Bài tham khảo 1:
Từ lâu đề tài về tình yêu đôi lứa đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều tác giả sáng tác được nên nhiều tác phẩm hay. Tiễn Dặn người yêu cũng là một trong số đó, tác phẩm nổi bật về phong cách sáng tác truyện thơ kết hợp rất nổi tiếng của dân tộc Thái. Những trắc trở trong tình yêu, trong hôn nhân đôi khi như thử thách nằm trên con đường dài dẫn đến hạnh phúc, mà chính những con người trong cuộc mới cảm nhận hết, đặc biệt tâm trạng từ phía người con trai- vế chủ động trong một cuộc tình mang đầy sâu sắc, da diết, được miêu tả rõ qua đoạn trích lời tiễn dặn.
Truyện thơ của các dân tộc chính là một câu chuyện dài kể qua lời thơ, phản ánh cho ta hiểu được nhiều phong tục tập quán, cũng như lối suy nghĩ, tình cảm của người đồng bào thiểu số. Tiễn dặn người yêu,được dịch cụ thể thành 1846 câu thơ,rất nổi tiếng,kể lại câu chuyện tinh yêu- hôn nhân qua lời của 2 nhân vật chính, trong câu chuyện có nhiều diễn biến tương ứng như mỗi quãng đường thăng trầm trong tình yêu của họ bao gồm cả những khát vọng hạnh phúc, nỗi đớn đau khi tình yêu bị chia lìa và cuộc đấu tranh kiên trì, quyết liệt của hai người để bảo vệ tình yêu,ta phải đặt mình vào trong tác phẩm một cách chân thành mới mong hiểu được biết cảm thông được với những biểu hiện mong ngóng người yêu ,cử chỉ ân cần, âu yếm và lời thề nguyền son sắt giữ trọn tình yêu của chàng trai , nó nằm tng đoạn trích Lời tiễn dặn, được lược bớt, gói gọn, tiêu biểu cho nội dung trên ở phần đọc thêm, sách giáo khoa ngữ văn lớp 10 tập 1. Đoạn trích này đặc biệt hoàn toàn là lời của chàng trai, cùng tâm trạng đau đớn trên đường tiễn cô gái về nhà chồng, phải chứng kiến cảnh cô bị chính người chồng đánh đập, hình ảnh cô gái hiện lên gián tiếp trong lời nói chân thành của anh
Khi đọc ngay từ đầu hình ảnh quay chậm miêu tả hị qua lời anh rõ nét, luôn trong trạng thái níu kéo cho thời gian dài ra, cố trì hoãn những bước đi về nhà người chồng mà chị không hề muốn sống chung, mỗi chữ, chân bước đi mà đầu “còn ngoảnh lại” mắt còn “ngoái trông anh”, chân bước càng xa thì lòng càng đau đớn, mỗi cảnh rừng nàng qua đều biểu hiện sự tha thiết nhớ người yêu cũ, muốn gặp.
Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ,
Tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi,
Tới rừng lá ngón ngóng trông.
Các từ ngữ được dùng với độ dày đặc, lặp đi lặp lại như biểu hiện tính đau khổ, nỗi lòng nhớ thương của cô gái, mãi mong người yêu nhưng chẳng thấy anh.
Rồi anh cũng tới, sau bao nỗ lực của cô gái, vì họ hiểu nhau, vì họ như hẹn ước với nhau:
Anh tới nơi, em bẻ lá xanh em ngồi;
Được nhủ đôi câu, anh mới đành lòng quay lại,
Được dặn đôi lời, anh yêu em mới chịu quay đi.
Lúc tiễn đưa này, anh – người đàn ông dân tộc Thái ấy, cử chỉ thân mật, tình cảm tuyệt vời, trước người con gái mình yêu, hoàn cảnh éo le hiện tại, anh cũng như chị, cũng muốn níu kéo thời gian giây phút ngắn ngủi được ở bên chị, Anh đòi hỏi với mong muốn tha thiết phải được dặn chị đôi lời mới chịu quay gót, phải dặn dù chẳng được nói chuyện nhiều như lúc xưa kia nhưng vì anh luôn cảm thấy chi hiểu mình, tin tưởng nhau tuyệt đối như ngày nào nên dù có dặn đôi câu cũng đã yên lòng quay gót đi.
Ngôn ngữ xưng hô trong dân ca Thái và trong tiễn dặn người yêu sao mà ngọt ngào, mở đầu đoạn trích Anh gọi chị là “người đẹp anh yêu”, đến lúc gặp được chị là một câu tự xưng “anh yêu của em” khẳng định tình yêu trong Anh vẫn nồng nàn, thắm thiết.
Phong tục của người Thái cũng lại vang lên đầy tính tình cảm, được nhắc đến trong hoàn cảnh này như sự suy nghĩ sâu xa cho tương lai hai đứa, đến một ngày mà viễn cảnh ấy u ám - là cái ngày một trong hai người chết đi:
Xin hãy cho anh kề vóc mảnh,
Quấn quanh vai ủ lấy hương người,
Cho mai sau lửa xác đượm hơi,
Một lát bên em thay lời tiễn dặn !
Dù nhận thức hoàn cảnh hiện tại không hề chấp nhận, cho phép được hành động thân mật táo bạo của anh với chị, nhưng anh vẫn bất chấp, nhất mực, luôn muốn “kề vóc mảnh” gợi ra được sự mảnh mai, nhưng đầy kiêu sa, đẹp tuyệt của người con gái Thái muốn tìm về cái sự thủy chung đâu có gì là sai, anh suy nghĩ không lấy được nhau, có nghĩa không có ai thân yêu suốt cả cuộc đời nhưng vì có hơi hương da thịt người yêu ngay lúc này, mà khi chết xác sẽ cháy đượm, vong hồn được siêu thoát, không còn là kẻ cô đơn.
Tình cảm của người con trai ấy thật cao cả, đáng quý, không những chỉ yêu mình chị, còn dành cả tình yêu luôn cả đứa con riêng của cô gái. Vì hoàn cảnh éo le, nàng phải chấp nhận tình cảm, cũng như đứa con mà tạo thành bởi một cuộc tình không có cảm xúc, lạnh nhạt với người chồng hiện tại. Anh vẫn bao dung, trân trọng cô, anh nựng đứa con của người yêu như chính đưa con ruột của mình.
Bé xinh hãy đưa anh bồng,
Cho anh bế con dòng, đừng ngượng,
Nựng con rồng, con phượng, đừng buồn.
Tiếng nựng kia dù chân thành nhưng làm sao có thể tránh sự đau lòng, ai oán, khi tình yêu đến mà không được cùng nhau đi đến cuối cuộc đời,không được cùng nhau xây dựng một gia đình hạnh phúc, những đàn con thơ. Vậy nên chàng dã thốt ra lời thề nguyện chan chứa tình cảm, , đầy sự quyết tâm về tình yêu sự sắt đá của cả hai người:
“Đôi ta yêu nhau, đợi tới tháng Năm lau nở,
Đợi mùa nước đỏ cá về, Đợi mùa chim tăng ló gọi hè.
Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông,
Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già’’.
Đây cũng như là ý chính chủ đạo bao bọc của bài thơ, ý thơ hay dào cảm xúc. Có Thời gian cụ thể, bằng cả sự chân thành, tứ thơ bay bổng, lay động mà chân thật, gắn với hai mùa đầu và cuối trong một năm cũng tương tự như là đời người, dù không thể trọn vẹn tình yêu nơi tuổi thanh xuân trẻ trung, nồng nhiệt kia, nhưng tình yêu thì sẽ chẳng bao giờ là muộn để tiếp nối lại, để tạo nên gia đình hạnh phúc của hai người, dù có khi đến tàn phai theo năm tháng họ đều đã về già nhưng sự chờ đợi nhau dù bao nhiêu lâu” tháng năm lau nở”, “nước đỏ cá về”, “chim tăng ló gọi hè”, tình yêu trong sáng ấy không bao giờ bị dập tắt như chính lời thề nguyền ngày nào.
Sự thủy chung son sắt trong tình yêu còn được thể hiện qua đoạn hai những ngày mà chàng trai còn lưu lại ở nhà chồng cô. Là người chứng kiến cảnh người chồng mới đánh đập, hành hạ cô ngã lăn quay bên cối gạo, khi cô trở thành một người khác luôn vì muốn sống trọn với lời thề nguyền cùng chàng, cô đã hóa mình thành một con người sống phản kháng không cam lòng với sự sắp đặt, giả bộ làm những việc để nhà chồng chán ngấy, ghét kinh mình, rồi cô cũng phải lâm vào cái tình cảnh quen thuộc bị đối xử thậm tệ không khác gì người ở cho nhà chồng, chàng trai ấy hiểu hết, đồng cảm, an ủi, chăm sóc cô trong giây phút cô tuyệt vọng nhất.
“Dậy đi em, dậy đi em ơi!
Anh chặt tre về đốt gióng đầu,
Chặt tre dày, anh hun gióng giữa,
Lam ống thuốc này em uống khỏi đau.
Anh vực cô dậy không chỉ về thể xác, còn về cả tinh thần, giúp cô có ý chỉ, nghị lực để sống tiếp quãng đường khó khăn này, còn cho nàng hiểu và nhớ rằng dù có chuyện gì xảy ra chàng vẫn luôn bên cạnh ủng hộ, cùng nàng vượt qua mọi chuyện.
Tơ vò ta vuốt lại quay guồng”
Quay lại guồng gỗ tốt cán thuôn,
Về với người ta thương thuở cũ."
Đoạn thơ này kế tiếp bằng những hình ảnh bi thương- cái chết nhưng một lần nữa khẳng định lại cái quyết tâm kia, lòng dạ, ý chí của anh và cô đầy sự đồng lòng, sự sống mạnh mẽ vực lại tình yêu, không chấp nhận thực tại:
“Chết ba năm hình còn treo đó;
Chết thành sông, vục nước uống mát lòng,
Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thắm,
Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung,
Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát,
Chết thành hồn, chung một mái, song song."
Cái sự trân trọng tình yêu chính là cái kết đẹp nhất cho bức tranh này, bằng sự sử dụng phương pháp so sánh dù đơn giản nhưng có sự chọn lọc kĩ càng, biểu hiện đa dạng, nói lên được biết bao nhiêu phong tục, bản sắc văn hóa, thiên nhiên hữu tình của người Thái
Đôi ta yêu nhau, tình Lú – Ủa mặn nồng,
Lời đã trao thương không lạc mất;
Lòng ta thương nhau trăm lớp nghìn trùng,
Bền chắc như vàng, như đá.
Toàn bộ đoạn trích có sự sử dụng thành thạo nhiều yếu tố nghệ thuật hấp dẫn, phương pháp diễn tả trùng điệp, lỗi kể chuyện xen lẫn tả thơ cuốn hút. Tạo nên sư cân đối nhịp nhàng, hài hòa về nhạc điệu bộc lộ được sự ân cần, tận tình của người con trai dành cho người yêu xứng đáng, trọn vẹn, hành động xót xa, ân cần, đầy thương cảm, vang mãi trong ta lời thề nguyện tình yêu.
Quả đúng vậy, kết thức câu chuyện chính là một cái kết rất dân gian, rất có hậu, họ cùng nhau vượt qua số phận khắc nghiệt, đoàn tụ lại, làm lại cuộc đời mới có nhau dù khi cả hai đã không còn trẻ trung, chàng trai đã giữ đúng lời hứa với cô gái ngày nào, bằng chính lòng chân thành, lòng chung thủy, sự cao thượng. Sự trong sáng, chân chính của họ đã làm cho chúng ta một lần nữa tin rằng luôn có sự kì diệu trong cuộc sống này.
Tâm hồn, tập tục hôn nhân của người Thái xưa có thể nói được phản ánh phần nào qua những câu tiễn dặn, cũng vì lí do hoàn cảnh khó, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến bao nhiêu sự chia ly, bi đát, đau thương của vô vàn các cuộc tình đẹp như thơ. Lời tiễn dặn cũng mang ý nghĩa sâu xa là sự tố cáo lên những cổ hủ, tập quán lạc hậu của người dân, đã làm họ dần mất dần đi sự tự do trong tình yêu, mất tính phản kháng. Vậy nên mỗi chàng trai, cô gái có được những cái khát vọng mạnh mẽ giải phóng trong tình yêu, bất chấp ngăn cản như hai nhân vật chính trong Tiễn Dặn Người Yêu thật là đáng để chúng ta phải học tập, ngưỡng mộ, đồng cảm.
Bài tham khảo 2:
"Tôi với em cuộc tình hai lối rẽ Như sao trời chỉ soi sáng đêm đen".
Tình yêu là những gì thiêng liêng nhất, đẹp nhất của cuộc sống này mà loài người may mắn được tạo hóa ban tặng. Bởi nó là thứ vô giá, nên không phải ai cũng dễ dàng có được. Trong xã hội phong kiến, bao người khao khát có được tình yêu, chỉ mong mỏi một điều giản đơn rằng được ở cạnh người mình yêu, để rồi đối mặt với hiện thực là không thể. Những con người ấy chỉ biết âm thầm quan sát, dõi theo bước chân của người yêu và luôn cố gắng vượt qua mọi trắc trở để giành lại hạnh phúc của mình. Đó cũng chính là chủ đề và nội dung chính của truyện thơ "Lời tiễn dặn" của dân tộc Thái, truyện đã bộc lộ rõ nét tâm trạng đau khổ, bất lực, ngậm ngùi của một chàng trai khi tiễn bước người yêu về nhà chồng, và khao khát cùng nhau vượt bao sóng gió để được đoàn tụ bên nhau.
"Tiễn dặn người yêu" (nguyên văn tiếng Thái: Xống chụ xon xao) là một trích đoạn trong truyện thơ đặc sắc, tiêu biểu nhất của dân tộc Thái giữa một kho tàng văn học các dân tộc thiểu số. Truyện thơ là những truyện dài kể bằng thơ, có sự kết hợp ăn ý, hài hòa giữa hai yếu tố tự sự và trữ tình. Một trong hai chủ đề nổi bật của thể loại này là khát vọng tự do yêu đương và hạnh phúc lứa đôi. Và cốt truyện mang chủ đề thường trải qua ba cột mốc như sau: Đôi nam nữ yêu nhau tha thiết- Tình yêu bị ngăn cấm rồi tan vỡ, đau khổ - Tìm mọi cách vượt lên tình cảnh ngang trái để được ở cạnh nhau (bằng cách chết cùng nhau hoặc cùng nhau vượt khó khăn để được bên nhau).Và bài thơ "Lời tiễn dặn" có kết thúc theo cách thứ hai.
Một trong những điều đau khổ nhất trong cuộc đời là không thể cùng sống hạnh phúc với người mình yêu. Đó cũng chính là tâm trạng, nỗi khổ tâm của cô gái trong truyện, được chàng trai cảm nhận với cả tấm lòng. Cô gái bịn rịn, lưu luyến, không muốn xa rời người yêu qua những hành động cụ thể:
"Vừa đi vừa ngoảnh lại, Vừa đi vừa ngoái trông, Chân bước xa lòng càng đau nhớ. Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ, Tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi, Tới rừng lá ngón ngóng trông".
Những hành động "ngoảnh lại, ngoái trông" chẳng phải bộc lộ rõ chúng ta đang chờ đợi một ai đó sao? Đúng vậy nàng đang chờ đợi được gặp mặt chàng trước khi trở thành vợ của một người khác. Kèm theo đó, là một loạt hành động tiếp theo (ngắt lá ớt, ngắt lá cà) mục đích duy nhất chỉ là muốn chờ đợi người yêu. Qua mỗi cánh rừng đều dừng lại để ngắt lá, người con gái muốn níu kéo thời gian dài ra, khát khao muốn được gặp lại người yêu thêm chút nữa. Tất cả những điều đó qua ánh mắt, qua hành động thể hiện rõ tâm trạng đau khổ, nỗi lòng xót xa, quyến luyến không muốn rời xa, kết thúc mối tình tuyệt đẹp của mình.
Thông thường, những người khi yêu nhau thì sẽ có một mối tương thông là thần giao cách cảm. Có lẽ, chàng trai cảm nhận được người yêu đang cần mình, như hai người đã hẹn nhau từ trước, chàng trai đã tới những nơi người yêu mình từng đi qua:
"Anh tới nơi, em bẻ lá xanh em ngồi; Được nhủ đôi câu, anh mới đành lòng quay lại, Được dặn đôi lời, anh yêu em mới chịu quay đi".
Lời tiễn dặn nghe sao mà da diết, day dứt quá. Anh cũng như chị, cũng muốn níu dài thêm những giây phút bên nhau nên mới cố tình dặn dò thêm đôi ba câu để được gần chị đôi chút. Ngôn ngữ xưng hô của người Thái nghe sao mà ngọt ngào quá. Anh xưng "anh yêu em ý nói anh yêu của em" và anh cũng gọi chị là "người đẹp anh yêu" ngay từ câu thứ hai của bài thơ, thể hiện tình yêu anh dành cho chị vẫn còn nguyên vẹn, vẫn mặn nồng, sâu sắc dù cho giờ đây chị đã cất bước theo chồng.
Dĩ nhiên khi yêu ai đó ngoài việc muốn được ở bên nhau còn luôn mong muốn lúc nào cũng cảm nhận được có người yêu ở bên để đỡ phải nhung nhớ. Và người Thái cũng thế nên mới có một phong tục như sau:
"Xin hãy cho anh kề vóc mảnh, Quấn quanh vai ủ lấy hương người, Cho mai sau lửa xác đượm hơi Một lát bên em thay lời tiễn dặn!"
Theo phong tục hỏa táng của người dân tộc Thái xưa, khi con người chết đi linh hồn muốn siêu thoát cần có hương của người mà mình yêu thương nhất. Vì thế, chàng trai nghĩ rằng không lấy được người mình yêu coi như rằng cả đời này sẽ không có ai yêu, vì vậy trong giây phút này, khi chàng còn gần nàng thì muốn được quấn lấy, gần sát nàng để mong còn lưu luyến hương thơm của người yêu để sau khi chết sẽ không trở thành kẻ cô đơn, lạc lõng.
Ai mà không mong sau khi lấy được người mình yêu thì có thể cùng nhau xây dựng một tổ ấm viên mãn, hạnh phúc bên bạn đời. Thế nhưng, có mấy người đàn ông nào được như anh, vì yêu chị mà tấm lòng vị tha, bao dung của anh đã vượt cả giới hạn thông thường:
"Con nhỏ hãy đưa anh ẵm, Bé xinh hãy đưa anh bồng, Cho anh bế con dòng, đừng ngượng, Nựng con rồng, con phượng, đừng buồn".
Mất người yêu đã đành đằng này nhìn người yêu có con với một người khác, mà tình yêu của chàng trai đối với cô gái không hề thuyên giảm, thể hiện qua hành động anh bế bồng đứa con không phải của mình vô cùng nâng niu, âu yếm và đầy tình thương. Có thể thấy, tất cả những gì liên quan đến chị, thì anh vô cùng trân trọng mà hết lòng yêu thương. Sự vị tha, bao dung ấy là bằng chứng cho tình yêu bền vững, kiên định mặc cho giờ đây cô đã tay bồng, tay mang.
Kết thúc phần một, là lời thề nguyền vô cùng chắc chắn với người con gái anh yêu:
"Đôi ta yêu nhau, đợi tới tháng Năm lau nở, Đợi mùa nước đỏ cá về, Đợi chim tăng ló hót gọi hè. Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông, Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi goá bụa về già".
Lời thề nguyền vô cùng chắc chắn thể hiện qua thời gian cụ thể, những hình ảnh vô cùng trữ tình ngọt ngào minh chứng cho tình yêu sắt đá của anh dành cho chị. Qua cách lấy mốc thời gian từ đầu đến cuối năm (mùa xuân đến mùa đông) đó chính là một quãng đời người, cụ thể là cuộc đời của anh ngoài chị ra sẽ không yêu bất cứ ai khác. Tiếp đến là cột mốc từ "thời trẻ đến khi "góa bụa về già". Đối với chàng trai việc đến với nhau không bao giờ là muộn, vì thế nếu tuổi thanh xuân không được ở bên nhau thì khi "đầu bạc rang long" ta sẽ đoàn tụ. Bên cạnh đó, tác giả đã sử dụng nghệ thuật điệp cấu trúc "Không lấy được nhau...ta sẽ lấy nhau" khẳng định sự quyết tâm đến cùng, sẽ tìm mọi cách để được ở bên người anh yêu.
Khi yêu người ta luôn mong muốn có thể khiến cho người yêu luôn hạnh phúc. Thế nhưng chàng trai này đã không thể làm được điều đó. Đó chính là nỗi đau khổ, luôn dằn xé trong tâm tư của chàng trai khi chứng kiến cô gái bị đánh đập, hành hạ ngay trước mắt, giờ đây anh chỉ còn có thể làm một việc duy nhất là chăm sóc, an ủi bên cô trong giai đoạn cay đắng này:
Dậy đi em, dậy đi em ơi! Dậy rũ áo kẻo bọ, Dậy phủi áo kẻo lấm! Đầu bù anh chải cho, Tóc rối đưa anh búi hộ! Anh chặt tre về đốt gióng đầu, Chặt tre dày, anh hun gióng giữa, Lam ống thuốc này em uống khỏi đau".
Vì muốn một lòng chung thủy son sắt với người yêu, nên có lẽ cô gái đã phản kháng, làm trái với đạo lý của một người con dâu, chỉ để mong bị đuổi, trả về nhà, đoàn tụ với người yêu. Đương nhiên, cô phải trả giá cho những điều đó. Cô bị đánh đập, hành hạ, và bị đối xử như người ở trong nhà. Tất cả những việc cô làm, chàng trai đều hiểu hết, giờ đây trong chàng là một nỗi xót xa, bất lực cùng cực, chỉ còn có thể đứng đằng sau mà vỗ về, an ủi, tận tình chăm sóc sau những trận đòn roi của gia đình chồng.
Không phải chỉ có một mình cô gái đang chiến đấu, đấu tranh để được quay về bên chàng trai, anh muốn nói với cô rằng dù cho có chuyện gì xảy ra thì cô sẽ không một mình, luôn có anh ở bên cô cùng cô vượt qua mọi sóng gió:
"Tơ rối đôi ta cùng gỡ, Tơ vò ta vuốt lại quay guồng; Quay lại guồng gỗ tốt cán thuôn, Về với người ta thương thưở cũ".
Những hình ảnh "tơ rối ta cùng gỡ, tơ vò vuốt lại" là minh chứng cho câu hứa chàng sẽ cùng người yêu đối mặt mọi sóng gió, luôn là chỗ dựa vững chắc cho cô mỗi khi gặp trắc trở.
Sức chịu đựng của con người là có giới hạn, tức nước thì vỡ bờ. Thực tế quá cay đắng, chàng trai quyết tâm muốn phá vỡ mọi quy tắc, giành lại người yêu được thể hiện qua những hình ảnh về cái chết:
"Chết ba năm hình còn treo đó; Chết thành sông, vục nước uống mát lòng, Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thắm, Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung, Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát".
Chết là khi con người ta đã tới bước đường cùng, không thể làm gì được nữa, quá bức xúc với hiện thực cuộc sống. Nhưng cặp đôi này lại không lựa chọn phương án đó mà trái ngược là thái độ quyết tâm sống hạnh phúc, sống mạnh mẽ, cùng nhau phá vỡ rào cản xã hội phong kiến khắt khe để đi đến con đường tình yêu của hai người. Sử dụng hình ảnh cái chết, chỉ để càng khẳng định sức sống mãnh liệt, muốn đoàn tụ bên nhau của hai người.
"Có công mài sắt, có ngày nên kim". Kiên trì mài giũa tình yêu cùng với niềm tin tưởng tuyệt đối sẽ đem đến niềm tin về cái kết có hậu như một câu chuyện cổ tích ngọt ngào:
Đôi ta yêu nhau, tình Lú - Ủa mặn nồng, Lời đã trao thương không lạc mất; Như bán trâu ngoài chợ, Như thu lúa muôn bông. Lòng ta thương nhau trăm lớp nghìn trùng, Bền chắc như vàng, như đá. Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng, Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già, Ta yêu nhau tàn đời gió, không rung không chuyển, Người xiểm xui, không ngoảnh không nghe".
Bằng biện pháp tu từ so sánh, tác giả đã khiến cho ta thêm biết được các phong tục, tập quán vô cùng đặc sắc của người Thái, và những câu chuyện tình yêu ngọt ngào của các cặp đôi dân tộc Thái. Sau bao sóng gió, nỗ lực giành lấy hạnh phúc, cuối cùng hai người đã đoàn tụ, được sống bên nhau trọn vẹn. Sức mạnh tình yêu chân chính sẽ khiến cho họ có một kết thúc vô cùng có hậu.
Cái kết của họ chính là niềm tin vào một tình yêu chân chính. Nó có thể khiến những điều tưởng chừng không thể thành có thể. Họ sẽ cùng nhau vượt qua mọi gian nan, biến cố của cuộc đời này để nhận lại những gì xứng đáng nhất. Chàng trai thực hiện được đúng lời hứa của mình bằng tất cả lòng yêu thương, sự tin tưởng, ý chí kiên định với tình yêu sắt đá của hai người. Câu chuyện của hai người là một bằng chứng sống của niềm tin vào tình yêu chân chính trong xã hội xưa khắc nghiệt. Thông qua đó, đoạn trích còn phản ánh một hiện thực khắc nghiệt chính là những phong tục, tập quán cổ hủ, lạc hậu khi xưa khiến cho tình yêu chân chính bị ngăn cấm, làm cho nhiều mối tình bị tan vỡ vì những định kiến khắt khe và vô lý của xã hội phong kiến miền núi. Đồng thời tác giả bày tỏ tiếng nói, khát vọng được tự do yêu đương, tự quyết định bạn đời, cuộc sống hôn nhân của các cặp đôi người Thái.
Bài tham khảo 3:
“Bích Câu kì ngộ” của Vũ Quốc Trân là truyện Nôm xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Câu chuyện kể về một chàng thư sinh tên là Trần tú Quyên gặp nàng Giáng Kiều ở đất Bích Câu và cùng nhau se sợi tơ duyên hạnh phúc. Đoạn trích “Tú Uyên gặp dáng kiều” nói về hoàn cảnh khiến chàng và nàng gặp nhau rồi kết duyên đôi lứa.
Câu thơ đầu đã cho người đọc cảm nhận được gia cảnh nghèo khó của chàng thư sinh Trần Tú Uyên.
Mưa hoa khép cánh song hồ
Cuộc đời thật nghiệt ngã với chàng khi cha mẹ chàng mất sớm, chàng một mình lủi thủi với căn nhà giữa hồ Bích Cầu, ngày đêm miệt mài đèn sách. Trong dịp dạo chơi xuân, tình cờ chàng trông thấy một người con gái xinh đẹp như tiên nữ giáng trần, chàng liền dõi theo sau được một quãng thì nàng biến mất không rõ tung tích. Từ đó, chàng ôm tương tư mà ngày đêm nhung nhớ.
Sớm khuya với bức họa đồ làm đôi
Mâm chung một, đũa thêm hai
Thơ trao dưới nguyệt, rượu mời trước hoa
…
Cho hay tình cũng là chung
Khách tiên chưa dễ qua vòng ái ân!
Tác giả miêu tả nỗi nhớ của chàng như “sông Tương mơ hình”, sông Tương là nơi hai bà Nga Hoàng và Nữ Anh đã khóc thương chồng, nay đó là nơi trĩu nặng tương tư của nhân vật. Rồi một ngày, Tú Uyên mua được một bức tranh nàng thiếu nữ với nét đẹp tựa như người chàng đang thương nhớ, chàng mua về treo trong nhà để “sớm khuya” ôm mộng. Chàng nghĩ về người thiếu nữ ấy đến nỗi ngỡ người trong tranh “phát phu”, tưởng tượng người thiếu nữ trong tranh là người thật. Chàng ôm nhung nhớ đến “chồn” cả người, chồn ở đây có nghĩa là ốm yếu, không còn cử động được, chàng nhớ nàng đến mất ăn mất ngủ. Đến nỗi chàng còn ao ước “bẻ khóa cung trăng” để thấy được “chị Hằng” mà chàng ngày êm mộng mị. Có thể thấy nối niềm tương tư, tình cảm của chàng thật sâu nặng giống như xuân Diệu đã từng viết bài thơ “Vấn vương”:
Anh chả hiểu vì sao vấn vương
Năm năm, như mấy chục năm trường
Vẫn là mắt mấy, làn môi ấy
Anh hãy còn thương, chẳng hết thương.
Một quãng thời gian sau, một hôm Tú Uyên bận công việc ở trường trở về nhà trời đã muộn thì thấy cơm nước được dọn sẵn. Không khỏi thắc mắc, chàng quyết định rình xem người bấy lâu nay chăm sóc, phục vụ bữa cơm miếng nước cho chàng là ai:
Một khi ra việc trường văn
Trở về đã thấy bát trân sẵn sàng
So xem phong vị khác thường
Mùi hoa sực nức, mùi hương ngọt ngào
Bếp trời sẵn đó hay sao?
Của đâu thấy lạ, lòng nào chẳng nghi!
Cơm canh tiếp đón không chỉ là cơm canh bình thường mà đầy đủ, sung túc như “bát trân”. Bát trên là mâm cơm với 6 món ăn quý giá, chàng không tin vào mắt mình, chắc hẳn chỉ có “bếp trời” mới làm được như vậy. Chàng quyết định rình một phen thì thấy một nàng thiếu nữ từ trong tranh bước ra:
Sáng mai cứ buổi ra đi
Liệu chừng thoắt trở lại về thử coi
Trong tranh sao có bóng người vào ra?
…
Nàng rằng: “Bồ liễu phận thường
Vì mang má phấn nên vương tơ điều
Vốn xưa thiếp khách thanh tiêu
Tiên Thù là hiệu, Giáng Kiều là tên
Thỏa nỗi nhớ mong khi gặp được người trong mộng, mắt chàng rưng rưng “bên mừng bên lệ” thổ lộ tình cảm bấy lâu nay với thiếu nữ. Người tiên nữ e thẹn, ngại ngùng tự xưng là tiên nữ Giáng Kiều, vốn là người cõi tiên, vì có tiền duyên với chàng nên hạ phàm xuống đất:
Ba sinh đã nặng vì duyên
Đem thân liễu yếu kết nguyền đào thơ
Nhân duyên đã định từ xưa
Tơ trăng xe đến bây giờ mới thân
…
Đã rằng: tác hợp duyên trời
Làm chi cho bận lòng người lắm nao!
“Ba sinh” ở đây chính là mối nhân duyên tiền kiếp của chàng và nàng. Mối nhân duyên vợ chồng đến bây giờ mới được “tơ trăng” nhờ ân đức của “tiên quân”, nên nàng ngỏ ý nguyện một lòng “tấm son” cùng chàng se mối nhân duyên này:
Nàng rằng: “Xin quyết gieo cầu”
Tấm son thề với trên đầu xanh xanh
Từ đó hai vợ chồng chung sống hạnh phúc, thấu hiểu nhau. Chim yến oanh bay theo từng đàn chúc phúc cho đôi trai tài gái sắc, trăng thanh, hoa nở mừng cho mối lương duyên này. Nàng hoa phép ra lâu đài nguy nga, lộng lẫy có đầy đủ kẻ hầu người hạ. Thiên thời địa lợi nhân hòa chung vui với đôi vợ chồng, “Vũ y”, Nghê thường” hay chính là quần áo, xiêm y lả lướt, thiết tha.
…
Đong đưa khoe thắm đua vàng
Vũ y thấp thoáng, Nghê thường thiết tha.
Đoạn trích “Tú Uyên gặp Giáng Kiều” mang âm hưởng dân tộc rõ nét, bút pháp nghệ thuật tài tình trong xây dựng hình tượng nhân vật khi kết hợp tả cảnh với tả tình. Tác phẩm được viết bằng chữ Hán mang nét mộng tưởng hoang đường về tình yêu. Ẩn chứa trong đó là tâm nguyện của tác giả về một vấn đề len lỏi trong xã hội. Đó là cái nhìn phê phán của tác giả về một xã hội loạn lạc, khó khăn, khiến con người ta muốn thoát ly khỏi thế giới thực tại. Mặt khác, tác phẩm cũng hướng cho con người giải tỏa, cải cách tâm hồn thoát khỏi Nho giáo, tiến đến Phật giáo và Đạo giáo.
