Niềm khát khao đoàn tụ được thể hiện trong văn bản như thế nào? Hãy nêu một số chi tiết tiêu biểu thể hiện điều này.

Văn mẫu 11 chân trời sáng tạo đề bài: Niềm khát khao đoàn tụ được thể hiện trong văn bản như thế nào? Hãy nêu một số chi tiết tiêu biểu thể hiện điều này.

Bài tham khảo 1:

Dì Bảy luôn khao khát đoàn tụ gia đình thể hiện qua các chi tiết sau: “Năm dượng đi, dì tròn hai mươi tuổi. Suốt hai mươi năm sau đó, có những người ngỏ ý, dạm hỏi, dì vẫn không lung lạc, với niềm tin sẽ có ngày dượng trở về.” “Mỗi ngày, sau khi đi làm đồng trở về, dì tôi thường ngồi trên bộ phản gõ ngoài hiên nhìn ra con ngõ, nơi ngày xưa dượng cùng những người đồng đội lần đầu đến nhà tôi xin chỗ trú quân.”

Bài tham khảo 2:

Dì Bảy cũng như người phụ nữ chờ chồng trong truyện Hòn Vọng Phu, dì cũng thủy chung, son sắt, một lòng một dạ với chồng của mình. Dành cả thanh xuân, cả cuộc đời để đợi chờ, vậy mà chỉ đổi lấy sự vô vọng. Nếu người phụ nữ trong truyện hòn Vọng Phu trả giá bằng việc hóa đá thì dì Bảy đã phải trả giá bằng cả một cuộc đời cô độc một mình đến già. Họ đều là những người phụ nữ đáng thương, bất hạnh, một lòng với chồng của mình.

Bài tham khảo 3:

Qua câu chuyện, em thấy được ở dì sự chờ đợi, thương yêu, không quản khó nhọc hi sinh vun vén gia đình, thủy chung một lòng với người chồng nơi chiến trận. Dù biết chồng đã hi sinh, dì cũng không màng đoái hoài tới những lời dạm hỏi, một lòng chăm lo cho gia đình nhỏ, ngày ngày ngồi đợi trước hiên nhà, hoài vọng quá khứ đã đi qua.

Bài tham khảo 4: 

Đầu tiên ta đi vào hoàn cảnh chia ly của đôi vợ chồng dì dượng Bảy. Năm 1954 hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết khiến cho những người con ở Quảng Nam phải ra Bắc sống và làm việc. Dì Bảy và dượng Bảy lấy nhau mới được một tháng trời thì người chồng phải tập quân ra Bắc, hoàn cảnh chưa được hạnh phúc bao lâu mà đã phải nói lời từ biệt. Không chỉ riêng gì dì dượng Bảy mà tất cả mọi người đều vậy, chiến tranh đã khiến cho các gia đình lâm vào cảnh ly tán, vợ tiễn chồng, tiễn con lên đường “đôi người đôi ngả”. Đau lòng vì phải chia ly là vậy nhưng dì Bảy và dượng Bảy vẫn luôn hướng về nhau trong suốt khoảng thời gian sau đó. Dì Bảy ở nhà vẫn luôn hướng ra Bắc vì người chồng cong dượng Bảy ở ngoài Bắc vẫn luôn hướng về quê nhà với gia đình và vợ. Dượng Bảy vẫn luôn tìm cách để liên lạc về với gia đình cho mọi người yên tâm: “Thỉnh thoảng là một lá thư gói trong bọc ni lông…”, “gần cuối cuộc chiến tranh tin tức của dượng về nhà thường xuyên hơn”, “… dượng nhờ người báo tin cho gia đình và gửi tặng dì tôi một chiếc nón bài thơ mua được trên đường hành quân." Mặc dù chiến tranh đã chia cắt nhau là vậy  nhưng họ vẫn luôn hướng về nhau, nó có thể chia cắt được thể xác chứ tình cảm thì không. Dì Bảy vẫn luôn chờ đợi dượng Bảy suốt hai mươi năm trời với niềm tin nung nấu rằng chồng mình sẽ quay trở về dù có người ngỏ ý dạn hỏi. Dì Bảy hết sức yêu thương chồng: “Mỗi ngày, sau khi đi làm đồng trở về, dì tôi thường ngồi trên bộ phản gỗ ngoài hiên nhìn ra con ngõ, nơi ngày xưa dượng cùng những người đồng đội lần đầu đến nhà tôi xin chỗ trú quân”, “cầu nguyện cho dượng tránh hòn tên mũi đạn nơi chiến trường”. 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo bài 3 Ngồi đợi trước hiên nhà, soạn văn mẫu 11 sách CT bài 3 Ngồi đợi trước hiên nhà, văn mẫu 11 Chân trời bài Niềm khát khao đoàn tụ được thể hiện trong văn bản như thế nào? Hãy nêu một số chi tiết tiêu biểu thể hiện điều này.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác