Tóm tắt kiến thức ngữ văn 11 chân trời bài 1: Cõi lá

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 1: Cõi lá. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1. Tác giả và xuất xứ văn bản “Cõi lá”.

* Tác giả: 

- Đỗ Phấn là nghệ sĩ đã không còn xa lạ với những người yêu nghệ thuật yêu nghệ thuật hội họa và văn học ở nước ta.

- Ông sinh năm 1956 tại Hà Nội, ông viết văn từ khi còn là học sinh phổ thông nhưng lớn lên lại theo học hội họa, thành danh trước hết từ hội họa. 

- Đỗ Phấn từng nhận mình là một kẻ “tay ngang” trong văn chương bởi xuất phát điểm của ông không phải là một nhà văn, cũng không học qua trường lớp chuyên nghiệp nào. Ông trở lại con đường viết văn từ năm

- Những điều đẹp đẽ xung quanh cuộc sống của ông đã trở thành tiền đề cho việc sáng tạo văn học nghệ thuật, đặc biệt là Hà Nội. 

*Xuất xứ văn bản “Cõi lá”

- Hà Nội đã để thương để nhớ trong nhiều trang văn của Đỗ Phấn, “Cõi lá” là một trong số đó. Tác phẩm được ông sáng tác năm 2008 và cũng là một trong những tản văn được yêu thích nhất của ông, thể hiện rõ phong cách đặc trưng của Đỗ Phấn.

- Đoạn trích “Cõi lá” là chuỗi cảm xúc miên man của tác giả về cảnh sắc thiên nhiên Hà Nội gắn với từng mùa cây thay lá.

2. Bố cục của văn bản

- Bố cục: có thể chia đoạn trích thành ba phần.

+ Đoạn 1 (Từ đầu đến “…xôn xao lá cành”): cảm xúc vỡ òa khi bất ngờ nhận ra mùa xuân đã tới.

+ Đoạn 2 (Từ “Chín cây bồ đề…” đến “…quyến rũ từng bước chân người”): miêu tả chi tiết đặc điểm từng loại lá, cây chuyển sắc theo mùa.

+ Đoạn 3 (Phần còn lại): niềm rung cảm khi đi trong “cõi lá mùa xuân thành phố”.

=> Bố cục trên đã thể hiện đặc điểm cơ bản của thể tản văn: không hoàn toàn theo mạch tự sự, luôn có sự kết hợp với mạch cảm xúc, tự sự và trữ tình hòa quyện.

3. Nội dung chính

Cõi lá là một trong số những tản văn của Đỗ Phấn viết về đề tài lớn là Hà Nội. Nhà văn tái hiện hình ảnh Hà Nội qua những loài cây trong sắc xuân, với ông mùa nào ở nơi đây cũng là mùa lá rụng. Hình ảnh thủ đô hiện lên vừa gần gũi, quen thuộc vừa mang được chất riêng trong cách nhìn của nhà văn.

II. NHẬN BIẾT ĐƯỢC SỰ KẾT HỢP GIỮA TỰ SỰ VÀ TRỮ TÌNH TRONG TẢN VĂN 

1. Bố cục của văn bản

- Đáp án tham khảo: Đoạn trích tản văn Côi lá là chuỗi cảm xúc miên man của tác giả về cảnh sắc thiên nhiên Hà Nội gắn với từng mùa cây thay lá. Có thể chia đoạn trích thành ba phần:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “... xôn xao lá cành” > Cảm xúc vỡ oà khi bất ngờ nhận ra mùa xuân đã tới.

+ Đoạn 2: Từ “Chín cây bồ đề... đến “ ... quyền rũ từng bước chân người” > Miêu tả chi tiết đặc điểm từng loại lá, cây chuyển sắc theo mùa.

+ Đoạn 3: Phần còn lại > Niềm rung cảm khi đi trong “cõi lá mùa xuân thành phố.

=> Bố cục trên đã thể hiện đặc điểm cơ bản của thể loại tản văn: Không hoàn toàn theo mạch tự sự, luôn có sự kết hợp với mạch cảm xúc; tự sự và trữ tình hoà quyện.

2. Một vài đoạn văn có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình/ nghị luận hoặc miêu tả thiên nhiên với con người

- Đoạn văn có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình/ nghị luận: 

+ Nhìn chung thì vòng đời của một chiếc lá bồ đề dù được mọc ra ở Hà Nội hay ở nơi Phật tổ Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp cũng chỉ kéo dài không đến một năm. Có rất nhiều loài cây trong phố có một vòng đời như vậy. Và hình như đó cũng là đặc trưng của cây Hà Nội. Làm nên mùa lá rụng kéo dài suốt từ thu sang đông. Nó làm cho người đi xa nhớ về và người Hà Nội thì thao thiết đợi chờ những khoảnh khắc nghỉ ngơi thần trí trong cái biển người chộn rộn áo cơm này.

+ Những tưởng vô duyên đến như cây xà cừ là cùng. Cứ như người đàn bà phổng phao nhạt hoét. Chỉ được mỗi ưu điểm về kích thước. Và cũng là nhược điểm. Mùa mưa bão rất mất công cắt tỉa bớt cành phòng khi bị đổ. Nhưng không hẳn thế. Thân hình cường tráng và lá cành rậm rạp đến thế của cây lại vô cùng yếu mềm trước một heo đến may sớm. Ngập cả lối đi những lá xanh chen lẫn lá vàng làm nên một mùa thu quyến rũ bước chân người.

- Đoạn văn có sự kết hợp giữa miêu tả thiên nhiên và miêu tả con người:

+ Chín cây bồ đề trên đường Trần Nhân Tông làm thành một khoảng trời trong veo màu thạch lựu. Những chiếc lá non đu đưa trong gió tưởng như có tiếng chuông chùa huyền hoặc vọng về từ cõi thanh cao u tịch. Những đứa trẻ tan trường ríu rít dưới gốc cây như những thiên thần bước ra từ lá.

+ Miên man trong cõi lá mùa xuân thành phố, gương mặt ai ai cũng như có phần trẻ lại. nhanh với deu tả con người khiến bức tranh th Hay tự nhận rằng mình như thế.

=> Kết hợp miêu tả thiên nhiên với miêu tả con người khiến bức tranh thiên nhiên sống động, có hồn. Thiên nhiên trở nên gần gũi với con người, hoà quyện với con người. 

3. Một số chi tiết miêu tả cây cối trong văn bản

- “Chín cây bồ đề trên đường Trần Nhân Tông làm thành một khoảng trời trong veo màu thạch lựu”.

=> Ngôn ngữ giàu sức truyền cảm, biểu cảm và có tính thẩm mỹ. Những cây bồ đề đang vào mùa rụng lá, lá cây sẽ chuyển đỏ, tác giả dùng “màu thạch lựu” để miêu tả sắc lá của cây bồ đề giúp người đọc dễ dàng hình dung ra sắc lá, lại vừa cảm nhận được cái “trong veo” của khoảng trời - rất trong, như có thể nhìn thấu suốt được.

- “Những tưởng vô duyên đến như cây xà cừ là cùng. Cứ như người đàn bà phổng phao nhạt hoét”.

=> Ngôn ngữ giàu tính hình tượng, so sánh hình dáng cây xà cừ với hình ảnh “người đàn bà phổng phao nhạt hoét”. Đây là một liên tưởng thú vị của nhà văn, mượn hình dáng con người để miêu tả hình dáng của cây. Từ “nhạt hoét” là từ chỉ tính cách, ý chỉ sự nhàm chán, không có gì đặc biệt tựa như cây xà cừ được duy nhất một điểm là to lớn vậy mà lại cũng là nhược điểm mỗi khi bão về.

III. CHỦ ĐỀ, TƯ TƯỞNG, TÌNH CẢM, CẢM XÚC MÀ TÁC GIẢ GỬI GẮM.

1. Xác định chủ đề, nhận xét vẻ đẹp của cõi lá và đánh giá ý nghĩa thông điệp của văn bản. 

* Chủ đề: Cảm xúc của tác giả về cảnh sắc thiên nhiên Hà Nội gắn với từng mùa cây thay lá trong hiện tại và kí ức.

* Vẻ đẹp của “cõi lá”:

- Mùa xuân, chẳng phải là đề tài hiếm gặp của văn chương từ cổ chí kim. Xuân Hà Nội cũng đã được nhiều cây bút miêu tả. Nhưng với Đỗ Phấn, cảm thức về xuân gắn chặt với những màu lá: màu lá cây bồ đề. 

