Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo cuối học kì 1

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 cuối học kì 1 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khi giải thích nghĩa của từ trung niên: người đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa già, được giải thích theo cách nào?

  • A. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích
  • B. Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích
  • C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
  • D. Miêu tả hành động kết hợp với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

Câu 2: Tiễn dặn người yêu là:

  • A. Truyện thơ của dân tộc Thái
  • B. Truyện thơ của dân tộc Ê-đê
  • C. Sử thi của dân tộc Mường
  • D. Truyện thơ của dân tộc Tày Nùng

Câu 3: Truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” có thể tóm tắt theo những trật tự nào sau đây?

  • A. Tình yêu tan vỡ - Lời tiễn dặn - hạnh phúc
  • B. Gặp gỡ yêu nhau - Tình yêu tan vỡ, chia lìa - Đoàn tụ
  • C. Tình yêu tan vỡ - Chia cách, đau khổ - Cùng nhau thoát khỏi cảnh ngộ.
  • D. Gặp gỡ yêu nhau - Lời tiễn dặn- Chia cách

Câu 4: Từ “mùa nước đỏ” trong đoạn trích Lời tiễn dặn là mùa nào?

  • A. Mùa thu, lá cây rụng đỏ nước.
  • B. Mùa đông, nước có màu đỏ.
  • C. Mùa lũ, nước đổ về nhiều, đục ngầu.
  • D. Mùa lũ, nước có màu đỏ ngầu.

Câu 5: Trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, nhịp điệu chậm rãi, lặng tờ của dòng sông Hương khi chảy qua thành phố Huế được tác giả so sánh với:

  • A. Điệu slow tình cảm, trữ tình
  • B. Những đám băng trôi trên sông Nê-va qua các cung điện Pê-téc-bua để ra biển Ban-tích
  • C. Người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya trên dòng sông Hương
  • D. Nhưng hoa đăng bồng bềnh chao nhẹ trên mặt nước trong những

Câu 6: Trong văn bản “Cõi lá” , cõi lá mùa xuân thành phố có ý nghĩa như thế nào đối với người Hà Nội

  • A. Ai cũng thấy khó chịu vì lá rụng rất nhiều
  • B. Gương mặt ai ai cũng như có phần trẻ lại
  • C. Ai cũng thấy cảnh vật ấy rất bình thường, không có gì hứng thú
  • D. Cõi lá mùa xuân là nỗi ám ảnh đối với mọi người

Câu 7: Câu nào không chính xác khi nhận xét về hình ảnh thiên nhiên trong Lời tiễn dặn ?

  • A. Thiên nhiên vừa là những hình ảnh quen thuộc đối với nếp cảm, nếp nghĩ của con người, vừa góp phần thể hiện tâm tư tình cảm nhân vật.
  • B. Thiên nhiên thử thách con người, vừa như khẳng định sự trường tồn vĩnh cửu của tình yêu.
  • C. Thiên nhiên vừa là những hình ảnh tượng trưng vừa là những hình ảnh phóng đại.
  • D. Thiên nhiên không chỉ thể hiện tâm trạng, tình cảm của nhân vật mà còn thấm đẫm màu sắc dân tộc trong tác phẩm.

Câu 8: Bích Câu kì ngộ viết dưới đời vua nào?

  • A. Lê Nhân Tông
  • B. Lê Thánh Tông
  • C. Lê Quang Tông
  • D. Lê Trung Tông

Câu 9: Điểm khác biệt rõ nhất giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói về đặc điểm diễn đạt là gì?

  • A. Từ ngữ có tính biểu cảm cao.
  • B. Diễn đạt chặt chẽ, rõ ràng, trong sáng. 
  • C. Sử dụng câu dài với nhiều thành phần câu. 
  • D. Sử dụng các từ ngữ phù hợp với từng phong cách.

Câu 10: Trong nói và viết, cần tránh hiện tượng nào?

  • A. Ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết.
  • B. Ngôn ngữ viết được trình bày lại bằng lời nói.
  • C. Dùng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết đúng lúc, đúng chỗ.
  • D. Dùng những yếu tố đặc thù của ngôn ngữ viết khi nói.

Câu 11: Văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt thuộc thể loại nào?

  • A. Văn học nghị luận
  • B. Văn học thuyết minh
  • C. Văn bản thông tin
  • D. Văn bản tự sự

Câu 12: Văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt là của tác giả nào?

  • A. Phan Cẩm Thượng
  • B. Thu Hiền
  • C. Anh Dũng
  • D. Ngọc Thanh

Câu 13: Giáng Kiều và Tú Uyên sống hạnh phúc ở cõi trần với nhau mấy năm?

  • A. 2 năm
  • B. 3 năm
  • C. 4 năm
  • D. 5 năm

Câu 14: Ngay câu mở đầu văn bản "Ai đã đặt tên cho dòng sông?", tác giả đã nêu điểm gì đặc biệt của dòng sông Hương?

  • A. Quá trình hình thành, kiến tạo của dòng sông qua nhiều thế kỉ.
  • B. Vẻ đẹp dữ dội, hùng tráng của dòng sông Hương ở đoạn thượng lưu.
  • C. Những bí ẩn về hành trình của dòng sông Hương trước khi xuôi về cố đô Huế.
  • D. Trong các dòng sông đẹp trên thế giới, chỉ có sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất - thành phố Huế.

Câu 15: Nội dung chính của phần 1 bài bút kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" là:

  • A. Ca ngợi vẻ đẹp đất nước
  • B. Phương diện lịch sử và văn hóa của sông Hương
  • C. Miêu tả người dân làng 
  • D. Cảnh quan thiên nhiên của sông Hương

Câu 16: Nhận xét nào không đúng khi nói về truyện thơ?

  • A. Truyện thơ là những truyện kể dài bằng thơ.
  • B. Truyện thơ thường có kết thúc có hậu.
  • C. Cốt truyện thường chia theo ba chặng.
  • D. Nhân vật chính của truyện thơ thường là các chàng trai, cô gái, nạn nhân đau khổ của chế độ hôn nhân gả bán

Câu 17: Trong “Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới”, để củng cố cho luận điểm “Tầm quan trọng của bút và sách” tác giả đã đưa ra những bằng chứng nào?

  • A. Sức mạnh của giáo dục khiến những kẻ cực đoan cảm thấy sợ hãi
  • B. Sức mạnh từ tiếng nói của phụ nữ khiến họ sợ hãi và là lí do khiến họ giết nhiều cô giáo và nhân viên y tế
  • C. Muốn có giáo dục phải có hòa bình
  • D. Sách và bút là vũ khí đấu tranh

Câu 18: Tình cảm tha thiết, quyến luyến và tình yêu sâu sắc của chàng trai trong Tiễn dặn người yêu không được biểu hiện qua những chi tiết nào sau đây?

  • A. Hành động săn sóc người yêu sôi nổi thiết tha.
  • B. Bước đi do dự, ngập ngừng.
  • C. Lời nói đầy cảm động
  • D. Suy nghĩ cảm xúc mãnh liệt.

Câu 19: Từ “Lam ống thuốc” trong đoạn trích "Lời tiễn dặn chỉ":

  • A. Sắc thuốc bằng một cái ống màu lam.
  • B. Ống sắc thuốc làm bằng loại cây màu lam.
  • C. Sắc thuốc bằng ống tre tươi.
  • D. Sắc thuốc bằng ống tre có màu lam.

Câu 20: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ?

  • A. Nghĩa của từ là nghĩa sự vật mà từ biểu thị
  • B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị
  • C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị
  • D. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác