Soạn ngắn gọn văn 11 Chân trời sáng tạo bài 6: Chiều sương

Soạn siêu ngắn bài 6: Chiều sương ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN: CHIỀU SƯƠNG

CH1: Từ nhan đề truyện, bạn hãy dự đoán nội dung văn bản nói về điều gì?

Tham khảo:

Dựa vào nhan đề "Chiều sương", em dự đoán văn bản sẽ nói về khung cảnh, không khí mát mẻ, se lạnh vào buổi chiều khi có sương phủ. 

 

CH1: Cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên qua cái nhìn và cảm nhận của ai?

Tham khảo:

Cảnh vật ở làng chài lên qua cái nhìn và cảm nhận của nhân vật “chàng trai”.

 

CH2: Từ đây trở đi, người kể chuyện là ai? Người nghe chuyện là ai?

Trả lời:

Người kể chuyện: lão Nhiệm Bình

Người nghe chuyện: chàng trai.

 

CH3: Các chi tiết ở đoạn này cho thấy điều gì trong cuộc sống lao động của ngư dân?

Trả lời:

Các chi tiết đó cho thấy cuộc sống lao động của ngư dân vất vả, gian truân, khó khăn, lúc nào cũng phải đối diện với nguy hiểm nhưng họ vẫn kiên cường vượt qua thử thách, đương đầu với gian khổ. 

 

CH4: Các ngư dân sắp được chứng kiến điều gì?

Tham khảo:

Các ngư chuẩn bị chứng kiến cảnh có người đuối nước sau trận gió bão. 

 

CH5: Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính có ý nghĩa gì trong câu chuyện? 

Trả lời:

Tác dụng: cầu nối 2 phần nội dung câu chuyện, tạo sự gợi mở cho người đọc những tình huống xảy ra sau đó. 

 

CH1: Nêu nội dung bao quát của văn bản. Nhận xét về cách đặt nhan đề truyện của tác giả.

Tham khảo:

Nội dung: Kí ức qua nhiều lần thoát chết của lão Nhiệm Bình về lần ra khơi trong ngày sương mù mịt

Nhận xét: nhấn mạnh thời điểm diễn ra sự việc đoàn thuyền của ông Phó Nhụy ra khơi đầy thử thách, khó khăn

 

CH2: Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê một số sự kiện chính và các chi tiết diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật:

PhầnSự kiệnCảm xúc, suy nghĩ của nhân vật
Phần 1 (chuyện chàng trai đến thăm lão Nhiệm Bình)  
Phần 2 (chuyện chiếc thuyền trong ngày giông bão)  

 

Trả lời:

PhầnSự kiệnCảm xúc, suy nghĩ của nhân vật
Phần 1 (chuyện chàng trai đến thăm lão Nhiệm Bình)Những câu chuyện ma lão Nhiệm Bình gặp khi đi chài- Lão Nhiệm Bình: bình tĩnh, từ tốn, coi như chuyện thường ngày- Chàng trai: thích thú lắng nghe
Phần 2 (chuyện chiếc thuyền trong ngày giông bão)- Thuyền Phó Nhụy chiến đấu với phong ba bão tố.- Cuộc gặp gỡ của Phó Nhuỵ - Xin Kính, Hoe Chước - Các bác chài: bất ngờ, vội vã, dồn mọi sức lực, kiên cường chống trả quyết liệt với tháo tố.- Mọi người: vội vàng, lo lắng, bất ngờ hồi hộp, hô nhau cứu người.

 

 

CH3: Xác định người kể chuyện và điểm nhìn trong văn bản "Chiều sương". Việc lựa chọn người kể chuyện và điểm nhìn như vậy, có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm?

Trả lời:

- Người kể chuyện: lão Nhiệm Bình

- Điểm nhìn: ngôi thứ 3

- Tác dụng: giúp người đọc có những cảm nhận chân thực, chi tiết nhất, tạo sự sinh động, dễ dàng, thu hút

 

CH4: Tìm một số chi tiết, hình ảnh nói lên quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản. Làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa những quan niệm này.

Tham khảo:

- Quan niệm của chàng trai: không tin vào ma quỷ, “đó chỉ là điều huyễn tưởng…tâm trạng nào đó”.

- Quan niệm của những người dân làng chài qua chi tiết: “âm dương không…nhau vấn vít”.

- Điểm tương đồng: coi là chuyện hiển nhiên, không quá mê tín

- Điểm khác biệt: chàng trai không tin có thật  >< dân làng chài tin có thật 

 

CH5: Phân tích tác dụng của việc đan xen các yếu tố thực và ảo trong văn bản truyện.

Trả lời:

Tác dụng: giúp cho người đọc có cái nhìn mới mẻ về nhân vật lão Nhiệm Bình. Nhấn mạnh những khó khăn, vất vả của công việc mưu sinh nhưng họ vẫn luôn lạc quan, yêu đời, luôn nhìn đời bằng con mắt tích cực. 

 

CH6: Có ý kiến cho rằng truyện chủ yếu viết về “ma”, về “thuyền ma”, về tai ương nơi biển cả và cuộc sống nhọc nhằn của dân chài, nhưng không gợi lên sự lạnh lẽo, ghê sợ mà vẫn toát ra một không khí gần gũi, ấm áp, lạc quan. Hãy cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên

Tham khảo:

Nhận định trên là đúng. Các yếu tố thực và ảo đã làm cho nội dung hóm hỉnh, cảm giác quen thuộc và ấm áp, làm cho những khó khăn không còn đáng sợ, mà ngược lại, mang đến một không khí ấm áp, quen thuộc và lạc quan.

 

CH7: Câu chuyện về chiếc thuyền của Xin Kính năm xưa và lão Nhiệm Bình cùng chàng trai trẻ hôm nay gợi cho bạn suy nghĩ gì về thái độ, tình cảm của con người đối với biển cả?.

Tham khảo:

Biển cả đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người. Đối với những người dân chài biển là một điều thiêng liêng. Với họ, biển cả giống như một người mẹ, bao bọc, ôm ấp, nuôi sống họ lớn. Biển cả cũng có những lúc giận hờn, đưa đẩy hay trêu đùa người dân đánh cá. 

 

CH1: Lấy cảm hứng từ không gian "chiều sương" trong truyện hoặc cuộc trò chuyện giữa lão Nhiệm Bình và chàng trai hay hình tượng người dân chài vượt qua tai họa ở đoạn kết,... hãy làm một bài thơ, vẽ một bức tranh hay phác thảo kịch bản cho một hoạt cảnh sân khấu.

Tham khảo:

Tham khảo bài thơ sau:

Chiều sương tràn ngập trời xanh

Nghe gió thầm thì thả tiếng lòng

Lão Nhiệm Bình với chàng trai trò chuyện

Tình yêu và cuộc sống đầy lo toan

 

Người dân chài trên biển đại dương

Đánh bắt vô định, sóng gió hiểm nguy

Nhưng họ vẫn kiên trì vượt qua

Tin tưởng ngày mai tràn đầy hạnh phúc

 

Hình ảnh tuyệt đẹp trong tâm hồn

Mang theo cảm xúc lòng ta rung động

Kể lể dài, chuyện cũng không hết

Để người nghe hiểu thêm về cuộc đời này.

 

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngắn gọn ngữ văn 11 Chân trời bài Chiều sương, Soạn ngắn ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo bài Chiều sương

Bình luận

Giải bài tập những môn khác