Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Chân trời bài 6: Chiều sương (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 6 Chiều sương (P2)- sách Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Vì sao Hoe Chước may mắn sống sót?

  • A. Vì được Ông Phó Nhụy cứu
  • B. Vì vớ được một cây chèo nhảy xuống biển
  • C. Vì anh biết bơi
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính có ý nghĩa gì trong câu chuyện?

  • A. Như một chi tiết để kết nối nội dung truyện ở phần trước với phần sau.
  • B. Là động cơ tạo nên tình huống truyện
  • C. Làm cho nội dung tác phẩm trở nên thú vị, thu hút người đọc hơn.
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 3: Đặc sắc nghệ thuật của văn bản là:

  • A. Nghệ thuật viết truyện ngắn đầy tinh tế
  • B. Ngôn ngữ hay và truyền cảm, câu từ dễ hiểu
  • C. Xây dựng cốt truyện đặc sắc
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 4: Nhận xét về cách tác giả đặt nhan đề tác phẩm “Chiều sương”?

  • A. Gợi sự liên tưởng đến khung cảnh lãng mạn, nên thơ trên núi vào buổi chiều 
  • B. Khắc họa chân dung người mẹ lúc tuổi xế chiều với mái tóc bạc trắng như sương
  • C. Cho thấy thời gian và khung cảnh hôm diễn ra sự việc đoàn thuyền của ông Phó Nhụy ra khơi gặp nạn.
  • D. Khắc họa bức tranh thiên nhiên buổi chiều đẫm sương tuyệt đẹp qua nét vẽ của người họa sĩ thiên tài

Câu 5: Xác định người kể chuyện trong văn bản “Chiều sương”?

  • A. Phần 1 là chàng trai, phần 2 là lão Nhiệm Bình
  • B. Cả văn bản là chàng trai
  • C. Cả văn bản là lão Nhiệm Bình
  • D. Cả văn bản là người dân làng chài

Câu 6: Xác định điểm nhìn trong văn bản “Chiều sương”?

  • A. Phần 1 là điểm nhìn của lão Nhiệm Bình, phần 2 là của chàng trai
  • B. Phần 1 là của chàng trai, phần 2 là của lão Nhiệm Bình
  • C. Đôi khi điểm nhìn có dịch chuyển sang một số người bạn chài khác như chú trai, các bác chải,...
  • D. Cả B và C đúng

Câu 7: Việc lựa chọn người kể chuyện và điểm nhìn như vậy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm?

  • A. Làm cho câu chuyện trở nên lủng củng, rời rạc
  • B. Giúp việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của văn bản được khách quan, mở rộng và đa diện hơn
  • C. Giúp tác giả thể hiện được tài năng kể chuyện của mình
  • D. Làm cho câu chuyện được kịch tính, gay cấn hơn

Câu 8: Điểm tương đồng trong quan niệm về cõi âm, cõi dương của chàng trai và những người dân làng chài là gì?

  • A. Họ đều không xa lánh, không ghê sợ cõi âm, người đã khuất.
  • B. Họ đều không tin vào ma quỷ
  • C. Họ đều rất tin vào ma quỷ, tin rằng ma quỷ có thật
  • D. Họ đều cho rằng âm dương không phân ranh giới, những người đã khuất là người quen do đó không có cảm giác xa lạ.

Câu 9: Điểm khác biệt trong quan niệm về cõi âm, cõi dương của chàng trai và những người dân làng chài là gì?

  • A. Những người dân làng chài đều không tin vào ma quỷ, chàng trai thì cho rằng âm dương không phân ranh giới, những người đã khuất là người quen do đó không có cảm giác xa lạ và có một số kiêng kị khi biển
  • B. Chàng trai thì không tin vào ma quỷ, còn những người dân chài cho rằng âm dương không phân ranh giới, những người đã khuất là người quen do đó không có cảm giác xa lạ và có một số kiêng kị khi biển
  • C. Cả A và B đúng
  • D. Cả A và B sai

Câu 10: Tác dụng của việc đan xen các yếu tố thực và ảo trong văn bản truyện “Chiều sương”?

  • A. Tạo tính hấp dẫn cho văn bản, cho thấy sự vất vả của những ngư dân, mà còn để tác giả thể hiện rõ tư tưởng của mình
  • B. Làm cho người đọc tò mò về nội dung câu chuyện
  • C. Thể hiện sự độc đáo, mới lạ trong phong cách tác giả
  • D. Tạo sự phá cách trong tình huống truyện

Câu 11: Tư tưởng chủ đạo của tác giả thể hiện trong văn bản?

  • A. Quan niệm khi người đã khuất chỉ còn lại trong tâm thức của người ở lại, chứ không tồn tại bất kì điều gì trong đời sống con người
  • B. Không hề có quan niệm âm dương trong thế giới hiện đại ngày nay, tác giả khuyên người đọc đừng quá mê muội vào những điều nhảm nhí, không có thật
  • C. Quan niệm âm, dương đan xen, xem người đã khuất vẫn còn tồn tại trong đời sống dương gian và tham gia vào đời sống như một cách luyến tiếc trần gian, cũng là cách người con sống tưởng nhớ người đã khuất
  • D. Việc tin hay không tin về âm, dương đa xen là tùy thuộc vào quan niệm của mỗi người, đó là do nhận thức và niềm tin của mỗi người, cùng với cách họ tưởng nhớ về người đã khuất

Câu 12: Bạn có đồng ý với ý kiến: “Truyện chủ yếu viết về “ma”, về “thuyền ma”, về tai ương nơi biển cả và cuộc sống nhọc nhằn của người dân chài, nhưng không gợi lên sự lạnh lẽo, ghê sợ mà vẫn toát ra một không khí gần gũi, ấm áp, lạc quan” hay không?

  • A. Có. Vì xoay quanh câu chuyện toàn yếu tố ma mị, không có không khí của sự sống con người, bao trùm là không khí ảm đảm, thê lương, đáng sợ.
  • B. Không. Vì nhìn chung không khí truyện vẫn là không khí gần gũi, ấm áp, lạc quan vì tình đồng nghiệp, tình làng xóm, tình cảm với cả những người đã khuất.
  • C. Vừa đồng ý vừa không đồng ý
  • D. Không có ý kiến gì

Câu 13: Câu chuyện về chiếc thuyền của ông Xin Kính năm xưa và lão Nhiệm Bình cùng chàng trai trẻ hôm nay gợi cho bạn suy nghĩ gì về thái độ, tình cảm của con người đối với biển cả?

  • A. Thái độ, tình cảm của con người vùng biển đối với biển cả, đó chính là một mối quan hệ biện chứng. Con người ở đây mang ơn biển cả vì biển cả đem đến nguồn lợi tài nguyên, nguồn sống cho con người; nhưng đồng thời, biển cả cũng gây ra những tai ương bất ngờ cho các chuyến đi biển.
  • B. Con người và biển cả có mối quan hệ khăng khít, gắn bó với nhau. Biển cả mang lại nguồn lợi to lớn cho con người, con người biết ơn biển cả
  • C. Con người hận biển cả vì mang đến quá nhiều thiên tai, bão lụt, gây thiệt hại cả về tài sản và tính mạng con người
  • D. Biển cả và con người là bạn, biển cả và con người luôn đồng hành cùng nhau dù trong hoàn cảnh bình thường hay trong hoàn cảnh thiên tai khắc nghiệt

Câu 14: Trong đoạn 1, cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên qua cái nhìn và cảm nhận của ai?

  • A. Lão Nhiệm Bình
  • B. Chàng trai
  • C. Ông Xin Kính
  • D. Hoe Chước

Câu 15: Cuộc sống lao động của ngư dân làng chài hiện lên như thế nào trong tác phẩm?

  • A. Cuộc sống sung túc, ấm no
  • B. Cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc
  • C. Cuộc sống tiện nghi, hiện đại
  • D. Cuộc sống vất vả, lam lũ, gian truân, chứa đầy thử thách, hiểm nguy

Câu 16: Các ngư dân được chứng kiến điều gì sau trận gió bão vừa qua?

  • A. Thiên tai lại tiếp tục kéo đến
  • B. Chiếc thuyền của ngư dân bị lật
  • C. Có người đuối nước sau trận gió bão vừa qua
  • D. Sự thay đổi của thiên nhiên sau trận gió bão

Câu 17: Theo quan điểm của nhân vật Chàng thì mối quan hệ giữa cõi âm và cõi dương là gì?

  • A. Không liên quan đến nhau
  • B. Nương nhau vấn vít
  • C. Xung khắc với nhau
  • D. Không có suy nghĩ gì

Câu 18: Cách đặt tên nhan đề “Chiều sương” của tác giả có gì đặc biệt?

  • A. Nhan đề "Chiều sương" gợi cho người đọc về một liên tưởng thời gian, đó là thời điểm diễn ra sự việc đoàn thuyền của ông Phó Nhụy ra khơi, gặp phải tháo tố, thử thách này vừa qua thử thách khác lại ập tới.
  • B. Nhan đề "Chiều sương" gợi cho người đọc về một liên tưởng thời gian, đó là thời điểm đẹp nhất của làng chài, là thời gian mà người dân làng chài được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt mỏi
  • C. Nhan đề "Chiều sương" gợi cho người đọc về một liên tưởng về một bức tranh làng quê yên bình, no ấm, với nhiều cảnh vật thiên nhiên tuyệt đẹp
  • D. Nhan đề "Chiều sương" gợi cho người đọc về một tài năng hội họa đỉnh cao của người họa sĩ thiên tài khi vẽ bức tranh khung cảnh làng quê vào buổi chiều sương

Câu 19: Phong cách nhà văn Bùi Hiển là gì?

  • A. Chuyên viết về đời sống Nam Bộ với sự ngợi ca cảnh nước non hùng vĩ
  • B. Chuyên viết về đời sống Trung Bộ, ngợi ca sự vượt khó của con người nơi đây
  • C. Chuyên viết về phong tục Bắc Bộ với lòng yêu thương con người và cảnh vật sâu sắc
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 20: Cảnh vật làng chài vào chiều xuân hiện lên như thế nào qua cảm nhận của nhân vật chính?

  • A. Sương bay từng luồng, thê lương ảm đạm
  • B. Huyên náo, nhộn nhịp
  • C. Tiếng trẻ con ríu rít cười đùa
  • D. Im lặng đến đáng sợ

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác