Tóm tắt kiến thức ngữ văn 11 chân trời bài 8: Nguyệt cầm

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 8: Nguyệt cầm. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. GIỚI THIỆU BÀI HỌC

  • Chủ đề Cái tôi – thế giới độc đáo bao gồm các văn bản thơ trữ tình.
  • Tên và thể loại của các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ đề:

Tên văn bản

Thể loại

Nguyệt cầm

Thơ

Thời gian

Thơ

Gai

Thơ

II. TRI THỨC NGỮ VĂN

1. Tượng trưng

Tượng trưng là loại hình ảnh mang tính trực quan, sinh động nhưng hàm nghĩa biểu đạt những tư tưởng, quan niệm, khái niệm trừu tượng. 

2. Yếu tố tượng trưng trong thơ trữ tình

  • Gợi lên ý niệm trừu tượng, đánh thức suy ngẫm về con người và thế giới.
  • Gắn với sự đề cao nhạc tính và tương giao giữa các giác quan.

3. Hình thức và cấu tứ trong thơ trữ tình

  • Hình thức: Tổng hòa các yếu tố để thể hiện chủ đề, tư tưởng.
  • Cấu tự: Triển khai cảm xúc và hình tượng trong tác phẩm.

III. TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1. Tác giả Xuân Diệu

  • Xuân Diệu (1916 – 1985) tên thật là Ngô Xuân Diệu, quê ở làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. 
  • Nhà thơ lớn, mang đến cảm nhận mới về cái tôi cá nhân và ngôn ngữ nghệ thuật.
  • Góp phần hiện đại hoá văn học Việt Nam thế kỉ XX.

2. Tác phẩm

  • Thơ Nguyệt cầm: Ảnh hưởng của thuyết giao ứng và trường phái biểu tượng.
  • Bài thơ chịu ảnh hưởng của thuyết giao ứng của Baudelaire và được sáng tác theo quan niệm của trường phái biểu tượng về một vũ trụ huyền bí chỉ có thể được cảm nhận nhờ sự giao thoa của nhiều giác quan.

3. Nguyệt cầm

Cây đàn nguyệt từ Trung Quốc, mang ý nghĩa trăng và âm nhạc.

IV. NHỮNG YẾU TỐ TƯỢNG TRƯNG TRONG THƠ TRỮ TÌNH

1. Bảng SGK trang 62

Gợi mở về không gian trong trẻo, sự giao thoa cảm giác, tạo thế giới nghệ thuật đa chiều.

2. Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh người phụ nữ ở khổ thơ thứ hai, bến Tầm Dương ở khổ thơ thứ ba và sao Khuê ở khổ thơ cuối.

  • Hình ảnh người phụ nữ trong khổ thứ hai, bến Tầm Dương ở khổ thứ ba và sao Khuê ở khổ thứ tư: Đó là hình ảnh những người nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh trong lịch sử nghệ thuật, điểm chung giữa họ là sự tài hoa và cuộc đời cô đơn, lẻ loi, là số phận bị xã hội lãng quên.
  • Ý nghĩa tượng trưng: Cái đẹp của nghệ thuật và nỗi đau, nỗi cô đơn ngàn đời của người nghệ sĩ trên hành trình sáng tạo nghệ thuật.
  • Hình tượng tổng quát kiến tạo nên cấu tử bài thơ là sự hoà nhập giữa tiếng đàn hiện tại và những kiếp nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh trong quá khứ.

V. NHỮNG GIÁ TRỊ THẨM MĨ CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ TRONG THƠ NHƯ: NGÔN TỪ, CẤU TỨ, HÌNH THỨC THỂ HIỆN.

1. Các cảm giác “lạnh” (khổ 1), rung mình” (khổ 2), “ghê như nước” (khổ 3), (khổ 4)…

  • Cảm giác “lạnh” (khổ 1) và “ghê như nước” (khổ 3) có thể đến từ dây đàn kim loại hoặc cũng có thể đến từ âm sắc trong vắt, cao vút của tiếng đàn . Tiếng đàn chậm rãi, buông từng nốt ở khổ 1 và nhanh, réo rắt ở khổ 3.
  • Cảm giác “rung mình” (khổ 2) đến từ sự mờ nhòe của “bóng sáng”, đó có thể là bóng trăng mờ ảo, huyền hoặc trong không gian đêm khuya.
  • Cảm giác “rợn” (khổ 4) là cảm giác của chủ thể trữ tình khi bốn bể xung quanh là “ánh nhạc: biển pha lê tràn ngập ánh sáng và tràn ngập một dòng âm thanh trong trẻo như pha lê với tiết tấu nhanh, hối hả.

2. Cảm xúc của chủ thể trữ tình

 

Khổ thơ

Các chi tiết thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình

Cảm xúc của chủ thể trữ tình

1

dây cung nguyệt lạnh, trăng thương, trăng nhớ, đàn buồn, đàn lặng

Lạnh lẽo, u buồn.

2 và 3

bóng sáng rung mình, nương tử đã chết, đàn ghê như nước, nhớ Tầm Dương…

Bồi hồi, run rẩy tưởng nhớ những tài hoa nghệ thuật trong quá khứ.

4

chiếc đảo, rợn bốn bề, sầu âm nhạc, sao Khuê

Rợn ngợp, rùng mình khi cảm nhận nỗi cô đơn muôn đời của những tài hoa nghệ thuật.

3. Cách ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu của bài thơ

Âm hưởng hoài cổ, nhạc điệu âm vang cho bài thơ, giúp người đọc hình dung tiếng đàn vang xa trong đêm trăng.

VI. SO SÁNH ĐƯỢC HAI VB VĂN HỌC VIẾT CÙNG ĐỀ TÀI Ở CÁC GIAI ĐOẠN KHÁC NHAU, LIÊN TƯỞNG MỞ RỘNG VẤN ĐỀ HIỂU SÂU HƠN VB ĐƯỢC ĐỌC

Trái ngược với Truyện Kiều, hình ảnh ở "Nguyệt cầm" thể hiện sự hòa nhập giữa trăng và đàn.

VII. TỔNG KẾT

1. Nội dung

Bài thơ thể hiện sự giao cảm giữa hương sắc và thanh âm, giữa đất trời và cỏ cây, giữa vũ trụ và con người, giữa trần gian và âm cảnh. Thông qua bài thơ, ta thấy được trực giác mẫn cảm của Xuân Diệu, ông đã nắm bắt giây phút hội ngộ thiêng liêng giữa thực tại và siêu hình, giữa nội tâm và ngoại giới để đạt tới thăng hoa trong tác phẩm nghệ thuật.

2. Nghệ thuật

  • Thể thơ: bảy chữ.
  • Sử dụng thủ pháp xáo trộn hình ảnh, biến cái thực là “dây đàn” thành cái ảo là “trăng”.
  • Hình ảnh thơ cụ thể, sinh động, mang tính gợi rất cao.
  • Nhà thơ đã dùng âm thanh để miêu tả cái hình ảnh, ánh trăng buông xuống như những giọt lệ sầu thương.
 

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 11 CTST bài 8 Nguyệt cầm, kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 chân trời bài 8: Nguyệt cầm, Ôn tập văn 11 chân trời bài Nguyệt cầm

Bình luận

Giải bài tập những môn khác