Bạn đã bao giờ nghe câu chuyện nào khác kể về sự chia ly và khát vọng đoàn tụ trong cuộc sống hay chưa? Hãy chia sẻ câu chuyện đó với các bạn bằng cách kể hoặc viết lại.

Văn mẫu 11 chân trời sáng tạo đề bài: Bạn đã bao giờ nghe câu chuyện nào khác kể về sự chia ly và khát vọng đoàn tụ trong cuộc sống hay chưa? Hãy chia sẻ câu chuyện đó với các bạn bằng cách kể hoặc viết lại.

Bài tham khảo 1:

Nguyễn Quang Thiều kể lại câu chuyện về người bạn của ông, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng - một nhà thơ. Khi đang làm nghiên cứu sinh ở Nga, đứa con gái 13 tuổi của anh đã mất tích. Mặc dù chỉ sau mấy ngày, tóc anh đã bạc trắng và anh đã lang thang suốt cuộc đời, ngày đêm chờ đứa con trở về, bất kể nó trở về trong hình thức nào, số phận nào, hay ngôn ngữ nào. Anh mong đợi rằng đứa con của mình sẽ trở về và sẽ mang lại niềm hạnh phúc lớn nhất cho anh, dù cho tiếng Việt có thể đã bị lãng quên. Anh đã từng tâm sự với tôi rằng, đôi mắt trần tục của anh có thể ngủ như bình thường, nhưng đôi mắt yêu thương của anh luôn đợi chờ và lương tâm của anh không bao giờ được an tâm nếu không tìm được đứa con gái của mình. Đấy chính là nỗi đau lớn nhất của anh.

Bài tham khảo 2:

Câu chuyện về cuộc đoàn tụ của hai cha con Nguyễn Văn Chi và Nguyễn Thị Ni sau 14 năm trong chương tình Như chưa hề có cuộc chia ly đã lấy đi bao nước mắt của mọi người. Thông tin từ chương trình được biết, ông Nguyễn Văn Chi (quê gốc Hải Phòng) sau thời gian đi bộ đội về thì cưới người bạn gái mà ông quen từ thuở nhỏ. Hai vợ chồng ông Chi sinh ra được 2 người con là Sinh và Ly (tức Ni). Tưởng chừng tổ ấm 4 người sẽ sống một cuộc đời yên bình hạnh phúc, thế nhưng sóng gió lại ập đến với gia đình ông Chi. Năm Ly 5 tuổi, Sinh 10 tháng tuổi thì bà Tập – vợ ông Chi ra đi vì mắc bệnh hiểm nghèo. Khó khăn nối tiếp khó khăn, lo hậu sự cho vợ được 3 ngày thì nhà ông Sinh gặp sự cố, mất hết tất cả, tấm ảnh thờ duy nhất của vợ ông cũng đã không còn nguyên vẹn, ông Sinh chỉ giữ lại được chứng minh nhân dân của người vợ đã khuất.

Sau đó, ông Chi một tay dắt đứa lớn, một tay ôm đứa nhỏ rời quê vào Hố Nai, Biên Hòa, Đồng Nai bươn chải kiếm sống. Lúc rời quê hương đến xứ người, trong túi ông Chi còn chẳng có đủ tiền để mua được một cân đường. Vào đến Đồng Nai, ông ở nhờ nhà họ hàng, sau đó tìm được một công việc đi làm thuê từ 9h tối đến 8h sáng hôm sau. Bé Sinh khi ấy còn nhỏ, không chịu theo ai, chỉ theo bố, cứ nằm co dưới chân bố để ngủ. Ông Chi làm việc cật lực một năm thì mua được 1 chiếc xích lô, 2 năm sau, ông dành dụm mua được chiếc xe ba gác. Mỗi ngày ông Chi làm việc 15 tiếng, vừa vác, vừa chở, vừa dỡ hàng, cố gắng thực hiện được mong ước có một mái nhà cho 3 cha con ở.

