Qua việc đọc tản văn Cõi lá, bạn hãy nêu một số lưu ý khi đọc hiểu các văn bản thuộc thể loại này.

Văn mẫu 11 chân trời sáng tạo đề bài: Qua việc đọc tản văn Cõi lá, bạn hãy nêu một số lưu ý khi đọc hiểu các văn bản thuộc thể loại này.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Bài tham khảo 1:

Qua việc đọc tản văn Cõi lá, rút ra một số lưu ý khi đọc hiểu các văn bản thuộc thể loại này đó là:

- Tìm hiểu cái tôi, chất trữ tình của nhà văn thể hiện qua bài tản văn. 

- Chất trữ tình là sự thể hiện trực tiếp những suy nghĩ và tình cảm, cảm xúc chủ quan của người viết đứng trước con người và sự việc được nói tới.

- Chú ý tìm hiểu ngôn ngữ của văn bản.

- Xác định chủ đề văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Tìm những từ ngữ và hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết.

Bài tham khảo 2:

Khi đọc một văn bản tản văn, cần chú ý về cách đọc như sau:

- Tìm hiểu chất trữ tình, cái tôi của nhà văn thể hiện qua văn bản.

- Tìm hiểu ngôn ngữ của văn bản.

- Xác định chủ đề mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết.

Bài tham khảo 3:

Khi đọc tản văn, em cần chú ý:

- Bài tản văn viết về ai, về sự việc gì (đề bài)?

- Tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào?

- Vấn đề tác giả nêu lên có ý nghĩa xã hội như thế nào?

- Những yếu tố nào bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩ của tác giả?

Bài tham khảo 4:

Tản văn bộc lộ cái tôi trữ tình một cách rõ nét nhất, tâm huyết nhất. Những gì được phản ánh trong tản văn là một phần trải nghiệm sâu sắc của chính tác giả.  Tản văn không cần phải hư cấu, không cần đến cả thi pháp nghệ thuật. Tản văn như trời mưa, như nước chảy, như gió thoảng, như tiếng ve kêu ran ran mùa hè. Tản văn phóng khoáng như bầy ngựa hoang tung vó trên đồng cỏ. Tản văn phá vỡ các quy phạm khuôn thước, luôn tạo ra những cảm xúc bất ngờ. Tản văn không thể tìm ra tính logic thông thường như các thể loại văn chương khác.  Tản văn không kén đề tài. Có thể viết chân dung. Có thể nói về lịch sử, về văn hóa, về tôn giáo tín ngưỡng, về nghệ thuật, về triết học, về cây cỏ sông suối... Không có gì trên đời mà không thể đưa vào tản văn. Tản văn có lối kết cấu tự do như người đánh bóng bàn không cần lưới. Chính vì lẽ đó người đọc cảm thấy mất “trật tự”. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo bài 1 Cõi lá, soạn văn mẫu 11 sách CT bài 1 Cõi lá, văn mẫu 11 Chân trời bài Qua việc đọc tản văn Cõi lá, bạn hãy nêu một số lưu ý khi đọc hiểu các văn bản thuộc thể loại này.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác