh trăng.

SAU KHI ĐỌC

CH1: - Hình ảnh trăng nhập vào dây đàn ở khổ thơ đầu tiên đem nhiều vẻ đẹp độc đáo, đặc sắc hơn so với hình ảnh trăng và đàn trong tác phẩm nghệ thuật khác:

+ Hình ảnh trăng nhập vào dây đàn gợi ra sự giao hòa của trăng - đàn và gợi ra sự thống nhất giữa chúng.

+ Người đọc choáng ngợp trước vẻ đẹp hòa hợp ấy, đồng thời cảm nhận hơi lạnh vô hình len lỏi, tác động vào tâm trí, trong dòng cảm nhận “Trăng nhập vào đây cung nguyệt lạnh”.

=> Đây là nét tài hoa tạo nên một Xuân Diệu khác biệt. Hiếm có thể thấy một hình ảnh trăng và đàn ở tác phẩm nào lại hàm ý, đặc sắc như “Nguyệt Cầm” Xuân Diệu.

CH2:

Khổ thơ

Ánh sáng (trăng) [1]

Âm thanh (đàn - âm nhạc) [2]

Hình ảnh thể hiện sự tương giao của các giác quan [3]

1

- giọt ánh sáng (giọt nước lấp lánh sáng)

- rơi tàn (giọt nước sáng rơi tan thành từng hạt nhỏ)

- ngân (bạc)

- giọt đàn (âm thanh vang từng tiếng)

- rơi tàn (âm thanh vang vọng và lặng dần)

- ngân (âm vang)

… giọt rơi tàn như lệ ngân

2

Bóng hình sáng mờ, chuyển động.

Âm thanh ngân rung

… bóng sáng bỗng rung mình

3

Viên sỏi trắng sáng phản chiếu ánh sáng

Âm thanh những viên sỏi va vào nhau trong vắt.

Long lanh tiếng sỏi…

4

- ánh nhạc: không gian tỏa sáng.

- biển pha lê: không gian trong trẻo, lạnh lẽo.

- ánh nhạc: âm thanh réo rắt.

- biển pha lê: âm thanh vang vọng khắp không gian.

… ánh nhạc: biển pha lê…

- Cảm nhận về sự kết hợp giữa các cảm giác và tác dụng nghệ thuật của sự kết hợp ấy trong bài thơ: Không gian trong trẻo, vắng lặng, càng về cuối càng bao la, lộng lẫy; âm thanh trong vắt; cảm giác lạnh lẽo rợn người; hình ảnh nửa hư, nửa thực... Sự giao thoa cảm giác đó mang lại sự hàm súc cho câu thơ, khuấy động tất cả các giác quan, giúp người đọc hình dung một thế giới nghệ thuật với nhiều cung bậc, chiều kích khác nhau.

- Ý nghĩa nhan đề: Sự kết hợp giữa nguyệt (ánh trăng - ấn lượng thị giác) và cầm (đàn – ấn tượng thính giác), đồng thời có sự giao thoa với ý nghĩa của từ ghép nguyệt cầm (đàn nguyệt, một loại đàn dây cô).

CH3: Cảm giác “lạnh” (khổ 1), “rung mình” (khổ 2), “ghê như nước” (khổ 3) “rọn” (khổ 4),... là cảm giác của nhân vật trữ tình hay chính là nhà thơ Xuân Diệu được toát lên từ một hồn thơ dạt dào cảm xúc tươi mới, sự hối hả, vội vàng đầy đắm say với tình yêu, với cảnh sắc, vẻ đẹp của “thời tươi” thì trong bài thơ này tuy vẫn đạt ào cảm xúc, song lại mang âm vị trầm buồn, chất chứa những nỗi suy tư, những bí mật không thể dãi bày, không thể tâm sự.

CH4:

Khổ thơ

Các chi tiết thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình

Cảm xúc của chủ thể trữ tình

1

Dây cung nguyệt lạnh, trung thương, trắng nhớ, đàn buồn, đàn lặng

Lạnh lẽo, u buồn

2 + 3

Bóng sáng rung mình, nương tử đã chết, đàn ghê như nước, nhớ Tâm Dương,...

Bồi hồi, run rẩy khi tưởng nhớ những loài hoa nghệ thuật trong quá khứ

4

chiếc đảo, rợn bốn bể, sâu âm nhạc, sao Khuê.

Rợn ngợp, rùng mình khi cảm nhận nỗi cô đơn muôn đời của những tài hoa nghệ thuật.

CH5: - Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh người phụ nữ ở khổ thơ thứ hai, bến Tầm Dương ở khổ thơ thứ ba và sao Khuê ở khổ thơ cuối: Các hình ảnh đều tượng trưng cho những người nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh trong lịch sử nghệ thuật, điểm chung giữa họ là sự tài hoa và cuộc đời cô đơn, lẻ loi, là số phận bị xã hội lãng quên. Qua đó, ý nghĩa tượng trưng là cái đẹp của nghệ thuật và nỗi đau, nỗi cô đơn ngàn đời của người nghệ sĩ trên hành trình sáng tạo nghệ thuật.

- Cấu tứ bài thơ là sự hoà nhập giữa tiếng đàn hiện tại và những kiếp nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh trong quá khứ.

CH6: - Thể thơ thất ngôn, từ ngữ mang màu sắc cổ điển, nhiều từ Hán Việt và nhiều hình ảnh lấy từ văn học cổ, nhịp 4/3 cổ diễn, vần chân, vẫn chính, sử dụng nhiều âm tiết mở (ân, inh, anh, ê). Tất cả tạo nên âm hưởng hoài cổ, nhạc điệu âm vang cho bài thơ, giúp người đọc hình dung tiếng đàn vang xa trong đêm trăng.

Bài tập sáng tạo

CH: Khi đọc bài thơ Mây và sóng, trong tâm trí em hình dung ra một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, rộng lớn bao la. Ở đó có bãi cát vàng, biển và bầu trời xanh. Ông mặt trời tỏa nắng khiến những con sóng đang vỗ bờ cũng lung linh, dát vàng. Nổi bật lên trong khung cảnh ấy là hình ảnh người mẹ đang ôm đứa con bé bỏng của mình vào lòng. Giữa thiên nhiên bao la, hai mẹ con đều nhỏ bé, nhưng tình mẫu tử thiêng liêng lại bao trùm cả bức tranh, khiến vạn vật đều nhuốm đầy tình cảm, sống động và chân thật hơn bao giờ hết.

https://o.vdoc.vn/data/image/2023/02/16/hay-phac-hoa-bang-loi-hoac-bang-tranh-nhung-hinh-dung-cua-em.jpg


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 11 tập 2 chân trời sáng tạo, soạn Văn 11 tập 2 chân trời sáng tạo trang 60, soạn Văn 11 tập 2 CTST trang 60

Bình luận

Giải bài tập những môn khác