Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Chân trời bài 8: Nguyệt cầm (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 8 Nguyệt cầm(P2)- sách Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Nguyệt cầm là gì?

  • A. Giai đoạn 1930 – 1945, thơ ca lãng mạn Việt Nam chịu sự ảnh hưởng nhiều của thi pháp thơ tượng trưng ở Pháp
  • B. Giai đoạn 1945 – 1954, thơ ca lãng mạn Việt Nam chịu sự ảnh hưởng nhiều của thi pháp thơ tượng trưng ở Pháp
  • C. Khi tác giả đến thăm đất nước Pháp
  • D. Đáp án khác

Câu 2: Hình ảnh “mỗi giọt rơi tàn” gợi tả điều gì?

  • A. Ánh nắng vương trên lá
  • B. Giọt sương trên lá buổi sớm
  • C. Ánh trăng buông xuống như những giọt lệ sầu thương.
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 3: Từ “nhập” trong câu thơ “Trăng nhập vào đây cung nguyệt lạnh” thể hiện điều gì?

  • A. Gợi sự khác biệt của trăng - đàn
  • B. Gợi ra sự giao hòa của trăng- đàn
  • C. Gợi không khí buồn bã nơi cảnh vật
  • D. Đáp án khác

Câu 4: Tại sao khi nhìn bóng sáng “lung linh”, người ta lại thấy “rùng mình”?

  • A. Vì ánh trăng quá đẹp
  • B. Vì cái lạnh của không gian
  • C. Vì cái chết của người phụ nữ
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 5: Trong bài thơ có sự xuất hiện của loại nhạc cụ nào?

  • A. Nguyệt cầm
  • B. Tì bà
  • C. Tranh
  • D. Sáo trúc

Câu 6: Nhan đề bài thơ “Nguyệt cầm” có thể hiểu như thế nào?

  • A. Là tiếng đàn trong đêm trăng
  • B. Là bản đàn khúc nguyệt cầm
  • C. Là cuộc giao duyên giữa trăng và đàn
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 7: Trong câu thơ sau, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

“Thu lạnh, càng thêm nguyệt tỏ ngời

Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi...”

  • A. Nhân hóa
  • B. Hoán dụ
  • C. Liệt kê
  • D. So sánh

Câu 8: Ý nghĩa của đoạn thơ:

“Lung linh bóng sáng bỗng rùng mình

Vì nghe nương tử trong câu hát

Đã chết đem rằm theo nước xanh”

  • A. Nỗi niềm hoài cảm tiếc thương kiếp người tài hoa nhưng bạc mệnh
  • B. Diễn tả nỗi sợ hãi chuyển đổi từ thích giác sang xúc giác
  • C. A và B đúng
  • D. Đáp án khác

Câu 9: Câu thơ “Đã chết đêm rằm theo nước xanh” liên tưởng đến nhân vật nào?

  • A. Thúy Kiều
  • B. Đạm Tiên
  • C. Chiêu Quân
  • D. Tây Thi

Câu 10: Hình ảnh “biển” và “chiếc đảo” có mối quan hệ như thế nào?

  • A. Hai hình ảnh không liên quan đến nhau
  • B. Hai hình ảnh đối lập nhau
  • C. Hai hình ảnh gắn liền, song hành cùng nhau
  • D. Đáp án khác

Câu 11: Chủ thể trữ tình trong bài thơ đã thể hiện cảm xúc gì khi lắng nghe tiếng đàn? 

  • A. Niềm vui, niềm hạnh phúc khi được làm bạn cùng trăng
  • B. Âm vị trầm buồn, chất chứa những nỗi suy tư, những bí mật không thể giãi bày, không thể tâm sự.
  • C. Nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, đất nước của người con xa xứ
  • D. Thái độ bất bình, lên án tố cáo xã hội đương thời

Câu 12: Giá trị nghệ thuật bài thơ là gì?

