Phân tích và làm sáng tỏ một số đặc sắc nghệ thuật của truyện Chí Phèo từ các phương diện: cách mở đầu truyện, không gian và thời gian, sử dụng chi tiết, ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi điểm nhìn,...

Văn mẫu 11 cánh diều đề bài: Phân tích và làm sáng tỏ một số đặc sắc nghệ thuật của truyện Chí Phèo từ các phương diện: cách mở đầu truyện, không gian và thời gian, sử dụng chi tiết, ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi điểm nhìn,...

Bài tham khảo 1:

Đặc sắc nghệ thuật của truyện Chí Phèo thể hiện trên các phương diện như điển hình hóa nhân vật: Chí Phèo, Bá Kiến là những điển hình đặc sắc trong tác phẩm. Vừa sinh động, độc đáo, không lặp lại, các nhân vật này mang sức khái quát cao cho mối xung đột diễn ra khốc liệt ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo. Hắn là điển hình sinh động cho những người nông dân cố cùng bị hủy hoại, tha hoá đến tận cùng bởi thế lực tàn bạo. Hay kết cấu vòng tròn, khép kín đã tạo nên chiều sâu cho truyện (Mở đầu truyện bằng hình ảnh Chí say rượu chửi bới om sòm, kết thúc bằng hình ảnh Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng mình và thoáng nghĩ đến một cái lò gạch xa xôi vắng người qua lại...). Kết cấu này cho thấy số phận bế tắc, quẩn quanh không lối thoát của kiếp người trong xã hội bóc lột. 

Bài tham khảo 2:

Tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao thành công khắc họa cuộc đời và chua xót của Chí Phèo điển hình cho số phận người nông dân bị chèn ép, chà đạp nhẫn tâm dưới xã hội phong kiến xưa. Mở đầu truyện với hình cảnh cái lò gạch bỏ hoang thì kết truyện cũng lại là hình ảnh đó. Đó là khi Chí Phèo tự sát, Thị Nở nhìn ngay xuống bunjgm ình và nghĩ ngay tới hình ảnh cái lò gạch, suy tư về cuộc đời mình liệu sẽ bắt đầu như thế nào. Ngôn ngữ trong tác phẩm đặc sắc với lời trần thuật đầy xáo trộn, lắp ghép nhưng hợp lí đến lạ thường, tạo nên sự kịch tính của cốt truyện. Tác giả thật tài tình khi đưa lời của nhân vật xen kẽ với lời người kể truyện: đoạn ể về tiếng chửi của Chí Phèo, những lời van xin khẩn cầu của Chí khi bị Thị nở từ chối, những câu oán trách của Chí khi hỏi Bá kiến đòi quyền lương thiện,… Bằng nghệ thuật trần thuật linh hoạt, hài hòa, từng câu văn như đi sâu vào nội tâm nhân vật, khiến chân dung nhân vật hiện ra hết sức chân thực, sống động và hấp dẫn.

Bài tham khảo 3:

Tài năng của nhà văn Nam Cao trong truyện ngắn được thể hiện rõ qua tác phẩm Chí Phèo. Cốt truyện được xây dựng bằng những nút thắt kịch tính, đưa người đọc đến một kết thúc hợp lí nhưng không kém phần bất ngờ. Sự linh hoạt và nhất quán trong nghệ thuật trần thuật của Nam Cao được thể hiện qua giọng điệu trần thuật hài hòa, kết hợp giữa lời đối thoại và lời độc thoại, gián tiếp và lời nửa tiếp.

Đọc câu chuyện, ta có thể cảm nhận được tác giả đang sống trong câu truyện, quan sát cả làng Vũ Đại và đưa người đọc vào sâu trong nội tâm nhân vật Chí Phèo. Từ đó, nhiều đoạn truyện được lồng ghép giữa ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ của nhân vật, tạo nên một giọng điệu trần thuật đặc biệt và góp phần tạo nên sự hiện đại hóa của thể loại truyện ngắn Việt Nam.

Chẳng hạn như đoạn tả tâm trạng Chí sau cuộc gặp với Thị Nở và khi bị từ chối, đoạn đối thoại giữa Chí và Bá Kiến, hay đoạn kể về tiếng chửi của Chí - tất cả đều tạo nên một bức tranh tâm lý phức tạp, đầy sắc thái và chân thực.

Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao không chỉ là một tác phẩm văn học nổi tiếng mà còn là một bản ghi chép đầy chân thực về cuộc sống và con người, đem lại cho người đọc nhiều cảm xúc và suy ngẫm.

Bài tham khảo 4: 

Qua Chí Phèo, Nam Cao rất thành công trong việc tổ chức tác phẩm. Nhà văn tạo nên một cốt truyện có tính kịch tính cai: Cốt truyện đc dẫn dắt bằng các nút thắt kịch tính để dẫn tới một kết thúc hợp lí mà về hình thức tưởng chừng đó là 1 kết thúc ngẫu nhiên. Cốt truyện của Nam Cao được đặt trong khung thời gian hiện tại trong đó có sự đảo chiều, có quay ngược thời gian kể. Phần mở đầu và kết thúc thuộc thời gian hiện tại, tức là gắn với những gì đang diễn ra trước mắt người kể chuyện, tương ứng với những gì người kể chuyện đang quan sát được. Phần giữa có sự đảo chiều thời gian, nhân vật người kể chuyện đảo ngược về quá khứ đẻ chỉ ra gốc gác của Chí Phèo rồi quay lại kể theo trình tự qúa khứ-hiện tại để nối liền mạch kể. Sự thay đổi thời gian kể gắn liền với thay đôi điểm nhìn trần thuật, tạo nên tiếng nói đa âm trong câu chuyện, cụ thể là câu chuyện về cuộc đời chí Phèo không chỉ được tái hiện đơn giản qua cách kể, lời kể của nhân vật người kể chuyện mà còn qua điểm nhìn của chính Chí Phèo, Thị Nở, Bá Kiến,.... các điểm nhìn này tạo sự đa dạng trong nghệ thuật trần thuật, tạo ra sự phối âm, hoà điệu trong tác phẩm. 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngữ văn 11 Cánh diều bài 3 Chí Phèo, soạn văn mẫu 11 sách CD bài 3 Chí Phèo, văn mẫu 11 Cánh diều bài Phân tích và làm sáng tỏ một số đặc sắc nghệ thuật của truyện Chí Phèo từ các phương diện: cách mở đầu truyện, không gian và thời gian, sử dụng chi tiết, ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi điểm nhìn,...

Bình luận

Giải bài tập những môn khác