Bài tham khảo 4:
Truyện Quan Âm Thị Kính là một tác phẩm văn học khuyết danh được lưu truyền theo nhiều hình thức khác nhau và đã trở nên quen thuộc với đông đảo quần chúng nhân dân Việt Nam. Tác phẩm mang màu sắc Phật giáo, xuất phát từ một sự tích mà có tài liệu cho rằng có nguồn gốc Cao Ly, theo đó thì ngài Quan Thế Âm Bồ-tát đã đầu thai xuống trần tu hành được chín kiếp, đến kiếp thứ mười, ngài tiếp tục giáng sanh vào nhà họ Mãng ở nước Cao Ly.
Truyện thơ Quan Âm Thị Kính chưa biết đã được ai sáng tác từ bao giờ và từ lâu vẫn được xem là một tác phẩm khuyết danh.
Quan Âm Thị Kính đã xây dựng nên nhiều nhân vật với những tính cách, số phận khác nhau. Có thể nói, với tác phẩm này, tác giả của nó đã tạo ra một bức tranh sinh động về xã hội phong kiến – nơi có những điều bất công, vô lý, những điều ràng buộc con người và còn cả những oan tình mà chỉ có cái chết mới giải tỏa được. Nhân vật trong tác phẩm là một Thị Kính đoan trang, thùy mị, là hiện thân của Đức Bồ-tát Quán Thế Âm nhưng lại chịu nỗi oan giết chồng đến mức phải bỏ nhà ra đi, nương nhờ nơi cửa Phật, chính Thị Kính chính là hiện thân của điều mà tác giả muốn gửi gắm thông qua tác phẩm này: đó là chữ Hiếu và chữ Nhân của người xuất gia theo thiền môn.
Vướng phải oan tình khó gỡ với gia đình họ Sùng, Thị Kính lên chùa nương nhờ cửa Phật với cái tên Kính Tâm nhưng vẫn một lòng thương nhớ cha mẹ. Tác giả đã xây dựng nên nhân vật Kính Tâm hiếu thảo với cha mẹ nhằm từ đó nêu lên được tình cảm cao cả của một con người đã xuất gia để đến với đạo Phật: họ không gạt bỏ tình cảm gia đình mà đã nâng tầm tình cảm ấy lên một mức cao hơn, sâu sắc và thắm thiết hơn. Thông qua nhân vật này, truyện thơ đã thể hiện một quan điểm: Hiếu thảo với cha mẹ không chỉ đơn thuần là chăm sóc, phụng dưỡng tận tình, chu đáo mà chữ hiếu ấy còn là tìm cách để cha mẹ thoát khỏi vòng luân hồi, theo hướng giải thoát của đạo Phật. Không chỉ có thế, nhân vật Kính Tâm còn là một đại diện cho tấm lòng nhân ái cao cả của một con người: Kính Tâm mặc dù bị Thị Mầu vu oan, chịu khổ sở, nhưng vẫn hết lòng nuôi con Thị Mầu chu đáo, tận tình như nuôi con đẻ của chính mình. Đó là con người của cửa thiền và luôn từ bi hỉ xả theo tinh thần Phật-đà. Xây dựng nên nhân vật này, tác giả của nó đã qua đó phản ánh được con người dưới những bất công đè nén nhưng trên con đường của nhà Phật vẫn một lòng nhân ái, yêu thương con người và hiếu thuận với những người sinh thành, từ đó tạo nên một màu sắc Phật giáo trong toàn tác phẩm.
Ngoài nhân vật chính là Kính Tâm, tác phẩm còn tạo nên nhiều nhân vật khác cũng đã đi sâu vào tiềm thức của dân gian như Thị Mầu – một người phụ nữ lẳng lơ, ngây thơ, đầy sức xuân nhưng bị trói buộc bởi lễ giáo khắt khe của phong kiến. Thị Mầu là một nhân vật với tính cách gần như đối trọng với Kính Tâm, một bên lẳng lơ, một bên điềm đạm, nhẹ nhàng. Truyện thơ Quan Âm Thị Kính đã thành công khi xây dựng được nhân vật Thị Mầu, khiến hai chữ Thị Mầu trở thành một khẩu ngữ thường ngày của nhân dân ta, nhất là nhân dân Bắc Bộ, để nói về con người lẳng lơ. Cụm từ Thị Mầu lên chùa và oan Thị Màu là một điển tích điển cố trong số những điển cố hiếm hoi của ta, cố nhiên là so với điển cố của Trung Hoa.
Cũng cần phải kế đến những nhân vật khác như Thiện Sĩ, Sùng bà, Mãng ông, Mãng bà, Nô… Mỗi nhân vật được miêu tả và khắc họa với những đặc điểm, những nét tính cách riêng biệt nhưng cũng đã góp phần làm nên nét đặc sắc của tác phẩm và ít nhiều có sức sống trong lòng nhân dân ta qua nhiều thế hệ.
Quan Âm Thị Kính là một trong những tác phẩm thành công khi xây dựng tình huống truyện. Mở đầu là những dòng thơ miêu tả cuộc sống, gia cảnh của Thị Kính và Thiện Sĩ. Tình huống của truyện thực sự bắt đầu với nỗi oan của Thị Kính. Thị Kính bị kết tội giết chồng mà không thể dùng một lời nào thanh minh, hóa giải được. Trong cái tình thế chữa dép vườn dưa ấy, Thị Kính không còn cách nào khác mà phải chấp nhận oan tình ấy, buộc rời khỏi nhà. Tình huống này chính là bi kịch đầu tiên mở màn cho cuộc đời đầy những nỗi oan của Thị Kính, từ đó tạo nên một sự xung đột trong gia đình nàng. Sùng bà và Thiện Sĩ nhất mực đổ tội cho Thị Kính đang tâm mưu sát chồng, đuổi Thị Kính về nhà cha mẹ. Xây dựng tình huống như vậy không đơn thuần là nói lên sự xung đột, mâu thuẫn trong nội bộ gia đình mà còn qua đó nói lên được mâu thuẫn của xã hội thông qua việc mô tả mâu thuẫn gia đình. Tình huống nói lên thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn chịu những bất công, đau khổ, những nỗi oan không biết tỏ cùng ai cũng như những bế tắc về tư tưởng, số phận con người.
Nỗi oan thứ hai trong đời Thị Kính chính là bị Thị Mầu vu oan. Tình huống được tạo nên với nỗi oan từ trên trời rơi xuống làm cho Thị Kính lại một lần nữa chấp chịu nó. Bị tiểu Kính Tâm cự tuyệt (vì tiểu Kính Tâm cũng là thân phận phụ nữ), Thị Mầu ngủ với Nô có thai lại đổ là con của Kính Tâm, tình huống được xây dựng để nói lên những ngang trái, oái oăm, tố cáo chế độ phong kiến áp bức, hà khắc với người phụ nữ như Thị Mầu để phải đổ tiếng oan cho Kính Tâm. Tình huống là một lời tố cáo xã hội, nó cũng là sự xót thương cho thân phận con người mỏng manh, không tìm được cho mình nơi bình yên cho dù có quy y nơi cửa Phật từ bi.
Tâm lý nhân vật cũng là một điểm rất đặc sắc của Quan Âm Thị Kính, tâm lý của nhân vật Thị Kính khi chịu đựng đến mức phớt đời trước những oan khuất của mình, mặc dù thừa sức giãi bày, tự mình biết mình trong sáng để cuối cùng siêu thoát vào cõi Phật. Đó không chỉ là nét tâm lý riêng của nhân vật mà đó còn là đại diện cho nét tâm lý chung của cả dân tộc Việt Nam mà Thị Kính cũng chỉ là một tiêu biểu, nó bộc lộ cái run rẩy của người Việt trước một xã hội thiếu nguyên tắc khiến trong một khoảnh khắc thiện chí có thể là đầu mối của tội lỗi, oan khiên. Diễn biến trong tâm lý nhân vật Thị Kính chính là những nét tâm lý thường thấy của con người Việt Nam trải qua chế độ phong kiến lâu dài, chịu đựng nỗi oan để mong tìm được giải thoát nơi cửa Phật. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng làm cho tác phẩm gần gũi với nhân dân.
Một trong những yếu tố tạo nên giá trị nghệ thuật của Quan Âm Thị Kính chính là ở ngôn ngữ của nhân vật. Ở đây, ta thấy ngôn ngữ được sử dụng một cách nhuần nhuyễn, chính xác đối với từng nhân vật (mỗi kiểu nhân vật mang một kiểu tính cách khác nhau từ đó dẫn đến ngôn ngữ của họ cũng khác nhau, phù hợp với tính cách của mỗi người, Thị Kính nhẹ nhàng, từ tốn, Thị Mầu lẳng lơ…).
Kiểu ngôn ngữ trong tác phẩm còn thể hiện sự linh hoạt đối với mỗi số phận, mỗi tình huống, mỗi tính cách, trong những tình huống khác nhau thì ngôn ngữ nhân vật lại khác nhau cho phù hợp với tình huống ấy.
Ngoài ra, xét về phương diện ngôn ngữ của tác phẩm, ta còn thấy nổi rõ một nét nhuần nhuyễn, thuần tính trong cách nói của nhân vật, mỗi nhân vật được triển khai dưới những nét tính cách khác nhau sẽ có cách giao tiếp, cách nói chuyện, suy nghĩ khác nhau, những đoạn độc thoại nội tâm khác nhau. Điều này tạo nên sự nổi bật trong tính cách nhân vật, tô đậm hơn tính cách của nhân vật trong lòng người đọc, từ đó tạo nên những điển hình văn học cụ thể cho từng nhân vật của Quan Âm Thị Kính.
Quan Âm Thị Kính là tác phẩm làm sáng tỏ đạo lý từ bi của Phật với hình tượng tiểu Kính Tâm – đó là hiện thân của lòng từ bi của Đức Phật Bà (chấp nhận, nhẫn nhục trước mọi oan trái cuộc đời để hướng tới sự giải thoát), con người ấy không chỉ biết giữ đức độ cho cá nhân mà còn đem lòng từ bi ấy cứu giúp người khác theo tinh thần Chánh pháp. Truyện Quan Âm Thị Kính trình bày quan niệm giải thoát dưới nhãn quan của người xuất gia. Tu hành không phải là hình thức tiêu dao nơi cửa Phật, làm duyên với hoa đàm, đuốc tuệ, an vui với tiếng mõ câu kinh, mà tu hành phải khổ hạnh, phải trải qua bao nhiêu thử thách gian truân, đó là cơ hội cho người ta lấy tâm từ để chiến thắng cảnh ngộ, không chỉ giải thoát cho cá nhân, mà còn cứu độ tha nhân. Ý nghĩa, giá trị Phật giáo của tác phẩm nằm ở đấy.
Quan Âm Thị Kính là một truyện thơ mang nhiều ý nghĩa về văn hóa, nó diễn tả, phản ánh những nét tâm lý, những suy nghĩ được truyền qua từ rất lâu đời của người Việt Nam, đó chính là tâm lý cam chịu, chấp nhận trước những bất công, ngang trái của xã hội, đó là một thái độ “phớt đời”, thường nơi yên bình để lánh xa những điều nhiễu nhương của xã hội, đó còn là sự run rẩy, e sợ trước cái xã hội còn có quá nhiều điều bất hợp lí đối với thân phận con người.
Bình luận