Đến năm 1995 - 1996, biến cố lại một lần nữa ập đến với gia đình nhà ông Chi khi bé Ly – người con gái lớn mà ông yêu quý bất ngờ đi lạc. Nỗi đau mất vợ chưa nguôi ngoai, nay ông Chi còn gánh thêm nỗi đau không thấy con. Người đàn ông ấy tưởng chừng đã ngã quỵ khi biết tin này. Được biết, Ly có trí nhớ kém, ông Chi do đi làm cả ngày nên đã gửi con vào nhà trẻ. Bà nội cứ dẫn Ly đi cửa trước thì Ly lại ra bằng cửa sau rồi về nhà. Ông Chi bất lực, lại thương con đành đem con đến gửi nhà dì ruột là sơ Hải, lúc đó Ly mới 9 tuổi. Một hôm trời mới tờ mờ sáng, Ly ra ngoài, đi đến chợ Khiết Tâm thì bị lạc. Sau đó, Ly đến công an phường Trường Thọ, rồi được đưa vào mái ấm nuôi dưỡng trẻ.

Lúc đó đã 9 tuổi nên cô bé đã nhớ được tên của mình, tuy nhiên Ly lại nói ngọng nên ai cũng tưởng cô bé tên Ni. Cái tên Nguyễn Thị Ni cũng theo cô từ đó đến giờ. Sống ở mái ấm nuôi dưỡng được 3 năm thì nơi đó đóng cửa. May mắn, Ly được cô Trần Thị Kim Tuyến (hiện sống ở quận Thủ Đức, TP.HCM, là giáo viên tiếng Anh) quý mến và nhận nuôi vào năm 1999. Cô Tuyến vốn không lập gia đình và chỉ có 2 người con nuôi. Sống với mẹ nuôi, Ly được bao bọc và yêu thương vô cùng. Thế nhưng, cô bé ấy vẫn đau đáu và không ngừng nhớ về gia đình ruột thịt của mình, cô vẫn nhớ bố tên Chi, mẹ tên Tập và có em trai tên Sinh. Thấy Ly sống ở hiện tại thì cười, nhớ về quá khứ thì khóc, cô Tuyền thương con, không đành lòng nên đã đăng ký với chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly để tìm lại người bố năm xưa cho con gái nuôi của mình.

Nhờ những nỗ lực tìm kiếm, sau 14 năm Ly đã được đoàn tụ cùng với gia đình, gặp lại bố, em Sinh và bà nội. Bà nội Ly khóc không đứng vững được khi gặp lại đứa cháu gái mình từng nghĩ sẽ không thể tìm được. Sau khi mất liên lạc với con gái, động lực duy nhất để ông Chi có thể tiếp tục sống đó chính là lo cho bé Sinh. Sau 10 năm làm lụng vất vả, giờ đây ông Chi đã mua được đất, cất được một ngôi nhà nhỏ. Ông Chi vô cùng biết ơn cô Tuyến, người không chỉ có công rất lớn giúp gia đình ông đoàn tụ mà còn là người đã nuôi nấng, dạy dỗ, yêu thương Ly những năm qua.

Bài tham khảo 3:

Bố của Peter nhập ngũ, cậu bé phải về sống với ông nội, bỏ lại chú cáo được cậu cứu sống và nuôi nấng. Nếu Peter xem cáo Pax như một thành viên trong gia đình, thì Pax xem cậu chủ như cả cuộc đời mình và sẵn sàng bảo vệ khi ngửi thấy nguy hiểm xung quanh cậu. Cùng sống dưới một bầu trời nhưng cách nhau tận 300 dặm, Peter và cáo Pax bắt đầu cuộc đời mình trên những lối rẽ riêng. Nhưng sợi dây thương nhớ kéo cả hai xích lại gần nhau, đến khi Peter tìm gặp lại được Pax, như chưa hề có cuộc chia ly. Pax bắt đầu cuộc đời của một con cáo đúng nghĩa khi phải tự tìm thức ăn, nguồn nước, tự vệ và gặp gỡ giống loài của mình khi còn "hôi rình mùi người". Trong nỗi nhớ quay quắt mong về cậu chủ, Pax tiếp tục sống, tiếp tục hòa nhập cùng với cô cáo Cáu Kỉnh, bé cáo Còi Gí hay bác cáo Xám và nhận thức nỗi đau khi loài người gieo rắc cho giống loài của mình.

