Soạn ngắn gọn văn 11 Chân trời sáng tạo bài 4: Sơn Đoòng - Thế giới chỉ có một

Soạn siêu ngắn bài 4: Sơn Đoòng - Thế giới chỉ có một ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.

VĂN BẢN: SƠN ĐOÒNG - THẾ GIỚI CHỈ CÓ MỘT

CH1: Nhan đề "Sơn Đoòng - thế giới chỉ có một" cho thấy văn bản muốn đề cập đến thông tin gì về hang Sơn Đoòng?

Tham khảo:

Đề cập về các thông tin liên quan về hang Sơn Đoòng

 

CH1: Nhan đề và hệ thống đề mục của văn bản cung cấp thông tin gì cho bạn? Cách trình bày các đề mục có gì đáng chú ý?

Tham khảo:

Truyền đạt nội dung chính mà tác giả muốn đề cập đến. Cách trình bày rõ ràng, chia thành các phần rõ ràng để người đọc theo dõi 

 

CH2: Xác định dữ liệu và ý kiến/quan điểm của người viết trong đoạn văn “Theo số liệu chính xác .... quả là không giới hạn!"

Trả lời:

Dữ liệu: "Theo số....12.5 triệu mét khối"

Ý kiến/quan điểm: Từ "Để chuyền tải…không giới hạn"

 

CH3: Cụm từ "ngọc động" được thể hiện như thế nào? Qua cách dùng cụm từ ấy, tác giả thể hiện tình cảm gì với Sơn Đoòng?

Trả lời:

“Ngọc động" để chỉ những ngăn “ruộng bậc thang” do canxi tạo nên, hình dạng có hình cầu, dẹt… => bộc lộ tình yêu thương, trân trọng hang Sơn Đoòng

 

CH4: Vì sao du lịch mạo hiểm, khám phá lại là hình thức khai thác du lịch phù hợp với hang Sơn Đoòng?

Tham khảo:

Địa hình và khung cảnh của hang Sơn Đoòng đáp ứng được du lịch mạo hiểm, khám phá, đồng thời cũng bảo vệ môi trường sinh thái ở Hang Én

CH1: Vẽ sơ đồ tóm tắt bố cục của văn bản. Bố cục ấy có mối quan hệ như thế nào với nhan đề của văn bản?

Tham khảo:

 

CH2: Phần văn bản “Sơn Đoòng – Đệ nhất kì quan” trình bày dữ liệu và thông tin theo (những) cách nào? Dựa vào đâu bạn có thể xác định được như vậy? Nhận xét về hiệu quả của (các) cách trình bày ấy trong văn bản.

Trả lời:

 Phần văn bản “Sơn Đoòng – Đệ nhất kì quan” trình bày dữ liệu và thông tin theo cách trích dẫn. Dựa vào câu văn: “theo số liệu..cung cấp”

Nhận xét: thông tin minh bạch, tránh tình trạng đạo văn, giúp người đọc theo dõi được các số liệu về Sơn Đoòng dễ dàng 

 

CH3: Nội dung chính của văn bản này là gì? Các yếu tố hình thức của văn bản đã hỗ trợ như thế nào cho việc biểu đạt nội dung chính? Hãy lí giải.

Trả lời:

Nội dung chính: vẻ đẹp và điều kì bí, độc đáo của hang Sơn Đoòng.

Các yếu tố hình thức của văn bản đã giải thích, bổ sung cho thông tin truyền tải => tăng tính xác thực

 

CH4: Xác định thái độ của tác giả được thể hiện qua văn bản và chỉ ra căn cứ để xác định (những) thái độ đó.

Tham khảo:

Thái độ: Niềm tự hào và trân trọng vẻ đẹp của Sơn Đoòng, được thể hiện thông qua các câu sau: “Sơn Đoòng…thế giới”, “thiên đường lòng đất”, “được đánh giá rất cao”

.

 

CH5: Tìm thông tin chính và các chi tiết được trình bày trong đoạn văn: “Điểm đặc biệt của Sơn Đoòng là có hai hố sụt ... cây ưa bóng râm chen dày, thực vật biểu sinh như tầm gửi, phong lan...”. Các chi tiết này đóng vai trò gì trong việc thể hiện thông tin chính của đoạn văn?

Trả lời:

Thông tin chính là: Sơn Đoòng là có hai hố sụt

Thông tin chi tiết là: “Ánh sáng tự nhiên từ các giếng trời này rơi xuống....”, “Thảm thực vật trong hố sụt thứ nhất....”,  “Thảm thực vật trong hố sụt thứ hai...”, “Rừng có cây cao, tán hẹp, cây ưa bóng râm...”

Vai trò: nhằm giải thích rõ ràng, mạch lạc 

 

CH6: Bạn có đồng ý với quan điểm của người viết được thể hiện ở phần văn bản “Để phát triển hang động lớn nhất thế giới – Sơn Đoòng" không? Vì sao?

Tham khảo:

Hoàn toàn đồng ý với quan điểm đó. Vì tác giả đã thể hiện được cách nhìn nhận đúng với tình hình thực tế.

 

CH7: Đề tài của văn bản Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một có ý nghĩa như thế nào với ngành du lịch Quảng Bình nói riêng và Việt Nam nói chung? Từ đó, bạn có suy nghĩ gì về việc khai thác và bảo tồn các kì quan thiên nhiên?

Tham khảo:

Ý nghĩa: giới thiệu về hang Sơn Đoòng và các biện pháp bảo vệ, phát triển hang Sơn Đoòng 

Việc khai thác và bảo tồn các kì quan thiên nhiên có thể được thực hiện thông qua hoạt động du lịch, cho phép du khách không chỉ thấy mà còn hiểu về giá trị của các di sản văn hóa tại các địa điểm du lịch, cảm nhận nếp sống truyền thống của cộng đồng. Đồng thời có biện pháp bảo vệ và phục hồi có thể tránh gây nguy hiểm đến sự tồn tại của các di sản văn hóa. 

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngắn gọn ngữ văn 11 Chân trời bài Sơn Đoòng - Thế giới chỉ có một, Soạn ngắn ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo bài Sơn Đoòng - Thế giới chỉ có một

Bình luận

Giải bài tập những môn khác