  • A. Sử dụng thủ pháp xáo trộn hình ảnh, biến cái thực là “dây đàn” thành cái ảo là “trăng”.
  • B. Hình ảnh thơ cụ thể, sinh động, mang tính gợi rất cao.
  • C. Nhà thơ đã dùng âm thanh để miêu tả cái hình ảnh, ánh trăng buông xuống như những giọt lệ sầu thương
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 13: Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh người phụ nữ ở khổ thơ thứ hai?

  • A. Biểu tượng cho những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, công dung ngôn hạnh
  • B. Biểu tượng cho sự tàn bạo, độc ác của xã hội cũ
  • C. Biểu tượng cho những người phụ nữ tài sắc nhưng “hồng nhan đa truân”, cuộc đời bất hạnh 
  • D. Biểu tượng cho tư tưởng nhân đạo của nhà thơ, xót thương cho người phụ nữ

Câu 14: Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh bến Tầm Dương ở khổ thơ thứ ba?

  • A. Tượng trưng cho sự lưu luyến của tác giả về quá khứ, dĩ vãng
  • B. Tượng trưng cho khung cảnh thiên nhiên đêm trăng tuyệt đẹp
  • C. Tượng trưng cho không gian mênh mông vô tận
  • D. Tượng trưng cho thời gian biền biệt, mỏi mòn

Câu 15: Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh sao Khuê xuất hiện cuối bài là gì?

  • A. Tượng trưng cho vẻ đẹp huyền ảo, lãng mạn của cảnh đêm trăng
  • B. Tượng trưng cho sức sống vĩnh hằng, bất tử của tiếng nhạc
  • C. Tượng trưng cho âm thanh tiếng nhạc vẫn réo rắt, không chỉ đánh động tâm can con người mà còn đánh động đến cả sao Khuê “Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê”
  • D. Tượng trưng cho hi vọng, ước mơ của tác giả về một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn

Câu 16: Chất cổ điển trong bài thơ “Nguyệt cầm” được thể hiện qua?

  • A. Chủ đề cổ điển trong văn học phương Đông: mùa thu
  • B. Sự kết hợp các từ Hán Việt và thuần Việt
  • C. Sử dụng các điển tích, điển cố
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 17: Yếu tố nghệ thuật đặc sắc nổi bật trong bài thơ “Nguyệt cầm” là gì?

  • A. Chất cổ điển
  • B. Chất hiện đại
  • C. Chất cổ điển và chất hiện đại
  • D. Chất trữ tình

Câu 18: Các cảm giác “lạnh” (khổ 1), “rung mình” (khổ 2), “ghê như nước” (khổ 3), “rợn” (khổ 4),... là cảm giác của ai và toát ra từ đâu?

  • A. Cảm giác của tiếng đàn, từ âm thanh của tiếng đàn trong đêm trăng
  • B. Cảm giác của nhân vật “tôi”, được toát ra từ những cảm nhận về mặt thị giác, thính giác, xúc giác của nhân vật trữ tình trước tiếng đàn và cảnh đêm trăng
  • C. Cảm giác của người đọc, toát ra từ những cảm nhận về mặt thị giác, thính giác, xúc giác của nhân vật trữ tình trước tiếng đàn và cảnh đêm trăng
  • D. Cảm giác của vị khách nghe đàn, được toát lên từ cảm nhận khi nghe được tiếng đàn của nhân vật “tôi”

Câu 19: Xác định cách ngắt nhịp trong bài thơ mà tác giả sử dụng?

  • A. 2/2/2
  • B. 1/3/3
  • C. 2/2/3
  • D. 2/3/2

Câu 20: Cách ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu đó đã tạo nên nhạc diệu như thế nào cho bài thơ và giúp bạn hình dung như thế nào về tiếng đàn nguyệt trong đêm lạnh?

  • A. Âm hưởng hoài cổ, nhạc điệu âm vang cho bài thơ, giúp người đọc hình dung tiếng đàn vang xa trong đêm trăng.
  • B. Âm hưởng hiện đại, phá cách, mang không khí vui tươi, sôi nổi
  • C. Âm hưởng tù túng, gò bó trong không gian chật chội, thê lương, ảm đạm
  • D. Âm hưởng réo rắt như nỗi lòng nhà thơ

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác