Một bạn nước ngoài muốn tìm hiểu về con người Việt Nam, em hãy viết bài thuyết minh giới thiệu một số phẩm chất của con người Việt Nam.

Văn mẫu 11 cánh diều đề bài: Một bạn nước ngoài muốn tìm hiểu về con người Việt Nam, em hãy viết bài thuyết minh giới thiệu một số phẩm chất của con người Việt Nam.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Bài tham khảo 1:

Tự bao giờ, hình ảnh về con người Việt Nam luôn được bạn bè quốc tế ngợi ca và bảy tỏ lòng tự hào, yêu mến chân thành, sâu sắc. Hẳn có lẽ đó là do con người Việt Nam luôn mang trong mình những đẹp và phẩm chất cao quý.

Trong thời chiến, nhân dân Việt Nam đã hiện lên như những người anh hùng hiên ngang, dũng cảm. Hơn hết, trong họ còn sục sôi ý chí chiến đấu kiên cường. Có lẽ bởi vậy mà bất kì thế lực thù địch nào đến xâm chiếm đều bị dân tộc Việt Nam đánh bại. Trong thời bình, đặc biệt là trong công cuộc chống dịch covid 19 hiện nay, con người Việt Nam hiện lên mới đẹp và đáng tự hào làm sao! Trước sự lây lan nhanh chóng của virus corona, họ chẳng màng hiểm nguy, sợ hãi mà cùng nhau kết nối, gắn chặt sợi chỉ đỏ xuyên suốt mang tên "yêu nước" để xây dựng nên bức tường thành kiên cố ngăn chặn sự xâm nhập của dịch bệnh truyền nhiễm. Chưa dừng lại ở đó, trong họ còn sáng lên những phẩm chất cao đẹp như giàu lòng tình thương, nhân hậu. Bởi vậy mà trong cuộc chiến covid 19, họ cứu chữa tất cả mọi người, dân tộc trên thế giới mà không hề có sự phân biệt nào.

Về tôn giáo tín ngưỡng, dân tộc Việt Nam thể hiện rõ sự hòa nhập qua tín ngưỡng đa thần. Trước hết người Việt có đạo thờ cúng tổ tiên, xuất phát từ việc ghi nhớ ơn đức của thế hệ trước. Người Việt cũng thờ rất nhiều vị thần, thần của người Việt không ở cao xa mà "sống" bên cạnh con người và luôn hỗ trợ con người. Người Việt Nam không cuồng tín tôn giáo. Các thứ lớp tôn giáo và tín ngưỡng, gia đình, dòng họ, làng xã và quốc gia hòa hợp nhau, bổ sung cho nhau. Sự hỗn hợp này là đặc điểm rất lớn thể hiện sự hòa nhập tôn giáo và tính hiện thực của tín ngưỡng tôn giáo người Việt xưa và nay. Sự hòa nhập trong việc tiếp thu các hệ tư tưởng và tôn giáo cũng cho thấy tư duy trung hòa, mở rộng và linh hoạt của người Việt. 

Qua đây, chúng ta nhận thấy con người Việt Nam đẹp biết bao! Là một công dân Việt, em luôn rèn luyện và phát huy giá trị truyền thống của dân tộc. Hơn hết, em sẽ cố gắng chung tay xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Bài tham khảo 2:

Con người Việt Nam ta luôn được bạn bè khắp năm châu yêu quý, tôn trọng bởi sự mến khách, thân thiện vốn có. Có thể thấy, người Việt Nam ta mang nhiều vẻ đẹp vô cùng ấn tượng. Con người Việt Nam từ xưa đến nay luôn rèn luyên bản thân, hoàn thiện mình bằng những phẩm chất tốt đẹp nhất. Những vẻ đẹp, phẩm chất nổi bật của chúng ta phải kể đến như: dũng cảm, kiên cường, cần cù, chăm chỉ,…Bên cạnh việc trau dồi, rèn luyện phẩm chất, chúng ta cũng ngày càng biết chăm sóc bản thân, không chỉ đẹp nết mà đẹp cả về ngoại hình. Đó là những điểm tiến bộ đáng ghi nhận và lan tỏa hơn. Nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn bên trong giúp con người ta được mọi người yêu quý, tin tưởng cũng như là động lực quan trọng góp phần giúp ta cố gắng thực hiện những mục tiêu trong cuộc sống và đạt được những điều chúng ta mong muốn. Việc chăm sóc ngoại hình bản thân giúp chúng ta thêm xinh đẹp hơn, tự tin hơn và khiến cho cuộc sống thêm nhiều màu sắc hơn. Thật tuyệt vời nếu chúng ta có một tâm hồn cao cả, một trí khôn tuyệt vời và một ngoại hình sáng sủa. Là một học sinh, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần có ý thức trau dồi bản thân, nỗ lực học tập, tích lũy kiến thức, sống có ước mơ, chan hòa với mọi người và hãy luôn cố gắng hoàn thiện bản thân mình theo chiều hướng tích cực nhất có thể để không chỉ khiến mình vui vẻ mà còn có thể sánh với bạn bè quốc tế. Mỗi cá nhân nói riêng và con người Việt Nam nói chung đều mang những vẻ đẹp quý giá, chính vì thế, chúng ta hãy giữ riêng những giá trị cốt lõi của mình và hoàn thiện, huớng đến những điều tốt đẹp nhất.

Bài tham khảo 3:

Trải qua hàng nghìn năm, nền nông nghiệp lúa nước, lối sống quần cư và công cuộc dựng nước và giữ nước đầy gian khổ đã tạo nên một nền văn hóa Việt Nam giàu bản sắc và tính cách đặc trưng của con người Việt Nam là cần cù, chịu khó, giàu lòng yêu nước, đoàn kết, bao dung, rộng mở và dễ hòa nhập.

Lòng yêu nước là tình cảm sâu nặng trong lòng toàn dân Việt Nam. Qua mỗi cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam ngày càng được củng cố. Trong hầu hết các cuộc kháng chiến, nhân dân Việt Nam đều ở thế lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều, và trong điều kiện này tinh thần yêu nước luôn là nhân tố quyết định tạo nên sức mạnh phi thường của dân tộc. Yêu nước đã trở thành quy phạm đạo đức cao nhất và cũng là chuẩn mực giá trị cao nhất của con người Việt Nam. Lòng yêu nước của Việt Nam như một chủ nghĩa chỉ dẫn cách ứng xử xã hội nhưng không bao giờ tạo nên sự thù hằn dân tộc và cũng không có tư tưởng dân tộc hẹp hòi, thể hiện rõ nhất qua quan điểm kiên quyết chống lại kẻ thù xâm lược nhưng luôn giữ quan hệ hữu nghị đoàn kết với nhân dân các nước.

Nền văn minh lúa nước cũng tạo nên tinh thần cộng đồng - nét quan trọng trong ý thức và tâm lý người Việt Nam. Người Việt không chỉ có cộng đồng về huyết thống mà còn có cộng đồng dân cư xóm làng, cộng đồng nghề nghiệp, cộng đồng theo lứa tuổi. Những quan hệ cộng đồng nói trên cùng đồng thời tồn tại, không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau, cùng là chỗ dựa trong cuộc sống của từng cá nhân, từng gia đình Việt.

Có thể nói, cộng đồng là những điểm tựa của người Việt trong cuộc sống hàng ngày, trong hòa bình cũng như trong chiến tranh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sự thiếu hài hòa trong quan hệ giữa cộng đồng nhỏ với cộng đồng lớn có thể làm nảy sinh tính địa phương, cục bộ trong xã hội cũng như trong quản lý hành chính. Không chỉ có ý thức cộng đồng, người Việt Nam còn có ý thức về "bản ngã", coi trọng tài năng và nhân cách cá nhân. Trong xã hội Việt Nam hiện đại, vai trò của mỗi cá nhân đang ngày càng được khẳng định.

Về tôn giáo tín ngưỡng, dân tộc Việt Nam thể hiện rõ sự hòa nhập qua tín ngưỡng đa thần. Trước hết người Việt có đạo thờ cúng tổ tiên, xuất phát từ việc ghi nhớ ơn đức của thế hệ trước. Người Việt cũng thờ rất nhiều vị thần, thần của người Việt không ở cao xa mà "sống" bên cạnh con người và luôn hỗ trợ con người. Người Việt Nam không cuồng tín tôn giáo. Các thứ lớp tôn giáo và tín ngưỡng, gia đình, dòng họ, làng xã và quốc gia hòa hợp nhau, bổ sung cho nhau. Sự hỗn hợp này là đặc điểm rất lớn thể hiện sự hòa nhập tôn giáo và tính hiện thực của tín ngưỡng tôn giáo người Việt xưa và nay. Sự hòa nhập trong việc tiếp thu các hệ tư tưởng và tôn giáo cũng cho thấy tư duy trung hòa, mở rộng và linh hoạt của người Việt.

Thường xuyên phải đối mặt với những thử thách của thiên nhiên, người Việt luôn mong muốn một cuộc sống ổn định, hòa nhập vào thiên nhiên và xã hội. Dân tộc Việt Nam luôn sẵn sàng chấp nhận thử thách nhưng không muốn tạo ra sự thử thách và không thích mạo hiểm. Do những hạn chế của điều kiện lịch sử và xã hội, tâm lý bình quân đã trở thành phổ biến trong cộng đồng người Việt.

Phương pháp tư duy của người Việt Nam là cởi mở, dễ dàng chấp nhận các yếu tố bên ngoài phù hợp với mình. Người Việt ham học hỏi và cũng coi trọng học thức. Nhìn chung, chính kiểu tín ngưỡng đa thần, không cuồng tín mà lại dung hợp và hiện thực, cũng với sự ham học hỏi đã tạo nên tư duy của người Việt Nam rộng mở, và dễ hoà nhập với thế giới bên ngoài.

Trải qua thời gian, những tính cách tốt đẹp trên của người Việt Nam vẫn luôn được kế thừa, phát huy, nâng cao và phát triển, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội và trào lưu tiến hóa của nhân loại.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngữ văn 11 Cánh diều bài Viết bài thuyết minh tổng hợp, soạn văn mẫu 11 sách CD bài Viết bài thuyết minh tổng hợp, văn mẫu 11 Cánh diều bài Một bạn nước ngoài muốn tìm hiểu về con người Việt Nam, em hãy viết bài thuyết minh giới thiệu một số phẩm chất của con người Việt Nam.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác