5 phút soạn Văn 11 tập 1 cánh diều trang 67

5 phút soạn Văn 11 tập 1 cánh diều trang 67. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 3: TRUYỆN. VĂN BẢN: CHÍ PHÈO

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Nhà văn kể lại câu chuyện gì? Nêu bối cảnh và tóm tắt lại câu chuyện đó bằng một số sự kiện nổi bật.

Câu 2: Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Chỉ ra mối quan hệ giữa nhân vật chính và các nhân vật khác trong tác phẩm (có thể trình bày bằng một sơ đồ).

Câu 3: Những biện pháp nghệ thuật nổi bật nào được sử dụng trong truyện? Nhận biết và chỉ ra tác dụng của việc chuyển đổi điểm nhìn (nếu có).

Câu 4: Thông điệp mà truyện ngắn muốn gửi đến người đọc là gì?

Câu 5: Nội dung của tác phẩm khơi gợi ở em những suy nghĩ cảm xúc gì?

Câu 6: Tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nam Cao, bối cảnh ra đời của tác phẩm; lựa chọn và ghi chép một số thông tin giúp em đọc hiểu văn bản này.

ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Chí Phèo chửi những ai? Tiếng chửi cho thấy điều gì ở Chí?

Câu 2: Ngôn ngữ trong phần 1 là lời của ai?

Câu 3: Chú ý những chi tiết tả ngoại hình của Chí Phèo.

Câu 4: Trong phần 2, Chí Phèo đã có những hành động như thế nào?

Câu 5: Những lời nói, cử chỉ của nhân vật Bá Kiến góp phần thể hiện đặc điểm tích cách của nhân vật này như thế nào?

Câu 6: Chú ý những từ ngữ, chi tiết thể hiện tâm trạng và những thay đổi của Chí Phèo từ sau khi gặp Thị Nở.

Câu 7: Chú ý những đoạn độc thoại nội tâm của Chí Phèo

Câu 8: Chú ý những từ ngữ và câu văn diễn tả tâm trạng của Chí Phèo.

Câu 9: Vì sao có sự thay đổi trong suy nghĩ và tâm trạng của Chí Phèo?

Câu 10: Bà cô thị Nở có thái độ như thế nào?

Câu 11: Lưu ý thái độ và tâm trạng của Thị Nở.

Câu 12: Hình dung dáng điệu, ngôn ngữ và hành động của Chí ở phần 5.

Câu 13: Dự đoán: Chí Phèo sẽ làm gì?

Câu 14: Chú ý một số chi tiết đặc sắc trong phần kết thúc truyện.

SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Tóm tắt nội dung của từng phần đã được đánh số trong văn bản.

Câu 2: Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ của các nhân vật có ảnh hưởng đến số phận Chí Phèo.

Câu 3: Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở. Vì sao khi bị thị Nở từ chối, Chí Phèo lại xách dao đi giết bá Kiến và tự sát?

Câu 4: Theo em, nỗi khốn khổ, tủi nhục lớn nhất của Chí Phèo là gì? Vì sao? Qua nhân vật này, nhà văn thể hiện những tình cảm, tư tưởng nào?

Câu 5: Phân tích và làm sáng tỏ một số đặc sắc nghệ thuật của truyện Chí Phèo từ các phương diện: cách mở đầu truyện, không gian và thời gian, sử dụng chi tiết, ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi điểm nhìn,...

Câu 6: Theo em, truyện Chí Phèo có chủ đề phụ không? Nếu có, đó là chủ đề gì? Chủ đề phụ này có liên quan gì với chủ đề chính của tác phẩm?

Câu 7:  Từ truyện Chí Phèo, có thể nhận thấy những giá trị văn hóa và triết lí nhân sinh nào? Giá trị văn hóa và triết lí nhân sinh ấy có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống ngày nay?

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: 

  • Nhà văn kể câu chuyện về hoàn cảnh, số phận của người nông dân bị tha hóa trong giai đoạn thực dân nửa phong kiến.
  • Bối cảnh: làng quê, nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
  • Một số sự kiện nổi bật:

+ Chí Phèo là đứa trẻ bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ, được người làng nhặt về rồi truyền tay nhau nuôi lớn.

+ Chí Phèo lớn lên đi làm thuê cho nhà Bá Kiến, do ghen tuông ông đẩy Chí vào tù

+ Chí Phèo ra tù, biến thành một con người khác và bị Bá Kiến lợi dụng

+ Chí Phèo gặp Thị Nở được thị chăm sóc và dần cảm nhận được tình yêu muốn trở làm người lương thiện.

+ Thị Nở bị bà cô cấm cản

+ Chí Phèo tuyệt vọng cầm giao đi giết Bá Kiến

+ Chí Phèo chết, Thị Nở nhìn xuống bụng mình và nghĩ đến cái lò gạch bỏ hoang.

