5 phút soạn Văn 11 tập 1 chân trời sáng tạo trang 11

5 phút soạn Văn 11 tập 1 chân trời sáng tạo trang 11. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH1: Bạn đã biết gì về Huế? Hãy chia sẻ với các bạn về điều đó.

CH2: Dựa vào nhan đề và hình ảnh minh họa, bạn dự đoán gì về nội dung của văn bản?

ĐỌC VĂN BẢN

CH1: Đoạn văn này miêu tả khúc sông nào của dòng sông Hương? Nét đẹp riêng của khúc sông này là gì?

CH2: Bạn hình dung như thế nào về hình ảnh sông Hương qua đoạn văn này?

CH3: Tác giả đã thể hiện tình cảm, cảm xúc qua đoạn văn này?

CH4: Bạn hiểu gì về mối quan hệ giữa sông Hương với Huế qua câu văn: " Quả đúng như vậy .... của những mái chèo khuya"?

CH5: Bạn hiểu như thế nào về hình ảnh" Sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc" trong đoạn này?

SAU KHI ĐỌC

CH1: Thực hiện các yêu cầu dưới đây:

a, Nêu một số chi tiết cho thấy hình tượng sông Hương trong văn bản được miêu tả từ nhiều góc nhìn khác nhau (thiên nhiên, lịch sử, văn hóa, ...)

b, Liệt kê một số từ ngữ, câu văn cho thấy sự hiện diện của cái " tôi" của tác giả trong văn bản.

c, Phân tích vẻ đẹp của sông Hương được miêu tả của một đoạn văn trong văn bản.

CH2: Chỉ ra yếu tố tự sự, yếu tố trữ tình và tác dụng của việc kết hợp hai yếu tố đó trong đoạn văn: "Từ đây, như đã tìm được đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên .... chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng". Tìm và phân tích một vài đoạn khác trong văn bản có đặc điểm tương tự.

CH3: Phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản.

CH4: Nhận xét về cách thể hiện cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm.

CH5: Theo bạn, vai trò của sông Hương trong tư cách " người mẹ phù xa của một vùng văn hóa xử sở" được nói đến trong đoạn đầu có được thể hiện trong phần còn lại của văn bản hay không? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

CH6: Việc tác giả có những phát hiện đặc biệt về sông Hương đã đem đến cho bạn bài học gì về cách quan sát, cảm nhận cuộc sống xung quanh.

PHẦN II. 5 PHÚT SOẠN BÀI

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH1: Cố đô Huế nằm ngay cạnh dòng sông Hương tĩnh lặng, được triều đình nhà Nguyễn xây dựng từ những năm của thế kỷ 19. Tới ngày nay dù đã trải qua rất nhiều sự kiện lịch sử, Cố đô vẫn là một biểu tượng của nét đẹp cổ kính, bình yên của xứ Huế. Nhìn từ bên ngoài, Cố đô Huế hiện lên với vẻ đẹp cổ kính, nguy nga chứa đựng công trình kiến trúc độc đáo. Du khách khi đến đây sẽ được hòa mình trong lối sống Việt xưa với cảnh cung đình tráng lệ, bồi hồi nhớ về một trang sử hào hùng của đất nước. 

CH2: Em dự đoán văn bản sẽ viết về vẻ đẹp sông Hương của Huế. 

ĐỌC VĂN BẢN

CH1: - Miêu tả khúc sông ở thượng nguồn:

+ Trong đại ngàn Trường Sơn, sông Hương được so sánh “là một bản trường ca của rừng già” với nhiều cung bậc: “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt vượt qua ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn…”

+ Sông Hương được ví như “một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại.”

+ Khi ra khỏi rừng, mang sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở.

CH2: Mang một nét đẹp dịu dàng và trí tuệ.

CH3: Tác giả thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó tha thiết, một niềm tự hào và một thái độ trân trọng, gìn giữ đối với những vẻ đẹp tự nhiên và đậm màu sắc văn hóa của dòng sông quê hương.

CH4: Mối quan hệ: sông Hương chính là nguồn cảm hứng cho nền âm nhạc Huế.

CH5: Trong lịch sử, sông Hương mang vẻ đẹp hùng tráng, vẻ vang, bởi nó gắn bó với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

SAU KHI ĐỌC

CH1: a. Chi tiết cho thấy sông Hương được miêu tả từ nhiều góc nhìn khác nhau:

* Dòng sông thiên nhiên:

- Ở thượng nguồn: “bản trường ca của rừng già”, “cô gái Di gan”, “người con gái của rừng già”, “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”.

- Từ thượng nguồn đến Huế: sông Hương như người con gái lần đầu đến với tình yêu một mặt rất e lệ, một mặt táo bạo chủ động.

- Trong lòng Huế: như một người con gái đắm say tình tứ khi bên người mình yêu, người con gái tài hoa “tài nữ đánh đàn trong đêm khuya”.

- Từ biệt Huế ra biển: như một người con gái lưu luyến, thủy chung từ biệt người yêu.

* Dòng sông lịch sử:

- Sông Hương là một nhân chứng lịch sử của Huế, của đất nước: “soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ”, chứng kiến những mất mát đau thương của các cuộc khởi nghĩa thế kỉ XIX, ...

- Sông Hương như một công dân có ý thức trách nhiệm sâu sắc với đất nước: “biết hiến đời mình để làm nên chiến công”, ...

- Là một người con gái anh hùng: cùng gắn bó với Huế qua nhiều cuộc chiến đấu anh hùng trong thời kì trung đại, đến cách mạng tháng tám cũng có những chiến công vang dội, ...

* Dòng sông văn hóa:

- Sông Hương là “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”: toàn bộ âm nhạc cổ điển Huế, những bản đàn theo suốt cuộc đời Kiều và bản Tứ đại cảnh đều được sinh thành trên sông nước sông Hương.

- Là người tài nữ đánh đàn trong đêm khuya: không bao giờ lặp lại trong cảm hứng của các thi nhân.

b. Từ ngữ, câu văn cho thấy cái tôi của tác giả: “bản trường ca của rừng già”, “cô gái Di gan”, “người con gái của rừng già”, “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”.

c. Vẻ đẹp của con sông Hương từ đoạn “Sông Hương rời khỏi Kinh thành ra đi” 

- Trong khoảnh khắc chùng lại, sông Hương mang vẻ đẹp của “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”.

- Ra khỏi kinh thành Huế, sông Hương mang vẻ đẹp của người tình dịu dàng và chung thủy.

+ Dưới góc nhìn tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương giống con người vào giây phút chia tay, quay trở lại một lần nữa, biểu hiện nỗi vương vấn, biểu hiện chút “lẳng lơ kín đáo của người tình thủy chung”.

+ Sông Hương dường như “sực nhớ ra một điều gì chưa kịp nói, đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối cùng”, giống như Thúy Kiều quay lại tìm Kim Trọng để nói một lời thề chung tình => Sự liên tưởng tài hoa của người nghệ sĩ.

CH2: *Đoạn văn: “Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên… chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng”.

- Yếu tố tự sự: giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực theo hướng tây nam – đông bắc; nơi cuối con đường là chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời.

- Yếu tố trữ tình: như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên; nơi cuối con đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng…nhỏ nhắn như những vành trăng non.

=> Tác dụng: Tăng sức biểu cảm cho câu văn; lột tả được hết những vẻ đẹp của sông Hương khi đi qua.

*Phân tích đoạn văn: “Hình như trong khoảnh khắc … Tứ Đại Cảnh”.

- Yếu tố tự sự: toàn bộ nền âm nhạc Huế được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này; Nguyễn Du bao năm lênh đênh…Tứ Đại Cảnh.

- Yếu tố biểu cảm: Đã nhiều lần tôi thất vọng... nhà hát.

=> Tác dụng: Tăng sức biểu cảm cho câu văn, giúp người đọc hình dung được dòng sông của thi ca.

CH3: - Biện pháp so sánh: “Đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”...

- Biện pháp nhân hóa: “Ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng...”

= > Tác dụng: khiến sông Hương trở nên sinh động, có hồn, gần gũi và thân thiết với con người.

CH4: Cảm hứng chủ đạo:

- Văn phong: Thể hiện cái tôi uyên bác, tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

- Cảm hứng thẩm mĩ: Thể hiện tình yêu, niềm tự hào, ca ngợi vẻ đẹp đối với dòng sông và cũng là với quê hương, đất nước.

CH5: Vai trò của sông Hương: được nói đến trong đoạn đầu có được thể hiện trong phần còn lại của văn bản. Dựa vào sông Hương là dòng sông của thi ca, văn hóa, lịch sử.

CH6: Bài học: Quan sát cuộc sống từ nhiều góc độ (thiên nhiên, lịch sử, văn hóa,...).


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 11 tập 1 chân trời sáng tạo, soạn Văn 11 tập 1 chân trời sáng tạo trang 11, soạn Văn 11 tập 1 CTST trang 11

Bình luận

Giải bài tập những môn khác