Tóm tắt kiến thức ngữ văn 11 chân trời bài 6: Chiều sương

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 6: Chiều sương. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. GIỚI THIỆU BÀI HỌC

  • Chủ đề Sống với biển rừng bao la bao gồm các văn bản truyện ngắn.
  • Tên và thể loại của các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ đề:

Tên văn bản

Thể loại

Chiều sương

Truyện ngắn

Muối của rừng

Truyện ngắn

Kiến và người

Truyện ngắn

II. TRI THỨC NGỮ VĂN

1. Khái niệm

Truyện ngắn là thể loại tự sự hư cấu có dung lượng nhỏ, thường phù hợp để đọc hết trong một lần. Với quy mô hạn chế, số lượng nhân vật và sự kiện ít, truyện ngắn chỉ tập trung miêu tả một khía cạnh hoặc trạng thái cụ thể của đời sống xã hội.

2. Cốt truyện 

Cốt truyện đơn giản, tập trung vào một số biến cố chính trong thời gian ngắn.

3. Điểm nhìn trần thuật

Điểm nhìn ngôi thứ ba (toàn tri, hạn tri) và sự thay đổi điểm nhìn

4. Nhân vật

Truyện ngắn hiện đại thường chỉ có 1-2 nhân vật chính – tức nhân vật hiện lên như một tư thế độc lập, giữ vai trò chủ đạo trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm – được khắc họa qua ngoại hình, hành động, đối thoại, độc thoại nội tâm và đánh giá của các nhân vật khác cũng như người kể chuyện.

III. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN CHIỀU SƯƠNG

1. Tác giả và xuất xứ văn bản

a. Tác giả Bùi Hiển

  • Bùi Hiển (1919 - 2009) là nhà văn có sức sáng tác dồi dào, nổi tiếng từ truyện ngắn đầu tay "Nằm vạ."
  • Bùi Hiển viết đa dạng nhiều thể loại như: truyện ngắn, bút kí, phê bình, tiểu luận, chân dung văn học, dịch thuật,... với hơn 40 tác phẩm. 

b. Xuất xứ văn bản

Truyện "Chiều sương" in trong tập "Nằm vạ" (1941).

2. Bố cục

  • Phần 1: Từ đầu đến …bữa đó thuyền ra lạch: Chuyện chàng trai đến thăm lão Nhiệm Bình.
  • Phần 2: Còn lại: Chuyện chiếc thuyền trong ngày giông bão.

3. Nội dung bao quát của văn bản và cách đặt nhan đề

  • Nội dung: Chàng trai nghe lão Nhiệm Bình kể về chuyến đi biển, gặp bão và "thuyền ma".
  • Nhan đề: Ngắn gọn, tạo không khí yên tĩnh, êm ả nhưng có chút lạnh lẽo.

IV. CÁC CHI TIẾT, SỰ KIỆN, HÌNH ẢNH TRONG VĂN BẢN CHIỀU SƯƠNG.

1. Liệt kê một số sự kiện chính và các chi tiết diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật

PHỤ LỤC 1.

2. Một số chi tiết, hình ảnh nói lên quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản.

PHỤ LỤC 2.

V. NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN VÀ YẾU TỐ THỰC, ẢO TRONG VĂN BẢN CHIỀU SƯƠNG.

1. Nghệ thuật kể chuyện

a. Người kể chuyện

  • Có hai người kể chuyện. Ở phần 1: là chàng trai; ở phần 2: là lão Nhiệm Bình. Tuy nhiên, ngay trong phần 1 cũng có nhiều đoạn người kể chuyện là lão Nhiệm Bình. Như vậy, VB có nhiều người kể chuyện.
  • Điểm nhìn linh động giữa các nhân vật, tạo sự đa dạng góc nhìn => Thể hiện chủ đề một cách khách quan, mở rộng và đa diện.

2. Tác dụng của việc đan xen những yếu tố thực, ảo trong văn bản Chiều sương

Tạo tính hấp dẫn cho VB, ta thấy được sự vất vả của những ngư dân, mà còn để tác giả thể hiện rõ tư tưởng của mình, đó là quan niệm âm, dương đan xen, xem người đã khuất vẫn còn tồn tại trong đời 

VI. THÁI ĐỘ, TÌNH CẢM CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI BIỂN CẢ

  • Thông qua chi tiết như "thuyền ma" hay cuộc trò chuyện, thấy sự kết nối, luyến tiếc cuộc sống trần gian và tâm linh.
  • Mối quan hệ biện chứng giữa con người và biển cả.

VII. TỔNG KẾT

1. Nội dung

  • Cuộc sống khó khăn của ngư dân, đối mặt với giông bão, thử thách tâm linh.
  • Sự bền bỉ, chăm chỉ bám biển của người ngư dân.

2. Nghệ thuật

  • Thể loại truyện ngắn.
  • Ngôn ngữ giản dị, giọng điệu thay đổi.
  • Điểm nhìn đa dạng và đan xen yếu tố thực, ảo.
  • Hình ảnh chân thực, sinh động.
  • Nhân vật xây dựng chủ yếu qua lời nói và hành động.
 

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 11 CTST bài 6 Chiều sương, kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 chân trời bài 6: Chiều sương, Ôn tập văn 11 chân trời bài Chiều sương

Bình luận

Giải bài tập những môn khác