- Đỗ Phấn nhận định rằng Hà Nội quanh năm lá rụng, trở thành một hiện tượng không thể thiếu trong trái tim những người con xa quê.

- Nhà văn miêu tả những cây xà cừ với những ấn tượng về kích thước to lớn, thể hiện sự am hiểu tường tận và vốn sống phong phú của nhà văn về thiên nhiên và con người Hà Nội.

- Cuối cùng, Đỗ Phấn nhấn mạnh những hàng cây, vòm lá đã trở thành một nét đẹp văn hóa, trở thành nhựa sống của Hà Nội.

* Thông điệp của văn bản

- Sự sống của con người luôn gắn bó hữu cơ với thiên nhiên.

- Thiên nhiên không chỉ làm đẹp cảnh quan mà còn giúp tâm hồn con người thêm phong phú, cân bằng, tươi mới.

- Nhắc nhở mỗi chúng ta phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn thiên nhiên.

3. Một vài biểu hiện của nét đẹp văn hóa được thể hiện trong văn bản.

- Con người sống gần gũi với thiên nhiên, yếu mến thiên nhiên. Họ dõi theo thiên nhiên, nắm được quy luật thay lá của mỗi loài cây. Từng loại cây, lá lại mang đến nét vẻ riêng cho cảnh sắc Hà Nội

– Thiên nhiên làm cuộc sống con người thêm tươi đẹp, trữ tình, lãng mạn. Người Hà Nội thích dạo chơi, ngắm nhìn mỗi loại lá khi chuyển mùa, vui sướng đi trong miên man “cõi lá

- Thiên nhiên là nơi lưu giữ kí ức đẹp đẽ về quê hương, Tổ quốc, khiến con người thêm 1 yêu Tổ quốc, quê hương mình.

IV. TỔNG KẾT

- Thể loại: Tản văn.

- Đề tài: Hà Nội.

- Chất tự sự: văn bản “Cõi lá” lấy cảnh vật Hà Nội làm nội dung biểu đạt chủ yếu, lấy sự trần thuật miêu tả làm phương thức miêu tả chủ yếu. Nhà văn chú trọng kể việc, ghi người, tả cảnh nhưng chỉ là trần thuật một số phiến đoạn của sự kiện, một số mẩu chuyện nhỏ để làm sáng rõ tình yêu của người Hà Nội dành cho mùa lá rụng, là những sự kiện, nhân vật mà tác giả đã chứng kiến hoặc tiếp xúc qua. 

- Chất trữ tình: chủ yếu thể hiện qua ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu tính hình tượng.

+ Những từ láy giàu sức gợi hình, những lối so sánh và liên tưởng phong phú, ngôn ngữ trong sáng mà gần gũi, giọng văn tràn đầy cảm xúc đã góp phần giúp nhà văn miêu tả khung cảnh Hà Nội mùa xuân.

+ Văn bản tựa như một bài thơ, đậm chất trữ tình. Chất thơ thấm đượm từ câu chữ, từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu và trên hết nó như chảy ra từ tâm hồn trong trẻo, yêu đời trong những phút giây thanh thản nhất của người cầm bút.

- Cái “tôi” của Đỗ Phấn:

+ Tản văn “Cõi lá” đậm chất trữ tình nên thơ, thể hiện rõ đặc trưng văn phong tài hoa, nhẹ nhàng, thanh lịch, tinh tế cùng tình yêu thiên nhiên, con người Hà Nội tràn đầy của Đỗ Phấn.

+ Văn phong thể hiện rất rõ con người Đỗ Phấn. Người đọc dễ hình dung ra một con người giản dị, kiệm lời, trầm ngâm, im lặng quan sát và thể hiện một cách từ tốn, hóm hỉnh trước bất cứ một sự vật, sự việc nào.

+ Cái “tôi” Đỗ Phấn thực sự là một cái tôi lãng mạn. Viết về Hà Nội có Thạch Lam, Vũ Bằng và nay ta có thêm Đỗ Phấn - “người sống đầy, nhớ dai. Nhiều thứ người ta quên, đọc văn Đỗ Phấn lập tức nhớ lại, nhớ tường tận và tỉ mỉ, thậm chí nhớ cả một quãng đời”.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 1: Cõi lá, kiến thức trọng tâm văn 11 chân trời bài 1: Cõi lá, nội dung chính bài Cõi lá

Bình luận

Giải bài tập những môn khác