Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Chân trời bài 8:Thời gian (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 8 Thời gian (P2)- sách Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Thời gian là?

  • A. Khi Văn Cao vừa gia nhập Việt Minh
  • B. Khi tuổi đã xế chiều, lúc này Văn Cao đã để lại phía sau cuộc đời mình với biết bao trải nghiệm vui buồn
  • C. Khi Tiến quân ca được chọn làm Quốc ca chính thức
  • D. Đáp án khác

Câu 2: Hình ảnh “khô những chiếc lá” và “rơi những kỉ niệm” gợi liên tưởng về điều gì?

  • A. Quy luật của thiên nhiên: có sinh sôi và có lụi tàn
  • B. Quy luật của đời người: theo thời gian, những kỉ niệm sẽ dần bị lãng quên
  • C. Mang thông điệp nhân văn của Văn Cao
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 3: Ai là người duyệt Tiến quân ca làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?

  • A. Lê Duẩn
  • B. Hồ Chí Minh
  • C. Võ Nguyên Giáp
  • D. Phạm Văn Đồng

Câu 4: Văn Cao được biết đến rộng rãi với vai trò là?

  • A. Nhà văn
  • B. Họa sĩ
  • C. Nhạc sĩ
  • D. Chiến sĩ

Câu 5: Hình ảnh “câu thơ còn xanh” và “bài hát còn xanh” gợi liên tưởng về điều gì?

  • A. Liên tưởng đến vẻ đẹp cuộc sống
  • B. Liên tưởng về sự trường tồn của những giá trị nghệ thuật theo thời gian
  • C. Liên tưởng đến giá trị của thời gian
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Từ “riêng” được lặp đi lặp lại nhằm khẳng định điều gì?

  • A. Nghệ thuật luôn vượt lên mọi quy luật tầm thường
  • B. Tình yêu mang sức mạnh trường tồn
  • C. Nghệ thuật và tình yêu luôn tồn tại vĩnh cửu
  • D. Đáp án khác

Câu 7: Hình ảnh “đôi mắt em như hai giếng nước” miêu tả ai?

  • A. Em gái tác giả
  • B. Người con gái mà tác giả yêu thương
  • C. Tất cả những người con gái xung quanh tác giả
  • D. Tác giả

Câu 8: Qua những hình ảnh tượng trưng, tác giả đem đến thông điệp rằng điều gì luôn trường tồn?

  • A. Tình yêu, cái đẹp
  • B. Thiên nhiên, thời gian
  • C. Cái đẹp, thời gian
  • D. Nghệ thuật, thời gian

Câu 9: Ý nào dưới đây đúng khi nói về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?

  • A. Nhịp điệu của câu thơ lạ thường và rất linh hoạt
  • B. Sử dụng biện pháp tương phản, đối lập
  • C. Sử dụng các phép tu từ
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 10: Bài thơ “Thời gian” của Văn Cao mang ý nghĩa gì?

  • A. Ý thức trân trọng hiện tại, trân trọng kí ức
  • B. Sự trường tồn bất diệt của cái đẹp, của tình yêu
  • C. Là lời tâm sự của một người đã trải qua bao thăng trầm cuộc sống
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 11: Ý nào sau đây đúng khi nói về tiểu sử của Văn Cao?

  • A. Quê hương của ông ở Hải Phòng
  • B. Ông xuất thân trong một gia đình viên chức
  • C. Ông bắt đầu sáng tác ca khúc đầu tay vào năm 16 tuổi
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 12: Thơ của Văn Cao mang âm điệu?

  • A. Mềm mại đắm đuối
  • B. Hào sảng
  • C. Sắc sảo
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 13: Sự trôi chảy của thời gian làm thay đổi, lãng quên những điều gì?

  • A. Làm khô những chiếc lá, làm lãng quên kỉ niệm
  • B. Làm cho người ta già đi
  • C. Làm cho những kỉ niệm đẹp bị phai mờ
  • D. Làm cho con người tiếc nuối về quá khứ

Câu 14: Hiệu quả của biện pháp ẩn dụ trong các diễn đạt: những câu thơ còn xanh, những bài hát còn xanh.

  • A. Khẳng định vẻ đẹp, sức sống vĩnh cửu của những câu thơ, những bài hát.
  • B. Thể hiện niềm tin của tác giả về sự trường tồn của những giá trị tinh thần của cuộc đời.
  • C. Làm cho câu thơ, hình ảnh thơ thêm sinh động, ấn tượng.
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 15: Từ “còn xanh” trong hai câu thơ 5 và 6 diễn tả điều gì ?

  • A. Sức sống mãnh liệt, vĩnh cửu của thời gian
  • B. Sự tồn tại mãi mãi với thời gian
  • C. Cuộc đời ngắn ngủi của con người
  • D. Tuổi trẻ, thanh xuân của con người

Câu 16: Em hiểu như thế nào về câu thơ cuối bài?

  • A. Kỉ niệm về tình bạn tươi đẹp thời thanh xuân của tác giả
  • B. Kỉ niệm về gia đình hạnh phúc sẽ luôn tồn tại trong tâm trí tác giả
  • C. Kỉ niệm về tình yêu luôn trong mát, ngọt lành và tồn tại mãi mãi bất chấp thì gian
  • D. Kỉ niệm về người em gái mình yêu thương nhất của tác giả sẽ luôn in đậm trong kí ức của tác giả

Câu 17: Điểm chung về hình thức của các câu thơ 4,5,6,7?

  • A. Đảo ngữ
  • B. Câu thơ vắt dòng
  • C. Liệt kê
  • D. Lặp cấu trúc

Câu 18: Nêu ý nghĩa tư tưởng của bài thơ ?

  • A. Thời gian xóa nhòa tất cả, thời gian tàn phá cuộc đời con người. Duy chỉ có văn học nghệ thuật và kỉ niệm về tình yêu là có sức sống lâu dài, không bị thời gian hủy hoại.
  • B. Thời gian xóa nhòa tất cả, thời gian tàn phá cuộc đời con người, không có gì là vĩnh cửu, là tồn tại mãi mãi
  • C. Khuyên người đọc phải biết trân trọng thời gian, trân trọng quá khứ
  • D. Khuyên người đọc phải biết yêu hết mình khi còn thanh xuân, còn tuổi trẻ

Câu 19: Xét theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, bài thơ là loại văn bản gì?

  • A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
  • B. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
  • C. Phong cách ngôn ngữ báo chí
  • D. Phong cách ngôn ngữ chính luận

Câu 20: Điều em học tập được qua bài thơ ?

  • A.  Không cần phải trân trọng thời gian, trân trọng quá khứ
  • B. Sống buông thả để bản thân trôi qua một cách lãng phí
  • C. Niềm tin tưởng và thái độ trân trọng đối với văn học nghệ thuật và tình yêu đôi lứa.
  • D. Thái độ coi thường, không trân trọng các tác phẩm văn học nghệ thuật

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác