Theo bạn, cách quan sát và thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong hai truyện ngắn Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp, 1986), Chiều sương (Bùi Hiển, 1941) có những điểm tương đồng, khác biệt nào ? Từ thời điểm sáng tác, bối cảnh văn hóa - x

Văn mẫu 11 chân trời sáng tạo đề bài: Theo bạn, cách quan sát và thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong hai truyện ngắn Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp, 1986), Chiều sương (Bùi Hiển, 1941) có những điểm tương đồng, khác biệt nào ? Từ thời điểm sáng tác, bối cảnh văn hóa - xã hội của mỗi truyện, hãy lí giải sự tương đồng và khác biệt ấy ?


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Bài tham khảo 1:

- Điểm tương đồng: Cả hai tác giả đều khéo léo xây dựng tình huống, đưa con người vào thiên nhiên, từ những cuộc chiến, va chạm, tiếp xúc mà con người rút ra được những suy tưởng cho chính mình và cho cả độc giả. Đồng thời, tác giả không tập trung miêu tả thiên nhiên hay con người mà hai hình ảnh thiên nhiên và con người luôn được diễn tả song hành.

- Điểm khác biệt :

+ Trong "Muối của rừng", Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng tình huống truyện: Sự kiện ông Diểu đi săn và bắn được khỉ bố trong gia đình nhà khỉ. Hành trình đuổi theo để bắt lại con mồi cho ông chứng kiến tình nghĩa của thế giới loài vật. Chính điều đó đã làm ông thay đổi. Trong cuộc đấu tranh âm thầm diễn ra trong ông, cuối cùng phần người, cái thiện và tình thương đã thắng thế. Thiên nhiên vẫn luôn mở lòng bao dung và hành xử cao thượng với con người. Những hạt mưa xuân dịu dàng thanh khiết bao bọc và che chở thân thể ông. Thế giới tự nhiên tuy bí hiểm khôn lường nhưng có một thuộc tính đáng quý là rất công bằng nếu con người ứng xử với nó trên tinh thần bè bạn. Trên đường về, ông Diểu chọn đi con đường vắng người, ông sững sờ gặp hoa tử huyền nhiều không kể xiết. Loài hoa ba chục năm mới nở một lần, màu trắng, vị mặn, bé bằng đầu tăm, người ta gọi nó là muối của rừng. “Khi rừng kết muối, đấy là điềm báo đất nước thanh bình, mùa màng phong túc.” Đó như một sự ân thưởng của thiên nhiên khi con người biết phục thiện và nhận thức ra bài học đúng đắn về cách hành xử với thiên nhiên. Từ nhiều thế kỷ qua, con người luôn ảo tưởng vào trí tuệ và sức mạnh của văn minh công nghiệp, đem luật chơi của kẻ mạnh áp đặt vào đời sống cộng sinh, tàn sát thiên nhiên làm thiên nhiên nổi giận. Con người cần hiểu rằng: Đối xử với thiên nhiên bằng bạo lực chính là hành động tự sát! Tác phẩm hình thành trong con người nhân sinh quan tiến bộ của chủ nghĩa nhân văn sinh thái: Tư tưởng coi trọng tự nhiên, đối xử bình đẳng với tự nhiên trên tinh thần bè bạn, lối sống hòa hợp với thiên nhiên thay cho chinh phục và chiếm đoạt thiên nhiên; con người phải biết đồng cảm với tự nhiên bị chà đạp, bị thương tổn. Quay về với thiên nhiên, con người sẽ trở về bản tính thiện vốn có.

+ Nhưng trong "Chiều sương:, thiên nhiên con người được thể hiện rõ nhất khi mà gió nổi lên, bão bùng kéo tới. Thiên nhiên thì khắc nghiệt như muốn nhấn chìm tất cả. Nhưng những người chài vẫn dũng cảm kiên trì giữ thuyền. Thiên nhiên và con người giằng co, nhưng con người đã chiến thắng trước thiên nhiên. Bão qua đi, những ngư dân cũng như kiệt sức. Ta thấy được những khó khăn, những nguy hiểm vẫn luôn rình rập trong cuộc sống lao động của người ngư dân. Nhưng họ vẫn không từ bỏ, vẫn luôn bám biển vừa nuôi sống gia đình vừa giữ gìn biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. Sự xuất hiện về chiếc “thuyền ma” cũng yếu tố đặc biệt cho câu chuyện này. Nó chính là sự phản ánh cho những tai ương, những nhọc nhằn mà người dân chài phải trải qua. Tác giả miêu tả thật khéo léo, tinh tế khiến người đọc không cảm thấy lạnh lẽo ghê sợ mà lại là không khí gần gũi ấm áp.

Bài tham khảo 2:

- Điểm tương đồng: Cả hai tác giả đều khéo léo xây dựng tình huống, đưa con người vào thiên nhiên, từ những cuộc chiến, va chạm, tiếp xúc mà con người rút ra được những suy tưởng cho chính mình và cho cả độc giả. Đồng thời, tác giả không tập trung miêu tả thiên nhiên hay con người mà hai hình ảnh thiên nhiên và con người luôn được diễn tả song hành.

- Điểm khác biệt :

+ Trong truyện ngắn Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp, 1986), tác giả xây dựng tình huống để con người đàn áp thiên nhiên, ông Diểu có thể tự tin cầm súng vào rừng bắn khỉ thể hiện tâm thế đối đầu trực diện với thiên nhiên nhưng tới cuối cuộc săn, chứng kiến tình cảm của gia đình khỉ, ông Diểu nhận ra sự tương đồng giữa người và thú, liên kết giữa tự nhiên và văn hóa, và sự nhận thức về gánh nặng và trách nhiệm chung của muôn loài khi cùng chung sống trong một ngôi nhà sinh thái. Từ nhận thức ấy, ông Diểu quay về bản dạng nguyên thủy và tìm về với thiên nhiên trong đoạn kết truyện. Từ hình ảnh ông Diểu trần truồng, lặng lẽ rời đi, tác giả muốn gửi gắm bức thông điệp về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên: từ bỏ vị thế bá quyền là cách duy nhất để hòa hợp với tự nhiên.

+ Còn trong truyện ngắn Chiều sương (Bùi Hiển, 1941), tác giả lại xây dựng tình huống thiên nhiên dữ dội, mạnh mẽ quật ngã con người. Những người dân chài gắn bó, sống đời đời kiếp kiếp với biển khơi, dù biển khơi có đôi khi giận giữ, làm cho sóng to biển lớn, tạo ra thử thách cho con người nhưng biển khơi và con người, đặc biệt là những người dân lao động vùng biển, không thể tách rời, gắn bó sâu sắc. Từ đó mà mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên là mối quan hệ thắm thiết, nuôi sống, bảo vệ và đùm bọc lẫn nhau.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo bài 6 Muối của rừng, soạn văn mẫu 11 sách CTST bài 6 Muối của rừng, văn mẫu 11 Chân trời sáng tạo bài Theo bạn, cách quan sát và thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong hai truyện ngắn Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp, 1986), Chiều sương (Bùi Hiển, 1941) có những điểm tương đồng, khác biệt nào ? Từ thời điểm sáng tác, bối cảnh văn hóa - xã hội của mỗi truyện, hãy lí giải sự tương đồng và khác biệt ấy ?

Bình luận

Giải bài tập những môn khác