Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Chân trời bài 6: Muối của rừng (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 6 Muối của rừng (P2)- sách Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích:

  • A. Tự sự
  • B. Miêu tả
  • C. Biểu cảm
  • D. Nghị luận

Câu 2: Ý nghĩ đi săn của ông Diểu nảy sinh khi nào?

  • A. Khi cây cối đều nhú lộc non
  • B. Khoảng thời gian rừng xanh ngắt và ẩm ướt
  • C. Khi ông sáu mươi tuổi
  • D. Khi thằng con học ở nước ngoài gửi về biếu ông khẩu súng hai nòng

Câu 3: Trong quan niệm của người kể chuyện, “muối của rừng” kết tinh từ đâu và chủ yếu được gửi gắm trong hình ảnh, chi tiết nào?

  • A. “Muối của rừng” chủ yếu được gửi gắm trong hình ảnh, chi tiết ông Diểu, qua cách ông buồn bã khi nhìn con khỉ đực nằm dài trên cỏ và sự xúc động khi chứng kiến phản ứng của bầy khỉ
  • B. “Muối của rừng” chủ yếu được gửi gắm trong hình ảnh, chi tiết ông Diểu, qua cách ông vui vẻ, hào hứng khi đi săn bắt bầy khỉ
  • C. “Muối của rừng” chủ yếu được gửi gắm trong hình ảnh, chi tiết bầy khỉ bị ông Diểu bắt bầy khỉ
  • D. “Muối của rừng” chủ yếu được gửi gắm trong hình ảnh, chi tiết ông Diểu cảm thấy hối hận về việc làm của mình đối với bầy khỉ

Câu 4: Tính từ “tuyệt thú” là sự kết hợp của 2 từ nào?

  • A. Tuyệt vời, thú vị.
  • B. Tuyệt bích, hứng thú.
  • C. Tuyệt luân, thú vị
  • D. Tuyệt vời, hứng thú

Câu 5: Xét theo cấu trúc ngữ pháp, câu văn sau thuộc loại câu gì?

“Khoảng thời gian này mà đi trong rừng, chân giẫm lên lớp lá ải mục, hít thở không khí trong lọc, thỉnh thoảng lại được thót mình bởi một giọt nước trên cây rỏ xuống vai trần thì thật tuyệt thú.”

  • A. Câu ghép
  • B. Câu đơn
  • C. Câu miêu tả
  • D. Câu trần thuật

Câu 6: Tại sao tác giả lại cho rằng: Tất cả những trò nhố nhăng đê tiện vấp phải hàng ngày hoàn toàn có thể rũ sạch bởi một cú nhảy của con sóc nhỏ trên cành dâu da?

  • A. Tác giả muốn nhấn mạnh con sóc có thể xua đi những suy nghĩ xấu xa của con người
  • B. Tác giả muốn khẳng định sự thú vị của việc đi vào rừng ngắm cảnh thiên nhiên
  • C. Tác giả muốn nhấn mạnh việc ngắm nhìn, hòa mình vào thiên nhiên có thể thanh lọc tâm hồn con người
  • D. Cả ba ý kiến trên

Câu 7: Xác định các phép liên kết hình thức được sử dụng trong những câu văn sau: Loài hoa từ huyền cứ ba chục năm mởi nở một lần. Người nào gặp hoa tử huyền sẽ gặp may mắn. Hoa này màu trắng, vị mặn, bé bằng đầu tăm, người ta vẫn gọi hoa này là muối của rừng?

  • A. Phép nối
  • B. Phép lặp
  • C. Phép thế
  • D. Cả B và C

Câu 8: Vì sao ông Diểu sợ hãi “kinh hoàng” đến mức phải chạy trốn?

  • A. Chứng kiến cảnh khỉ con rơi xuống vực cùng tiếng rú thê thảm
  • B. Vì bị khỉ cái tấn công
  • C. Vì bị khỉ con tấn công
  • D.Vì khỉ đực tỉnh dậy tấn công

Câu 9: Khu vực đáng sợ nhất trong thung lũng có tên là gì?

  • A. Hang Cọp
  • B. Hang Thung Lũng
  • C. Hõm Chết
  • D. Hang Tử Thần

Câu 10: Ông Diểu đã cầm máu cho con khỉ bằng:

  • A. Cái áo của ông
  • B. Bằng nhúm cỏ Lào
  • C. Bằng cây dương sỉ
  • D. Bằng ít thuốc ông cầm theo bên người

Câu 11: Khi rừng kết muối là điềm báo cho điều gì?

  • A. Đất nước thanh bình, mùa màng phong túc
  • B. Điềm báo nạn dịch hoành hành khắp nơi
  • C. Điềm báo những nguy hiểm cận kề cho người đi rừng
  • D. Điềm báo một năm đầy chông gai thử thách

Câu 12: Trong quan niệm của người kể chuyện, “muối của rừng” kết tinh từ đâu?

  • A. Từ sự may mắn
  • B. Từ lòng lương thiện
  • C. Từ công sức của những người đi rừng
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 13: Đặc sắc nghệ thuật của văn bản là:

  • A. Viết truyện ngắn tinh tế và hấp dẫn
  • B. Tình tiết truyện lôi cuốn
  • C. Xây dựng hình tượng nhân vật đặc sắc, nghệ thuật ẩn dụ đầy tinh tế
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 14: Hình ảnh hoa tử huyền có ý nghĩa biểu tượng gì?

  • A. Đem đến sự may mắn bởi hoa tử huyền 30 năm mới nở một lần.
  • B. Khi hoa tử huyền nở đầy rừng cũng dự báo cho đất nước thanh bình, mùa màng phong túc.
  • C. Đem lại sự xui xẻo, đen đủi cho con người
  • D. Cả A và B đều đúng

Câu 15: Nhan đề của truyện ngắn “Muối của rừng” gợi cho bạn những liên tưởng gì?

  • A. Nhan đề của truyện ngắn gợi cho ta thấy được sự bí ẩn, đẹp đẽ và huyền ảo của khu rừng
  • B. Nhan đề của truyện ngắn gợi cho ta thấy được sự lạnh lẽo, đáng sợ của khu rừng
  • C. Nhan đề của truyện ngắn gợi cho ta thấy được sự giàu có của khu rừng
  • D. Nhan đề của truyện ngắn gợi cho ta thấy được hậu quả tàn phá của thiên tai đối với khu rừng

Câu 16: Nhân vật ông Diểu được quan sát chủ yếu qua những phương diện nào?

  • A. Tính cách, ngoại hình
  • B. Nội tâm, tính cách, hành động
  • C. Ngoại hình, hành động, nội tâm
  • D. Hành động, thái độ, cảm xúc

Câu 17: Nhân vật ông Diểu được quan sát chủ yếu qua cái nhìn của ai, ngôi kể nào?

  • A. Cái nhìn của nhân vật, với ngôi kể thứ nhất
  • B. Cái nhìn của tác giả, với ngôi kể thứ hai
  • C. Cái nhìn của nhân vật, với ngôi kể thứ ba
  • D. Cái nhìn của tác giả, với ngôi kể thứ ba

Câu 18: Cách sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy tạo ưu thế gì trong việc thể hiện nội dung câu chuyện?

  • A. Hành động, suy nghĩ và nội tâm của nhân vật qua ngôi kể thứ 3 đã được bao quát rõ hơn và qua đó, người đọc sẽ cảm nhận được rõ nét hơn những thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.
  • B. Thể hiện cách nhìn của tác giả về nhân vật, tạo cái nhìn đa chiều, gây hấp dẫn cho câu chuyện
  • C. Mang đến luồng gió mới cho phong cách kể chuyện của tác giả
  • D. Thể hiện chủ nghĩa nhân đạo của tác giả dành cho nhân vật

Câu 19: Cách phản ứng của bầy khỉ trong truyện cho thấy điểm gì đặc biệt trong mối quan hệ giữa các thành viên của gia đình khỉ?

  • A. Đó là tình cảm bạn bè thiêng liêng
  • B. Đó là tình phụ tử thiêng liêng
  • C. Đó là tình vợ chồng thiêng liêng
  • D. Đó là tình cảm huyết thống thiêng liêng

Câu 20: Sự thay đổi thái độ đối với bầy khỉ thể hiện nét tính cách nào của nhân vật ông Diểu?

  • A. Ông Diểu là người tàn bạo, không có tình thương với động vật
  • B. Ông Diểu là người lương thiện, biết yêu thương động vật
  • C. Ông Diểu là người ích kỉ, không biết nghĩ cho người khác
  • D. Ông Diểu là người biết quan tâm, chăm sóc người khác

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác