Bạn hiểu thế nào về “cái tôi” trong nghệ thuật và trong cuộc sống ? “Cái tôi” đó có mối quan hệ như thế nào với “cái ta” ?

Văn mẫu 11 chân trời sáng tạo đề bài: Bạn hiểu thế nào về “cái tôi” trong nghệ thuật và trong cuộc sống ? “Cái tôi” đó có mối quan hệ như thế nào với “cái ta” ?

Bài tham khảo 1:

Cái tôi là cội nguồn của sáng tạo. Lịch sử nghệ thuật cho thấy điều làm nên giá trị của một tác phẩm lớn chính là ý thức về cái tôi của người nghệ sĩ. Càng ngày người ta càng quan niệm cái đẹp chính là cái mang nhiều dấu ấn của chủ thể sáng tạo, là cái riêng, cái độc đáo. Tình trạng của “cái tôi” khi mới xuất hiện ở Việt Nam là nó mang theo nhiều sự bỡ ngỡ, nghi hoặc bởi ra đời trong hoàn cảnh khi trong nước đã có sẵn một cái quan niệm khác đang tồn tại. Nơi mà quan niệm đoàn thể đang lấn chiếm xã hội, chủ nghĩa cá nhân trở lên nhỏ bé và thậm chí là bị bài trừ. Nhưng trong số những người đó, có những người vẫn mang trong mình chủ nghĩa cá nhân lớn mạnh, đi ngược lại với thời cuộc, nói lên cái cá nhân của mình nhưng thường ẩn sau chữ “ta” thay vì phô ra trước mọi người. Nhưng rồi, “cái tôi” được người đời để ý đến, họ đón nhận nó một cách từ từ và biến nó thành của mình từ đó xuất hiện các nhà thơ của phong trào thơ mới. 

Bài tham khảo 2:

Bây giờ ta nghĩ về điều đó không có gì xa lạ gì. Nhưng ở thời đại ấy là quá lạ. Bởi đầu thế kỉ 20, nền Nho học Khổng giáo vẫn còn thống trị trong tư tưởng. Dù các trào lưu phương Tây đã ồ ạt tràn đến, xu hướng cách tân trên mặt trận tư tưởng không ngừng tấn công vào thành trì ấy đã làm cho nó lung lay nhưng vẫn chưa thể làm cho nó lụi tàn ngay được. Con người vẫn ôm một chữ “ta” vĩ đại. Và để phá vỡ được nó là cả một kì công của rất nhiều người, trong đó hầu hết là những nhà thơ mới. Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân chỉ có đoàn thể lớn thì quốc gia nhỏ thì gia đình. Còn cá nhân, bản sắc của cá nhân chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả”. Như vậy nhìn qua tất cả thì thơ cũ gồm cả chữ” ta”, họ cầu cứu đoàn thể để chống lại sự cô đơn. Thơ mới lại nghiêng về “cái tôi” và “ý thức cá nhân, “dựa trên đại thể tất cả tinh thần thời nay hay tinh thần của thơ mới gồm hai trong chữ “tôi”- ý thức cá nhân của mỗi người” và khi thơ mới xuất hiện nó mang một quan niệm chưa từng thấy ở xứ sở này “ đó là quan niệm cá nhân”. 

Bài tham khảo 3:

Trong nghệ thuật và cuộc sống, "cái tôi" thường được hiểu là ý thức về bản thân, những giá trị, suy nghĩ, tư tưởng và phẩm chất của cá nhân. Nó có thể được thể hiện thông qua hành động, quan điểm hoặc sáng tạo của mỗi người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, "cái tôi" có thể trở thành sự ám ảnh, khiến người ta quá tập trung vào chính mình mà bỏ qua những người xung quanh.

"Cái ta" thường ám chỉ tinh thần hợp tác, sự đồng cảm và lấy lợi ích của tập thể lên hàng đầu. Nó có thể được thể hiện qua sự chia sẻ, cộng tác và tôn trọng lẫn nhau. Tuy nhiên, "cái ta" cũng có thể trở thành sự đàn áp và lấn át cá nhân, khiến người ta cảm thấy mất tự do và bị kiểm soát.

Vì vậy, mối quan hệ giữa "cái tôi" và "cái ta" phụ thuộc vào cách mà chúng ta cân bằng giữa quyền lợi cá nhân và lợi ích tập thể. Khi chúng ta đạt được sự cân bằng này, chúng ta có thể trở thành một người có ý thức cá nhân và đồng thời sẵn sàng hợp tác với những người xung quanh.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo bài 8 Ôn tập, soạn văn mẫu 11 sách CTST bài 8 Ôn tập, văn mẫu 11 Chân trời sáng tạo bài Bạn hiểu thế nào về “cái tôi” trong nghệ thuật và trong cuộc sống ? “Cái tôi” đó có mối quan hệ như thế nào với “cái ta” ?

Bình luận

Giải bài tập những môn khác