Câu 2: Truyện có những nhân vật: Chí Phèo, Thị Nở, Bá Kiến, bà cô chồng…

  • Nhân vật chính là Chí Phèo
  • Mối quan hệ giữa nhân vật chính và nhân vật khác:

+ Với Bá Kiến: Chí từng là người ở cho nhà lão Bá Kiến 

+ Với Thị Nở: Thị là người đã thức tỉnh lương tâm Chí, khơi dậy phần người và sự lương thiện bị chôn giấu bao lâu nay của Chí.

+ Với người dân làng Vũ Đại: Ai cũng muốn tránh xa Chí, coi hắn như không tồn tại.

Câu 3: Điển hình hóa nhân vật, trần thuật kể truyện linh hoạt, ngôn ngữ sinh động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng, mang hơi thở đời sống, giọng văn hóa đời sống.

- Điểm nhìn trần thuật trong truyện đa dạng và luôn vận động, tác dụng khiến lời văn biến hóa một cách sinh động.

Câu 4: Lên án tố cáo xã hội phong kiến đầy bất công, bọn cường hào, nhà tù thực dân đa đẩy con người vào đáy xã hội làm tha hóa họ. Đồng thời cũng là tiếng kêu cứu của những số phận bi kịch, khốn khổ, bị tước cả quyền lợi cơ bản nhất.

Câu 5: Đồng cảm, xót thương cho người dân lương thiện.

Câu 6: Tác giả Nam Cao

  • Con người, cuộc đời

+ Tên thật là Trần Hữu Tri quê ở Hà Nam

+ Sinh ra trong một gia đình nghèo đông con

+ Ông còn làm một nhà thơ, nhà báo, chiến sĩ, liệt sĩ.

  • Phong cách sáng tác

+ Đề cao quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh”, nghệ thuật phải vì con người.

+ Hướng ngòi bút đến những vấn đề nhỏ nhặt trong xã hội như miếng ăn, cái đói. Từ đó đem đến triết lí nhân sinh sâu sắc.

+ Nhân vật là người trí thức tiểu tư sản sống mòn mỏi, những người nông dân bị cái đòi, cái nghèo làm cho tha hóa.

  • Bối cảnh ra đời tác phẩm: 
  • Ban đầu truyện có tên là “Cái lò gạch cũ” khi in thành sách đầu tiên nhà xuất bản lại đổi thành “Đôi lứa xứng đôi”. 
  • Tận lúc in lại trong tập “Luống cày” tác giả Nam Cao mới đặt lên tên tác phẩm là “Chí Phèo”. 

ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Chí Phèo chửi đời, chửi mình, chửi cả làng Vũ Đại, chửi những người sinh ra hắn. Tiếng chửi cho thấy tình thế bi đát và bi kịch cuộc đời Chí Phèo.

Câu 2: Ngôn ngữ trong phần (1) là lời của người kể chuyện.

Câu 3: Trông đặc như thằng săng đá, đầu trọc, răng cạo trắng hớn, mặt thì đen, cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm, mặc quần nái đen với cái áo tây vàng, ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy.

Câu 4: 

+ Hắn ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều, say khướt rồi xách một vỏ chai đến cổng nhà bá Kiến để chửi.

+ Chí chửi bới, đập đầu rạch mặt ăn vạ, lăn lộn dưới đất.

+ Hắn rên rỉ, đòi liều phen sống chết, tính trả thù bố con bá Kiến.

+ Chí mắc mưu, trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến, con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

Câu 5: Bá Kiến là nhân vật có lòng dạ độc ác, nham hiểm, thối nát, bỉ ổi.

Câu 6: 

- Tâm trạng: bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say dài, lòng mơ hồ buồn, hắn nghe thấy những âm thanh thường ngày, nao nao buồn, ao ước có một gia đình nho nhỏ.

- Những thay đổi của Chí: Nhận biết được mọi âm thanh trong cuộc sống, nhận ra bi kịch trong cuộc đời của mình và sợ cô đơn, cô độc. Lúc này, Chí Phèo thèm lương thiện và muốn làm hòa với mọi người.

Câu 7: Chí ngẫm về cuộc đời mình: không vợ, không con, không nhà, không cửa, tương lai chỉ có sự đơn độc.

Câu 8: Những từ ngữ và câu văn diễn tả tâm trạng của Chí Phèo: hắn tự hỏi rồi tự trả lời, hắn nhớ đến “bà ba” rồi hắn thấy nhục, vì bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều.

Câu 9: Vì hắn muốn Thị về ở với hắn, muốn được làm người lương thiện,

Câu 10: Bà cô thị Nở có thái độ phản đối gay gắt.

Câu 11: Lộn ruột, tức, giận dữ nổi lên đùng đùng, chạy đến nhà Chí để chửi.

Câu 12: Vừa đi vừa chửi, dọa giết “nó”.

Câu 13: Dự đoán: Chí Phèo đến tìm Bá Kiến, giết Bá Kiến và tự sát.

Câu 14:

- Chi tiết kết thúc truyện: Hình ảnh cái lò gạch cũ hiện lên trong tâm trí Thị Nở.

- Kết thúc đầu cuối tương ứng có tính chất dự báo: những cảnh “quần ngư tranh thực”, tình trạng tha hóa lưu manh hóa sẽ còn tiếp diễn.

SAU KHI ĐỌC

Câu 1: 

+ Phần (1): Chí Phèo ra tù và tiếng chửi của Chí.

+ Phần (2): Chí Phèo tha hóa, làm tay sai cho Bá Kiến, trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

+ Phần (3): Chí thức tỉnh, khao khát hạnh phúc, khao khát trở thành người lương thiện.

+ Phần (4): Bi kịch của Chí Phèo.

+ Phần (5): Cái chết của Bá Kiến và Chí Phèo với hình ảnh Thị Nở bên cái lò gạch cũ.

Câu 2: 

Câu 3: 

*Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở:

- Trước hết là sự thức tỉnh: khi tỉnh rượu, hắn cảm nhận về không gian, cuộc sống xung quanh, tình trạng của mình… sau đó hắn tỉnh ngộ, cảm nhận được tình yêu thương, sự chăm sóc của Thị Nở.

- Sau đó là hắn hy vọng, ước mơ lương thiện trở về, đặt niềm hy vọng lớn ở Thị Nở. Hắn đã ngỏ lời với thị, trông đợi thị về xin phép bà cô.

- Tiếp đó là thất vọng và đau đớn: bà cô không cho Thị Nở lấy Chí Phèo và Thị Nở đã từ chối Chí nhưng hắn vẫn cố níu giữ. Đau đớn và căm hận, Chí quyết giết chết thị và bà cô thị.

- Cuối cùng là phẫn uất và tuyệt vọng: Chí về nhà uống rượu, ôm mặt khóc. Và rồi hắn xách dao đi đến nhà Bá Kiến, đòi lương thiện. Hắn đã giết Bá Kiến và tự sát.

* Vì Bá Kiến là nguyên nhân tha hóa của Chí Phèo

Câu 4: 

- Theo em, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người là nỗi khổ, tủi nhục lớn nhất của Chí Phèo. Vì chính bi kịch này đã khiến Chí mất đi tình yêu với Thị Nở, dẫn đến cái chết của Chí Phèo.

- Qua nhân vật này, Nam Cao bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc với những kiếp người bị đày đọa, bị cự tuyệt quyền làm người, cất lên tiếng kêu cứu thảm thiết và đầy phẫn uất cho họ, lên án gay gắt những thế lực tàn bạo đã gây nên tấn bi kịch đau thương cho người lao động, nâng niu những nét đẹp người nông dân.

Câu 5: 

- Cách mở đầu truyện: mở đầu mới mẻ, sáng tạo thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

- Không gian: vùng nông thôn, những căn nhà nơi thôn dã, những con đường làng. 

- Thời gian: thời gian hiện thực hàng ngày, thời gian hồi tưởng, thời gian tương lai, thời gian hiện tại, quá khứ, tương lai đan xen.

- Sử dụng các chi tiết độc đáo: chi tiết tiếng chửi, chi tiết bát cháo hành, chi tiết cái lò gạch cũ.

- Kết cấu đầu cuối tương ứng dự báo tương lai.

- Ngôn ngữ hiện thực tỉnh táo, khách quan, sắc lạnh lại, có sự đằm thắm, trữ tình như hòa quyện, xuyên thấm vào nhau.

- Giọng điệu trần thuật: thay đổi phù hợp với diễn biến tâm lý nhân vật.

Câu 6: 

- Theo em, truyện Chí Phèo có chủ đề phụ. Đó là: sức mạnh của tình yêu thương, 

- Chủ đề phụ cùng với chủ đề chính góp phần làm nổi bật nội dung tư tưởng của tác phẩm, thể hiện quan điểm của tác giả.

Câu 7: Tác giả đã miêu tả hiện tượng xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Ngày nay, triết lý ấy vẫn có giá trị để lên án những điều bất công, xấu xa trong cuộc sống


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 11 tập 1 cánh diều, soạn Văn 11 tập 1 cánh diều trang 67, soạn Văn 11 tập 1 CD trang 67

Bình luận

Giải bài tập những môn khác