Từ những nỗi sợ chia xa ban đầu, Pax dần trưởng thành thông qua vết cắt tinh thần khi chứng kiến những vết thương của bạn bè vì bom đạn, thứ vũ khí mà những-kẻ-bệnh-chiến đặt để phá hủy mọi thứ chắn trên đường họ đi.

Còn Peter, hành trình tìm về với Pax cũng là hành trình giã từ thơ ngây khi nhận ra chiến tranh đã khoét sâu những khổ đau trên chính mảnh đất mà cậu được sinh ra. Từ một cậu bé hay cúi mặt và ít nói, Peter lột xác thành một thanh niên dám dấn thân vào quãng đường hàng trăm dặm để chuộc lại lỗi lầm khi bỏ chú cáo của mình bên bìa rừng. 

Trên những lối rẽ cuộc đời, Peter may mắn gặp được Vola, người phụ nữ sống một mình giữa đồng không mông quạnh. Cô mất một cái chân khi tham chiến và đang cố quên đi quá khứ bằng cách trói cuộc đời mình trong sự hối hận khi đã giết một anh lính.

Chính Vola là người dạy cho Peter biết nỗi đau trưởng thành khi từ bỏ sự ngây thơ, dám đối mặt trước sự thật. Và ngược lại Peter dẫn Vola vào sự cứu chuộc, tự mình thứ tha cho những tội lỗi trong quá khứ, tiếp bước như cách mà cô để ngỏ hàng hiên đón chào Peter trở lại. 

Như vậy, câu chuyện đã khơi gợi lên những cảm xúc chân thực nhất, ở đó có giọt nước mắt của sự chia ly, có nụ cười của sự đoàn tụ và cả những vấp ngã để lớn lên.

Bài tham khảo 4: 

"Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng kể về người cha (anh Sáu) xa nhà đi chiến đấu từ khi con còn nhỏ. Khi về thăm nhà mang theo nỗi nhớ và tình yêu thương con tha thiết. Nhưng con gái anh (Bé Thu) đã nhất quyết không nhận cha bởi vì anh có vết thẹo trên má. Điều này đã khiến anh vô cùng đau đớn và khổ tâm. Khi con bé nhận ra anh là ba, cũng là lúc anh phải ra đi mang theo nỗi nhớ con ra chiến trường đến tận lúc hy sinh. Tác phẩm như một bài ca, ca ngợi tình phụ tử thiêng liêng bất diệt trong hoàn cảnh chiến tranh éo le. Chiến tranh khiến anh phải xa nhà đi chiến đấu từ khi con còn nhỏ. Chị đã vài lần ra thăm anh nhưng không thể mang theo con vì đường xa vất vả, đi lại khó khăn nguy hiểm vì bom đạn nữa. Chính điều này càng làm cho nỗi nhớ con trong anh cồn cào, để rồi khi về thăm nhà, thăm con, “cái tình cha trong người anh cứ nôn nao”... Vừa nhìn thấy con bé anh đã nhảy thót lên bờ cất tiếng gọi con... Như vậy có thể nói, chiến tranh đã chia cắt cha con, đã dồn nén tình yêu thương và nỗi nhớ con trong anh đến tha thiết. Chiến tranh có thể cướp đi mạng sống của anh chứ không thể cướp đi được tình yêu thương của anh dành cho con. Người đọc nghẹn ngào trước nỗi đau ấy và lên án sự tàn ác của chiến tranh. Chiến tranh gieo giắc trong anh Sáu nỗi nhớ con và giờ đây nó cướp đi cuộc sống của anh cùng tình yêu thương con tha thiết.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo bài 3 Ngồi đợi trước hiên nhà, soạn văn mẫu 11 sách CT bài 3 Ngồi đợi trước hiên nhà, văn mẫu 11 Chân trời bài Bạn đã bao giờ nghe câu chuyện nào khác kể về sự chia ly và khát vọng đoàn tụ trong cuộc sống hay chưa? Hãy chia sẻ câu chuyện đó với các bạn bằng cách kể hoặc viết lại.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác