Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 chân trời bài 1 Cõi lá

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 Bài 1 Cõi lá - sách Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đoạn trích "Cõi lá" là sáng tác của ai?

  • A. Đỗ Phủ
  • B. Đỗ Phấn
  • C. Hoàng Phủ Ngọc Tường
  • D. Thạch Lam

Câu 2: Đoạn trích “Cõi lá” được in trong tập nào?

  • A. Hà Nội thì không có tuyết
  • B. Chuyện vãn trước gương
  • C. Ông ngoại hay cười
  • D. Vắng mặt

Câu 3: "Cõi lá" đã làm nổi bật lên nét đặc trưng gì của cảnh sắc Hà Nội?

  • A. Cõi lá làm nổi bật nét quyến rũ, vòng đời của các loài cây trong phố cổ, sự khác nhau của các loài cây của cảnh sắc Hà Nội
  • B. Nỗi buồn của Hà Nội khi trời vào thu
  • C. Cảnh sắc vui tươi, tràn đầy sức sống của Hà Nội
  • D. Tất cả đáp án trên đều sai

Câu 4: Cây gì trên đường Trần Nhân Tông đã làm thành một khoảng trời trong veo màu thạch tím?

  • A. Cây bàng
  • B. Cây bồ đề
  • C. Cây bằng lăng
  • D. Cây sưa

Câu 5: Trong câu “ Những chiếc lá non đu đưa trong gió từng như có tiếng chuông chùa huyền hoặc vọng về từ cõi nhớ thanh cao u tịch”. Dùng biện pháp tu từ gì?

  • A. Nhân hóa
  • B. Ẩn dụ
  • C. So sánh
  • D. Hoán dụ

Câu 6: Người đi xa nhớ về Hà Nội vì điều gì?

  • A. Vì ấn tượng với mùa thu
  • B. Vì ấn tượng với mùa lá rụng kéo dài suốt từ thu sang đông
  • C. Vì cái lạnh Hà Nội
  • D. Vì cái nhộn nhịp của Hà Nội

Câu 7: Theo tác giả, vòng đời của chiếc lá bồ đề thường kéo dài bao lâu?

  • A. Không đến một năm
  • B. Nửa năm
  • C. 3 tháng
  • D. 1 tháng

Câu 8: Những chiếc lá cây bồ đề thu hút người Hà Nội như thế nào?

  • A. Tỏa mùi hương quyến rũ khiến người Hà Nội mê đắm
  • B. Tỏa bóng mát vào những ngày hè nóng nực khiến người Hà Nội cảm thấy thư giãn, dễ chịu giữ thời tiết oi bức, ngột ngạt
  • C. Nhiều người Hà Nội chẳng có ciệc gì cũng vòng xe qua đoạn phố đông mà chật chội này chỉ để ngắm nhìn một chút sắc lá ngột ngào như mật chảy tháng Giêng
  • D. Tất cả các đáp án đều sai

Câu 9: Đặc trưng của cây Hà Nội là gì?

  • A. Vòng đời của một chiếc lá của các loại cây ở Hà Nội đều không quá dài
  • B. Vòng đời của một chiếc lá của các loại cây ở Hà Nội thường rất dài
  • C. Vòng đời của một chiếc lá của các loại cây ở Hà Nội thường rất ngắn
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 10: Mỗi lần “em gái tôi” gọi điện về thường hỏi về con đường nào?

  • A. Con đường ven Hồ Gươm
  • B. Đường Trần Nhân Tông
  • C. Đường Lê Thái Tổ
  • D. Đường Lê Lợi

Câu 11: Cây cơm nguội có màu gì?

  • A. Màu đỏ
  • B. Màu vàng
  • C. Màu xanh
  • D. Màu nâu

Câu 12: Chi tiết "Mỗi lần gọi điện về, nó lại hỏi con đường ven Hồ Gươm mùa này đã lá rụng? Lạ thế! Mùa nào cũng hỏi như vậy" thể hiện điều gì?

  • A. Nỗi nhớ quê hương da diết, bồi hồi khi nhớ lại những cảnh vật tuyệt đẹp
  • B. Cảnh lá rụng ở Hà Nội là một kí ức khó có thể phai nhòa, in sâu và khắc trong tâm trí những người con xa quê
  • C. Cả A và B đúng
  • D. Cả A và B sai

Câu 13: Con đường nào được tác giả nhắc đến với rất nhiều cây sấu cổ thụ?

  • A. Đường Lê Thái Tổ
  • B. Đường Đinh Tiên Hoàng
  • C. Đường Trần Nhân Tông
  • D. Đường ven Hồ Gươm

Câu 14: Trong câu: "Những tưởng vô duyên đến như cây xà cừ là cùng. Cứ như người đàn bà phổng phao nhạt hoét", tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào

  • A. Nhân hóa
  • B. So sánh
  • C. Ẩn dụ
  • D. Cả A và B đúng

Câu 15: Cây xà cừ trong cách miêu tả của tác giả có đặc điểm gì nổi bật?

  • A. Có rất nhiều ưu điểm nổi trội như kích thước to lớn, mạnh mẽ, kiên cường trước bão táp
  • B. Có sức mạnh phi thường, toàn ưu điểm không thấy bất kì một nhược điểm nào
  • C. Chỉ có nhược điểm không có một ưu điểm nào
  • D. Ngoài ưu điểm về kích thước thì cây xà cừ toàn nhược điểm

Câu 16: Sự quyến rũ của cây xà cừ đến từ đâu

  • A. Sự to lớn về kích thước
  • B. Sự vô duyên
  • C. Những lá xanh chen lẫn lá vàng khi rụng
  • D. Hương thơm của hoa

Câu 17: Cõi lá mùa xuân thành phố có ý nghĩa như thế nào đối với người Hà Nội

  • A. Ai cũng thấy khó chịu vì lá rụng rất nhiều
  • B. Gương mặt ai ai cũng như có phần trẻ lại
  • C. Ai cũng thấy cảnh vật ẩy rất bình thường, không có gì hứng thú
  • D. Cõi lá mùa xuân là nỗi ám ảnh đối với mọi người

Câu 18: Có mấy loại cây được tác giả nhắc đến trong bài?

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 6
  • D. 7

Câu 19: Có thể chia bố cục đoạn trích "Cõi lá" thành mấy phần?

  • A. 2 phần
  • B. 3 phần
  • C. 4 phần
  • D. 5 phần

Câu 20: Nội dung chính của bài Cõi lá là gì?

  • A. Đặc trưng của mùa thu Hà Nội với những kỉ niệm làm thổn thức trái tim của biết bao người
  • B. Nói về mùa thu lá rụng Hà Nội
  • C. Nói về cảm nhận của con người khi thu đến
  • D. Tất cả các đáp án trên

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác